您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận chứng chỉ giá trị toàn cầu, học viên Apollo English giành ưu thế lớn
NEWS2025-02-25 17:15:00【Bóng đá】8人已围观
简介Chứng chỉ Cambridge được công nhận bởi hơn 20.000 trường đại học,ậnchứngchỉgiátrịtoàncầuhọcviênApolltối nay ăn gìtối nay ăn gì、、
Chứng chỉ Cambridge được công nhận bởi hơn 20.000 trường đại học,ậnchứngchỉgiátrịtoàncầuhọcviênApolloEnglishgiànhưuthếlớtối nay ăn gì các doanh nghiệp và chính phủ trên toàn thế giới. Vì thế, Cambridge được ví như chìa khóa mở ra cánh cửa hội nhập với nền giáo dục toàn cầu, nâng cao cơ hội cho học viên khi lựa chọn môi trường học tập và làm việc quốc tế.
Apollo English cam kết điểm số tối thiểu 12 trên 15 khiên (có điều kiện đi kèm) khi học viên tham gia Kỳ thi năng lực tiếng Anh Cambridge dành cho thiếu nhi (YLE). Đây là chương trình đảm bảo đầu ra mà Apollo một lần nữa tự hào về chất lượng giảng dạy của mình.
![]() |
Đỗ Thị Hoài Ngọc - Á Quân The Voice Kids 2017, đồng thời là thí sinh đạt giải đặc biệt cuộc thi Apollo’s Got Talent 2019 với bài hát Symphony cùng đội nhảy phụ họa - tiết mục mở đầu đầy ấn tượng cho buổi Lễ Vinh danh học viên Apollo English đạt chứng chỉ Cambridge năm 2019.
![]() |
Kết quả thi Cambridge của học viên Apollo luôn vượt trội so với mặt bằng chung Việt Nam. Ví dụ như năm 2018 và 2019, nếu như mặt bằng chung học sinh Việt Nam đạt điểm tuyệt đối trong kì thi Cambridge phần nghe, nói, đọc và viết là 38%, thì con số này tại Apollo là 57%. Đặc biệt với kĩ năng nghe và nói, số lượng học sinh Apollo đạt điểm tuyệt đối là 59%, so với mặt bằng chung 35%.
![]() |
Ông Ray Gordon, hiệu trưởng trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) gửi lời chúc mừng tới các học viên Apollo English và trao tặng học bổng 50% cho Trần Khánh Vân, học viên đạt điểm thi FCE cao nhất 180/190.
![]() |
Cùng với Trần Khánh Vân, học viên Starters, Movers, Flyers, KET, PET và FCE đã sẵn sàng chinh phục ước mơ bằng nền tảng Anh ngữ vững chắc của mình.
Được công nhận trên toàn thế giới và có giá trị vĩnh viễn, chứng chỉ Cambridge giúp các em có thể hội nhập toàn cầu nhờ khả năng tiếng Anh vượt trội.
![]() |
Tiết mục nhảy đến từ BUV dance club |
Kỳ thi lấy chứng chỉ Cambridge được ví như một kỳ thi 'không áp lực' bởi các bài luyện và thi có thiết kế dựa trên tâm lý trẻ. Mục tiêu của kỳ thi Cambridge tạo cho trẻ những trải nghiệm thú vị, khám phá bản thân và trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết cho tương lai hội nhập.
Phụ huynh quan tâm đến kỳ thi vui lòng truy cập: https://apollo.edu.vn/, hotline: 1800.6655 hoặc liên hệ nhân viên trung tâm gần nhất để biết thêm chi tiết.
Doãn Phong
很赞哦!(48)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Brest, 23h15 ngày 23/2: Bệ phóng sân nhà
- 'Mục sở thị' quy trình biến mo cau thành hộp xốp đựng đồ ăn
- Hương Tràm khiến khán giả bất ngờ khi tham gia Concert ‘Ca sĩ mặt nạ’
- Nam sinh Hà Nội tử vong khi đi ngoại khóa ở Hòa Bình: Sở GD
- Nhận định, soi kèo Deportes Tolima vs America Cali, 08h20 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
- Sao nữ bị người yêu cũ bạo hành, đổ mỳ nóng lên đầu trước mặt gia đình
- Brad Pitt tặng quà bất ngờ cho bạn gái kém 27 tuổi
- Cậu bé đánh giày đỗ trường báo viết chuyện nhức nhối
- Nhận định, soi kèo U20 Iran vs U20 Nhật Bản, 15h15 ngày 23/2: Tạm biệt ‘tiểu Samurai’
- Trường ĐH Hoa Sen tổ chức đại hội cổ đông bất thường sau chuyển nhượng
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Torino vs AC Milan, 0h00 ngày 23/2
-Những điều chỉnh của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 vừa công bố ngày 4/12 được đánh giá là nỗ lực để ngăn chặn tiêu cực và hướng tới việc học thực chất hơn. Tuy nhiên, đây đã là giải pháp căn cơ hay chỉ là xử lý tình thế thì vẫn còn tiếp tục xem xét.
Cần "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa"
Ông Phùng Quán, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM nhìn nhận việc không sử dụng giáo viên địa phương nơi tổ chức thi để chấm thi, mã hóa bài thi hay việc lắp camera tại các phòng chấm thi, nâng cấp phần mềm chấm thi trắc nghiệm... sẽ hạn chế được gian lận thi cử ở địa phương.
Cơ quan công an đọc lệnh khởi tố gian lận thi cử ở Sơn La (Ảnh: Đoàn Bổng Tương tự TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho rằng việc giao trường đại học chủ trì là cần thiết trước những gian lận kinh hoàng đã xảy ra trong kỳ thi năm 2018. Để trường đại học không coi thi, chấm thi của địa phương sẽ loại bỏ tính "cát cứ", loại bỏ sự quen biết nhờ vả và can thiệp của địa phương.
Tuy vậy cũng cần hết sức lưu ý về việc lựa chọn trường đại học có đủ năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất và uy tín, tránh tình trạng "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa", vì thực tế những gian lận vừa qua cho thấy liên đới cả nhân sự của trường đại học, chẳng hạn như như thanh tra chấm thi.
Đi sâu vào góp ý triển khai cho giải pháp "trường đại hoc chủ trì việc thi cử", ông Phạm Thái Sơn, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thưc phẩm TP.HCM đề xuất: Khi tổ chức in sao đề thi, nên bố trí thành các điểm in sao tập trung như những năm còn thi "3 chung". Cụ thể, các trường đại học chủ trì cụm thi chỉ cần nhận bàn giao túi bài thi, bảo mật và bàn giao về các điểm thi. Các điểm thi tại các tỉnh có thể bố trí tập trung theo cụm tương ứng với các huyện, tùy điều kiện thực tế sẽ sắp xếp để có sự trộn danh sách thí sinh, tránh việc các em thi tại chỗ.
Ông Sơn nói rằng việc chấm trắc nghiệm nên tập trung lại thành các điểm lớn và Bộ sẽ chủ trì như những năm còn thi "3 chung". Khi chấm trắc nghiệm, ngoài việc tăng cường công tác bảo mật thông qua biện pháp kỹ thuật thì việc chấm tập trung, điểm chấm gửi trực tiếp dữ liệu về Bộ để tổng hợp và trả kết quả về các Sở để tổng hợp là biện pháp an toàn khi bảo mật dữ liệu. Còn chấm bài tự luận thì khâu làm phách và bảo mật phách là quan trọng. Để các trường đại học chủ trì vấn đề này sẽ giải quyết được khả năng tiêu cực.
Đại diện từ phía địa phương, giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định Cao Xuân Hùng cho hay ông đồng ý với những cải tiến trên cơ sở kế thừa những mặt tích cực của kỳ thi.
Là người quản lý trực tiếp tại địa phương, theo ông Hùng, còn 2 khâu cũng rất cần quan tâm đặc biệt:
“Thứ nhất là khâu in sao đề thi. Khâu này được làm tại các địa phương và phạm vi khá rộng, trong khi các phương tiện truyền hình ảnh và dữ liệu rất tinh vi như hiện nay, nếu có người cố tình sai phạm chụp đề thi gửi ra ngoài thì rất khó phát hiện và hậu quả khôn lường. Thứ hai là khâu làm phách của bài tự luận cũng rất dễ bị lợi dụng. Đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục nghiên cứu giải pháp quản lý chặt chẽ hơn”.
Thay đổi trọng số điểm xét tốt nghiệp: Thúc đẩy học thực hay học nặng?
Theo công bố của Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ có thay đổi là tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Cụ thể, điểm xét tốt nghiệp THPT gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT + 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh + điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
TS Tô Văn Phương nói rằng đáng lẽ nên thực hiện từ lâu để khắc phục cách nhìn nhận "liệu có cần thiết duy trì một kỳ thi khi tỷ lệ tốt nghiệp đến 98-99%".
Theo ông Phương, việc chia tỷ lệ cách tính điểm tốt nghiệp THPT cũng giống như ở giáo dục đại học hiện nay. Để đánh giá mỗi học phần, giảng viên thường có 2 cột điểm chính là điểm đánh giá quá trình học tập của sinh viên trong suốt học kỳ và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần có trọng số lớn nhất, thông thường từ 60 - 80%.
Còn theo ông Phùng Quán do đề thi nằm trong chương trình THPT và chủ yếu là chương trình lớp 12, đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp THPT, nên việc tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT ít nhiều sẽ gây xáo trộn trong tâm lý của học sinh. Tuy nhiên, do công bố này mới chỉ là dự kiến của Bộ GD-ĐT, vì thế nên cần chờ đề thi minh hoạ cũng như quy chế thi THPT quốc gia 2019 để đánh giá kỹ lưỡng hơn.
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Trường THPT Lê Qúy Đôn, TP.HCM, cho rằng việc thay đổi cách tính điểm tốt nghiệp THPT với tỷ lệ 70% điểm thi; 30% học bạ lớp 12 có thể gây sốc cho học sinh, tuy nhiên về lâu dài đây là hướng tránh được tình trạng nâng điểm cục bộ trong trường phổ thông.
Vấn đề mà thầy trò phổ thông quan tâm hơn cả là chất lượng của đề thi.
Thầy giáo Phạm Thành Công (Trường THPT Chuyên Sư phạm thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) phân tích: Theo lộ trình Bộ đã công bố, năm 2018 nội dung kiến thức nằm trong chương trình lớp 11 và 12. Tuy nhiên, khi xem xét kĩ nội dung của đề thi THPT quốc gia 2018 thì chỉ có nội dung học kỳ 1 của năm học lớp 11 ở tất cả các đề. Vì vậy, Bộ công bố nội dung thi “chủ yếu là chương trình lớp 12” cho năm 2019 là một thuật ngữ mơ hồ. Ngoài ra, học kì 1 sắp sửa kết thúc, Bộ nên công bố thời điểm có đề minh họa cho thầy trò ôn tập tốt hơn".
Việc tăng tỉ lệ (lên tới 70% thay vì 50%) điểm bài thi và bớt tỷ lệ điểm học bạ cũng thúc đẩy quá trình học tập của học sinh tại trường để các em chuẩn bị ôn tập từ sớm, tránh tình trạng bị điểm liệt khi làm bài thi thật”.
Phân tích sâu hơn, thầy Công cho rằng điều chỉnh này còn góp phần tác động tới phân luồng sau THCS: Để vượt qua điểm liệt của các môn, với thí sinh có chủ ý thi đại học thì không mấy khó khăn. Áp lực sẽ rơi vào các thí sinh không thi đại học, chỉ xét tốt nghiệp. Điều này cũng giúp để không phải ai cũng có thể tốt nghiệp THPT, phân luồng giáo dục nghề nghiệp từ sớm ngay từ lúc tốt nghiệp THCS.
Một giáo viên của Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (tỉnh Nam Định) cho hay những điểm mới mà Bộ công bố như giao trường ĐH chấm thi trắc nghiệm, tăng tỷ lệ 70% điểm thi THPT quốc gia để trong xét tốt nghiệp,... sẽ hạn chế những tiêu cực để việc học đi vào thực chất hơn.
“Có nghĩa là điểm bài thi giữ tỉ lệ cao hơn, quyết định quan trọng hơn đến việc đỗ tốt nghiệp. Như vậy hướng tới xét tốt nghiệp không phụ thuộc quá nhiều vào điểm học bạ, tránh được hiện tượng chạy hay xin điểm số”.
Tuy nhiên, cũng như thầy Công, giáo viên này cho rằng điều mà học sinh và giáo viên cũng cần thông tin nhưng Bộ lại không nói đến là về đề thi, giới hạn, ma trận, độ khó sẽ ra sao.
“Giáo viên và học sinh vẫn hoang mang về phạm vi ôn tập 3 khối quá rộng”.
Vẫn là giải pháp tình thế?
Thầy Du nói rằng công bố những thay đổi của kỳ thi THPT quốc gia 2019 là hơi muộn do đã cuối học kỳ I. Việc thay đổi hơi đột ngột này sẽ không công bằng cho thí sinh năm nay và năm trước. "Nếu có thay đổi Bộ nên công bố từ đầu năm học để học sinh và giáo viên có sự chuẩn bị"- thầy Du kiến nghị.
Ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT Tây Ninh, cho rằng những thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 mới chỉ dừng lại ở yếu tố kỹ thuật, tương đối chặt chẽ, đảm bảo được tính khách quan. Điểm hay nhất là không cho đại học đóng tại địa phương coi thi tại địa phương. Để hoàn thiện hơn, Bộ GD-ĐT cần công bố các giải pháp về con nguời như việc tập huấn cho lực lượng tham gia kỳ thi, giám sát kỳ thi, vấn đề đạo đức công vụ chọn người chính xác, có phẩm chất đạo đức năng lực, trách nhiệm.
Về việc tăng tỷ lệ điểm thi THPT trong xét tốt nghiệp, ông Tài cho rằng tỷ lệ điểm 70-30 là giải pháp tình thế, hợp lý trong giai đoạn hiện nay, nhưng về lâu dài phải xem lại vì trọng số 50-50 vẫn có cơ sở, đứng về khía cạnh đánh giá cả quá trình học tập.
Lê Huyền - Thanh Hùng
Thi THPT quốc gia 2019: Trường đại học chấm thi, đặt camera giám sát
Đề thi THPT quốc gia năm 2019 chủ yếu ở chương trình lớp 12, đặt camera giám sát và tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT là nội dung mà Bộ GD-ĐT thông tin kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
">Điều chỉnh thi THPT quốc gia 2019: Nỗ lực giảm tiêu cực, tăng học thực
Bữa ăn của trẻ luôn được phục vụ với tiêu chí tươi, nóng sốt và không dùng thực phẩm chế biến sẵn.
VietNamNet TV
">Bữa trưa tại trường mẫu giáo Singapore được chuẩn bị thế nào?
- Có một câu nói vui mà các nam sinh hay truyền tai nhau và cũng được truyền qua biết bao thế hệ, đó là : gái năm nhất đắt giá, năm hai hạ giá, năm ba phá giá, năm tư mất giá… Nói ra điều đó không phải để “mạt sát” chị em, nhưng quả thực thừa nhận, các nữ sinh năm nhất nhận được khá nhiều ưu ái của cánh mày râu. Tại sao vậy?
Từ vẻ đẹp chân thực, hoang sơ…
Tuấn, sinh viên ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội sau nhiều lần bị “say nắng” đã phải thốt lên: “Mình thực sự bị vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc của các em sinh viên năm nhất hút hồn”.
Sở hữu một vẻ đẹp trai, cao ráo và tài ăn nói có duyên, chàng được rất nhiều em “chân dài”, “mặt hoa da phấn” theo đuổi gắt gao. Nhưng không hiểu duyên nợ thế nào, chàng lại “kết” một em năm nhất nho nhỏ người, xinh xắn, đặc biệt là có nụ cười “duyên hết chỗ chê”.
">Nữ sinh năm nhất luôn tạo ra sự khác biệt, nguồn ảnh:nhansuvietnam.vn Nữ sinh nào dễ sa “lưới tình” nhất?
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Genoa, 02h45 ngày 23/2: Bắt nạt con mồi quen
Đại tá Nguyễn Văn Sơn trở về an toàn trong vòng tay đồng đội vào đêm 6/11.
Trước đó, sáng 6/11, Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức ban bay huấn luyện ngày tại sân bay Phù Cát, với máy bay Yak-130 (số hiệu 210D).
Máy bay bay bài 208, bay đường dài - không vực - xuyên mây trong điều kiện khí tượng phức tạp, do Đại tá Nguyễn Văn Sơn bay buồng trước và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân bay buồng sau.
Máy bay cất cánh lúc 9h55, đến 10h38 khi kết thúc bài bay về hạ cánh, phi công báo cáo tình trạng máy bay thả càng không ra, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý tình huống thả càng khẩn cấp nhưng vẫn không được.
Phi công báo cáo chỉ huy bay và được phép nhảy dù. Hai phi công đã nhảy dù lúc 10h51 tại khu vực Trường bắn TB2 (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
Lực lượng chức năng sau đó đã tìm thấy hai phi công vào tối 6/11, sau 10 tiếng xảy ra sự cố.
Theo thông tin từ Bộ Quốc Phòng, phi công đã bay vòng ba lần tìm mọi cách để xử lý sự cố nhưng cạn nhiêu liệu, phải để máy bay rơi tự do xuống khu rừng để đảm bảo an toàn. Hai phi công được chỉ lệnh nhảy dù khi máy bay cách mặt đất 600m.
Anh Văn">Tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định
- "Những chuyến đi như thế này không chỉ cho mình cơ hội khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, vui chơi thư giãn. Mình còn học được cách sống vì cộng đồng, sẻ chia với những người kém may mắn mới thấy trân trọng những gì mình đang có" - Trang chia sẻ.
Trả tiền để làm tình nguyện
Khởi hành từ Hà Nội lúc 2 giờ sáng, vượt qua 350km đường đèo, Huyền Trang (ĐH Thương mại Hà Nội) đã đến được với mảnh đất Diên Lãm (huyện miền núi Quỳ Châu, Nghệ An) để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ và chơi đùa với các bé dân tộc nơi đây.
Chuyến đi đến Nghệ An của Trang nằm trong chương trình "Đến với các bé dân tộc trường mẫu giáo và tiểu học Diên Lãm, xã Diên Lãm, huyện miền núi Quỳ Châu, Nghệ An" của nhóm Chia sẻ tình thương hoạt động trên diễn đàn cùng tên. Mỗi người tham gia chuyến đi đóng góp 300.000 đồng chi phí đi lại và ăn uống. Ngoài cơ hội khám phá mảnh đất Diên Lãm và ngắm cảnh núi non hùng vĩ trên đường đi, Trang còn tham gia hoạt động trao quà và giao lưu với các em nhỏ.
Trang chia sẻ: "Chuyến đi Nghệ An trùng với dịp lớp mình tổ chức đi chơi Tam Đảo. Chi phí cho hai chuyến đi như nhau nhưng mình đã chọn Nghệ An vì chuyến đi có hoạt động trao quà và giao lưu với các em nhỏ. Mình nghĩ đi du lịch mà được tham gia các hoạt động có ích cho cộng đồng thì còn gì ý nghĩa bằng".
Hình thức đi du lịch kết hợp làm tình nguyện với tên gọi là "du lịch tình nguyện" đang ngày càng được giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên yêu thích. Nhiều người trẻ khi đi du lịch đã bắt đầu cân nhắc, lựa chọn những tour có kết hợp hoạt động tình nguyện để những ngày nghỉ có ý nghĩa hơn.
Chọn du lịch tình nguyện, các bạn trẻ phải tự bỏ tiền túi để trả các khoản chi phí như tiền vé xe, tiền thuê nhà và ăn uống, giống như đi du lịch bình thường. Nhưng thay vì chỉ ngắm cảnh, mua sắm và hưởng thụ, các bạn trẻ tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội như dọn vệ sinh môi trường, chăm sóc người già, dạy học cho trẻ em nghèo,...
Đoàn Văn Thịnh (Khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Ngoại thương Hà Nội) đã tổ chức thành công nhiều tour du lịch tình nguyện cho các bạn sinh viên trong và ngoài trường. Thịnh chia sẻ: "Mình là sinh viên nên mình hiểu sinh viên rất thích đi du lịch. Sinh viên cũng là người hoạt động tình nguyện sôi nổi nhất. Vì thế mình đã nghĩ ra cách kết hợp du lịch với hoạt động tình nguyện. Vừa thoả mãn được nhu cầu du lịch của các bạn vừa đóng góp giá trị cho cộng đồng".
Sống không chỉ là hưởng thụ
Lợi ích của du lịch tình nguyện đối với cộng đồng khá thiết thực. Các hoạt động tình nguyện có thể thúc đẩy thực hiện các mục tiêu như xoá đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên,..."Mình thấy các khu du lịch thường xuyên vứt rác bừa bãi, nhiều địa điểm du lịch bị ô nhiễm nên mình đã nghĩ ra ý tưởng thực hiện tour du lịch dọn rác ở Hạ Long. Việc làm của chúng mình rất nhỏ, một nhóm người không thể dọn sạch banh bãi biển Hạ Long được nhưng người nước ngoài, cộng đồng du khách nhìn vào sẽ thấy một cái gì đó khác đi, dần dần ý thức sẽ thay đổi", Thịnh chia sẻ về tour du lịch của mình.
Với suy nghĩ "Ở đâu cũng có hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ, ở đâu cũng có việc khó để sinh viên làm", các tour du lịch của Thịnh đều kết hợp với hoạt động xã hội như dọn rác bảo vệ môi trường, quyên góp sách vở cho trẻ em nghèo. Thịnh tâm niệm "làm gì cũng phải nghĩ đến lợi ích của cộng đồng, phải đem lại lợi ích cho cộng đồng thì mình mới làm. Sống không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết sẻ chia".
Còn chuyến đi Nghệ An của Trang, mục đích chính của nhóm Chia sẻ tình thương là làm tình nguyện, trao quà và giao lưu với các em nhỏ. Nhưng nhìn từ góc độ của Trang, đó là một cách đi du lịch đem lại lợi ích cho cộng đồng. Trang bộc bạch: "Đi và về trong ngày khá mệt nhưng rất vui. Những chuyến đi như thế này không chỉ cho mình cơ hội khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, vui chơi thư giãn. Mình còn học được cách sống vì cộng đồng, sẻ chia với những người kém may mắn mới thấy trân trọng những gì mình đang có".
Nhiều người trẻ sau khi trải qua các chuyến du lịch tình nguyện mong muốn sẽ được tham gia thường xuyên và lâu dài. Có người trở về càng tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện ở trường, lớp. Hơn thế nữa, các bạn trẻ còn nhận ra cuộc sống của mình ý nghĩa hơn rất nhiều khi góp sức vào công tác xã hội.
">Nụ cười tươi của một em nhỏ xóm Thơm, xã Hương Sơn, Huyện Phú Bình, Thái Nguyên khi nhận được quà từ một đoàn du lịch tình nguyện của sinh viên (Ảnh La Hoàn) Kỳ lạ những bạn trẻ thích trả tiền để làm tình nguyện
Bộ đồng phục chưa đủ để bỏ đi khoảng cách giàu nghèo của học sinh. Ảnh minh họa: Hoàng Hà. Đồng phục không giúp xóa bỏ phân biệt giàu nghèo
Thế nhưng, tôi rất phản đối lý do học sinh mặc đồng phục phục nhằm mục đích phá được sự phân biệt giàu nghèo.
Trên thực tế, hàng năm đã có số lượng không nhỏ phụ huynh không đăng ký mua đồng phục mới. Những học sinh không có điều kiện mua đồng phục mới vẫn được tiếp tục mặc đồng phục cũ (áo trắng thì ngả màu, quần thì cộc).
Điều này tạo nên sự không đồng bộ, nhất là vào những năm nhà trường thay đổi đồng phục. Đó cũng là một ranh giới phân biệt những học sinh có hoàn cảnh khó khăn với học sinh có điều kiện khá hơn.
Hơn nữa, học sinh đến trường đâu chỉ có riêng mỗi đồng phục, các em còn có cả giày dép, balo, đồng hồ.
Mặc trên người bộ đồng phục nhưng có những học sinh đi giày hàng hiệu, ba lô "xịn xò" đến trường, thậm chí còn có cả lái xe riêng đưa đón.
Chằng nhẽ vì muốn không phân biệt giàu nghèo, nhà trường yêu cầu đồng phục kể cả ba lô, hay đồng hồ?
Tôi còn nhớ ngày con gái học lớp 7, cách đây chừng mấy năm, khi ấy việc kinh doanh của chồng tôi vô cùng khó khăn, đứng trên bờ vực phá sản.
Toàn bộ chi tiêu trong gia đình đặt lên đôi vai tôi. Cứ đầu năm tôi lại phải bỏ khoảng 1,5 triệu mua các thể loại đồng phục cho con, nào là áo ngắn, áo dài, quần áo thể dục, quần áo ngoại khóa... thậm chí trường con tôi còn bắt mua cả mũ.
Khó khăn nhưng năm nào tôi cũng cố mua đồng phục cho con vì sau một năm sử dụng thì áo trắng cũng ngả màu nước dưa, quần thì cũng sờn hết vải.
Tuy nhiên, sự cố gắng của tôi vẫn chưa đủ để xóa khoảng cách phân biệt giàu nghèo vì lớp con tôi đa số những học sinh có điều kiện. Con chỉ ước mơ có chiếc đồng hồ như của bạn ngồi cạnh. Chiếc đồng hồ đó trị giá 8 triệu, cao hơn cả tháng lương ngày ấy của tôi.
Tôi tá hỏa cố giải thích cho con hiểu, nhưng đứa bé lớp 7 căn bản chưa hiểu được những khó khăn mà gia đình đang trải qua. Thời gian sau, con lại giận dỗi tôi vì không chịu mua chiếc ba lô mà theo con là “thời thượng” giống nhóm bạn nó đang đeo. Nghe đâu chiếc ba lô cũng có giá tới 2-3 triệu đồng.
Cuối cùng, vì không chịu nổi, tôi động viên con chuyển về học ở "trường làng" cho yên ổn.
Tôi cho rằng điều quan trọng mà nhà trường cần chú trọng là dạy cho học sinh có ý chí trong học tập, không bị mê mẩn bởi những thứ vật chất phù phiếm, hào nhoáng bên ngoài, hơn là việc dùng đồng phục để không phân biệt giàu nghèo.
Khi học sinh có kiến thức, hình thành được năng lực nhận biết và chuyển thành hành động thì ba lô vài triệu chứ vài chục triệu của bạn cũng không khiến các con tự ti hay thua kém.
Ngược lai, các con còn thấy hãnh diện với bản thân vì mình luôn cố gắng và nỗ lực trong cả hành trình.
Thêm nữa, thay vì nghĩ ra các kiểu đồng phục và yêu cầu học sinh mua đến 6-7 món đồ cho đồng phục thì nhà trường nên chia sẻ khó khăn với phụ huynh vào đầu năm học mới khi còn nhiều khoản thu khác.
Đừng dùng lý do phá vỡ phân biệt giàu nghèo để bắt học sinh mua đồng phục. Bởi khi đó, bộ đồng phục lại trở thành gánh nặng của phụ huynh.
Phương Thảo
Đồng phục, tưởng chỉ là một câu chuyện nhỏ liên quan đến quần áo. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ quyền tự do biểu hiện bản sắc, phong cách, cá tính, tự do lựa chọn của từng em học sinh, và điều kiện hoàn cảnh từng gia đình thì đằng sau câu chuyện đồng phục có lẽ cũng có nhiều điều cần trao đổi, nhìn nhận lại.
Ban Giáo dục báo VietNamNet mở diễn đàn: "Học sinh có cần mặc đồng phục không?".
Mời bạn đọc gửi ý kiến về: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Đồng phục triệt tiêu sự sáng tạo của học sinh
Đồng phục có thể triệt tiêu sự sáng tạo, ảnh hưởng tới cảm xúc của học sinh khi tới trường.">Đồng phục không giúp học sinh nghèo bớt mặc cảm