您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Môn Tiếng Anh thi THPT quốc gia: Phổ điểm sẽ từ 5
NEWS2025-01-27 17:40:52【Thời sự】2人已围观
简介Các giáo viên phổ thông,ônTiếngAnhthiTHPTquốcgiaPhổđiểmsẽtừman utd đấu với leicester giảng viên đại man utd đấu với leicesterman utd đấu với leicester、、
Các giáo viên phổ thông,ônTiếngAnhthiTHPTquốcgiaPhổđiểmsẽtừman utd đấu với leicester giảng viên đại học đều cho rằng đề môn Tiếng Anh thi THPT quốc gia năm nay không quá khó đối với đa số thí sinh.
Theo ThS Phan Thị Điệu, giảng viên Trường ĐH Hà Nội, nhìn chung đề không quá khó đối với thí sinh, bám sát chương trình SGK và đặc biệt chủ đề bài đọc hiểu phù hợp, thân thuộc với thí sinh. Có 24 mã đề khác nhau nhưng độ khó - dễ tương đương, đảm bảo công bằng cho thí sinh. Đề kiểm tra được các mảng kiến thức chung về từ vựng - ngữ pháp, kỹ năng đọc hiểu... của thí sinh.
Thí sinh ra về sau buổi thi môn Tiếng Anh (Ảnh: Quốc Huy) |
"Các câu khó trong đề thi chủ yếu tập trung ở phần Đọc hiểu, như những câu hỏi về từ vựng và ý chính của bài đọc và phần đồng nghĩa trái nghĩa do có tỉ lệ câu khó cao (khó về nghĩa với những từ xa lạ hoặc các đáp án gây nhiễu do các đáp án dễ gây nhầm lẫn).
Phần trắc nghiệm từ vựng - ngữ pháp theo các mảng kiến thức truyền thống và chỉ khó ở các câu kiểm tra thành ngữ và ngữ động từ.
Phần đục lỗ chỉ ở mức độ trung bình. Phần Giao tiếp xã hội, Tìm lỗi, Trọng âm và Phát âm tương đối dễ ghi điểm đối với thí sinh.
Phần Viết lại câu và Nối câu thì ứng dụng được kiến thức về cấu trúc ngữ pháp trong chương trình học của các em nên không có khó khăn lớn" - cô Điệu nhận xét.
Vị giảng viên này cho rằng học sinh có thể đạt điểm từ 5 - 7 khá dễ dàng nếu nắm chắc kiến thức SGK. Tuy nhiên muốn đạt 8 - 10 các em cần chắc kiến thức ở những phần kiến thức đã nêu trên là khó của Từ vựng và Đọc hiểu. "Theo quan điểm của tôi, phổ điểm năm nay sẽ dao động từ 5 - 6 điểm".
Cô Đặng Thị Anh Phương, giáo viên dạy Tiếng Anh - Trường THPT Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cũng đánh giá đề thi Tiếng Anh năm nay phù hợp với năng lực học sinh lớp 12. Mức độ khó của 24 mã đề khá tương đương, không có sự chênh lệch nhiều. Đề thi có cấu trúc tương tự với với đề mẫu của Bộ GD-ĐT nên chắc các học sinh sẽ không xa lạ.
Ảnh: Quốc Huy |
Theo cô Anh Phương, đề thi bảo đảm kiểm tra được các phần đọc hiểu, ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm, chức năng ngôn ngữ. Các bài đọc hiểu đa dạng và có mức độ từ dễ đến khó. Cùng đó cũng đảm bảo tính phân loại học sinh khi có khoảng 30% là dành cho học sinh khá giỏi còn khoảng 70% trung bình đến trung bình khá. Chủ đề các bài đọc hiểu bám sát chủ đề các bài đọc trong sách giáo khoa, có tính cập nhật và đa dạng về nguồn.
Phần ngữ pháp và từ vựng đều nằm trong chương trình THPT. “Học sinh có thể thấy dễ thở với đề thi này và tôi dự đoán phổ điểm sẽ không quá thấp. Học sinh ôn tập cơ bản trong sách giáo khoa đầy đủ đã có thể có 5 -7 điểm. Tuy nhiên để đạt điểm từ 8-10 không phải dễ. Các em sẽ gặp khó ở hai bài đọc hiểu phía sau. Cá nhân tôi thích các chủ đề bài đọc năm nay khi có nhiều mã đề bài đọc đề cập đến chủ đề thời sự như môi trường, văn hoá...”, cô Anh Phương chia sẻ.
Lê Văn - Thanh Hùng
很赞哦!(8)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Mallorca vs Real Betis, 20h00 ngày 25/1: Đối thủ kỵ giơ
- Lần hiếm hoi Tùng Dương song ca cùng Ngọc Anh 3A
- Dạy thêm, học thêm: Nghỉ cuối tuần là viển vông, phi lý với học sinh thời nay
- Cái bắt tay của MIFI với các “ông lớn” trong chuyển đổi số
- Nhận định, soi kèo Mallorca vs Real Betis, 20h00 ngày 25/1: Đối thủ kỵ giơ
- Mua máy tính bảng giá rẻ cho trẻ em tựu trường
- Sao Hàn 15/6: Kim Soo Hyun gây sốt với vẻ đẹp nam tính
- ĐH Y Hà Nội xét tuyển bổ sung từ 20,25 điểm
- Nhận định, soi kèo Ludogorets vs Midtjylland, 03h00 ngày 24/01: Thắng lợi đầu tiên
- Ngôi sao 'Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên': Bỏ Hollywood về sống trên núi
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Saint
- Chia sẻ với VietNamNet, diễn viên Tùng Dương xác nhận thông tin anh và người vợ thứ 3 đã ly hôn sau 13 năm gắn bó. "Tôi và vợ đã cố gắng mấy năm nay nhưng không thể cứu vãn, chia tay là cách tốt nhất cho cả hai.
Càng cố, chúng tôi càng cách xa nhau về quan điểm sống. Cô ấy cũng cố lắm nhưng chúng tôi đành buông", diễn viên Tùng Dương chia sẻ.
Diễn viên Tùng Dương bên trái trong một bộ phim. Sau ly hôn, Tùng Dương và vợ cũ thỏa thuận về trách nhiệm nuôi con. Con gái út 11 tuổi hiện sống với cha còn bé lớn 12 tuổi ở với mẹ. Nam diễn viên từng trải qua ba cuộc hôn nhân đổ vỡ và có 4 người con. Trong số đó, con gái Thiên Nga hiện theo nghiệp diễn viên giống cha.
Diễn viên Tùng Dương không phải gương mặt xa lạ với các khán giả yêu phim Việt. Anh từng để lại dấu ấn qua loạt vai phản diện trong các phim truyền hình như Chuyện phố phường, Hành trình bí ẩn, Lãnh địa đen, Đầm lầy bạc...
Những năm gần đây, Tùng Dương gần như không tham gia phim truyền hình, mà chuyển hướng sang viết kịch bản. Dự án gần nhất anh tham gia là vai trùm giang hồ trong Người phán xử.
Tình Lê
Diễn viên Tùng Dương sau ly hôn lần 3: ‘Con gái là động lực để tôi sống lạc quan hơn’
"Hàng ngày, niềm vui của tôi là được đón con đi học về, háo hức nghe con kể đủ thứ chuyện ở trường, ở lớp, nghe con tập đàn, cùng xem phim với con rồi hai bố con lên kế hoạch sắp xếp công việc gia đình".
">Diễn viên Tùng Dương ly hôn vợ thứ 3 kém 17 tuổi sau 2 năm gắn bó
Link đăng ký tham gia: https://event.cmctelecom.vn/aws-manufacturing
Hội thảo có sự tham gia của ông Cao Văn Tiến - chuyên gia tư vấn và kiến trúc của CMC Telecom với hơn 5 năm kinh nghiệm về vận hành và triển khai hệ thống on-premise và cloud AWS. Ông Tiến đã từng tư vấn, xây dựng quy trình chuyển đổi thành công cho nhiều dự án của các trường đại học, ngân hàng và tập đoàn lớn.
Đại diện của AWS có Bà Trần Hằng - Giám đốc quản lý khu vực của AWS Việt Nam. Bà Hằng đã có hơn 3 năm kinh nghiệm làm việc tại AWS với các tập đoàn hàng đầu thế giới, doanh nghiệp lớn của các phân khúc khách hàng khác nhau như sản xuất, bán lẻ, thương mại điện tử...
Chia sẻ tại hội thảo còn có ông Ngô Thanh Hải - Giám đốc kinh doanh của Apzon IRS, một trong những đối tác SAP Business One đầu tiên của SAP (từ 2007). Cho đến nay, APZON IRS Việt Nam đang tập trung vào sản phẩm và giải pháp dựa trên nền tảng SAP Business One, mang tới cho các khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Các chuyên gia cho rằng, ngày nay, các doanh nghiệp sản xuất phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giao hàng nhanh hơn và sản xuất cao. Tương lai của ngành công nghiệp sản xuất là sử dụng nền tảng công nghệ để duy trì kết nối an toàn hơn với người tiêu dùng và chuỗi cung ứng. Việc sử dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và chuyển dịch nó lên AWS Cloud là con đường tất yếu, giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tiết kiệm thời gian cũng như phản ứng nhanh với các cơ hội kinh doanh.
Tham gia hội thảo, các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các chuyên gia công nghệ có thể “bỏ túi” cho mình bí kíp áp dụng đám mây AWS để chuyển đổi thành những doanh nghiệp sản xuất thông minh, vận hành SAP tại các máy chủ trên Cloud được tối ưu hóa cho các hệ thống ERP khổng lồ và tận dụng được hiệu suất tốt hơn từ phần mềm.
CMC Telecom hiện là Advanced Tier Services - đối tác chiến lược cấp cao của AWS tại thị trường Việt Nam. CMC Telecom được AWS công nhận năng lực cung cấp giải pháp AWS hàng đầu với các chứng chỉ năng lực như Direct Connect Partner, Well-Architected Partner, Immersion Day Partner, Solution Provider... Với đội ngũ chuyên gia Cloud sở hữu đầy đủ các chứng chỉ AWS Professional cùng lợi thế là nhà cung cấp hạ tầng viễn thông với hạ tầng kết nối và Data Center trung lập, CMC Telecom có thể triển khai cho các khách hàng lớn có nhu cầu sử dụng băng thông quốc tế lên tới 10 Gbps.
Thúy Ngà
">Bàn cách sử dụng Cloud cho sản xuất thông minh, hoạch định nguồn lực DN
- Những năm gần đây, các cuộc tranh luận trên mạng Internet của người Việt trở nên sôi nổi khác thường. Dường như sự sôi nổi của các cuộc tranh luận ấy với sự tham gia đông đảo của nhiều người thuộc nhiều nhóm tuổi, nghề nghiệp có gì đó rất khác với cuộc sống phẳng lặng nặng chuyện áo cơm thường ngày. Cuộc tranh luận sổi nổi xung quanh ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang về việc đưa chữ Hán-Nôm vào dạy trong trường phổ thông là một cuộc tranh luận như thế.
Một cuộc tranh luận sôi nổi
Có lẽ bản thân PGS.TS Đoàn Lê Giang và cả những nhà chuyên môn khác tham gia hội thảo cũng không ngờ rằng ý kiến về chuyện đưa chữ Hán-Nôm vào giảng dạy trong trường phổ thông lại được công chúng quan tâm đến thế.
PGS. TS Đoàn Lê Giang, tác giả của ý kiến gây "bão" dư luận những ngày qua. Ảnh: Lê Văn. Thông thường, những cuộc hội thảo chuyên môn thường chỉ có từ vài chục đến trên dưới trăm người tham gia và thảo luận. Kỉ yếu của hội thảo được in và tặng cho những người tham dự với số lượng rất hạn chế. Ngoài những người tham gia hội thảo, sẽ không có nhiều người đọc những bài được đăng trong đó hoặc nếu có thì số lượng cũng rất nhỏ.
Tuy nhiên, khi truyền thông đại chúng đưa tin về Hội thảo và ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang với những tiêu đề đầy… “khiêu khích” và người dùng các trang mạng xã hội chia sẻ lại những bài viết này, cuộc tranh luận đã bùng nổ dữ dội.
Theo quan sát của tôi trong cuộc tranh luận này những người ủng hộ đa phần là những người biết ít nhiều chữ Hán, chữ Nôm hoặc cả hai trong khi ở phía những người phản đối dường như có rất ít người có thể đọc được chữ Hán và chữ Nôm.
Một điểm đáng chú ý nữa là trong cuộc tranh luận ồn ào này, sự xuất hiện công khai của các nhà nghiên cứu Hán-Nôm trên phương tiện truyền thông đại chúng rất thưa thớt. Nhiều nhà nghiên cứu cao niên có tên tuổi và cả những nhà nghiên cứu trẻ có những thành tựu đáng chú ý những năm gần đây dường như đều đứng ngoài cuộc tranh luận.
Thông thường Hán-Nôm vốn là lĩnh vực chuyên môn khá hẹp ở Việt Nam. Vậy thì tại sao lần này, cuộc hội thảo và cụ thể hơn là ý kiến về việc đưa chữ Hán-Nôm vào trường phổ thông lại thu hút sự quan tâm lớn đến như thế?
Có nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu nhất nằm ở chỗ ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang đã “động nhân tâm” và gợi đến rất nhiều liên tưởng, trong đó có cả những liên tưởng và suy diễn vượt xa khỏi ý tưởng và câu chữ của người đưa ra ý kiến trong hội thảo.
Sự phản ứng của công chúng với ý kiến đề nghị đưa chữ Hán-Nôm vào trong trường học không chỉ là thuần túy là sự phản đối một ý tưởng giáo dục.
Nhiều người phản đối (tất nhiên không phải là tất cả) đã phản ứng mạnh mẽ trong sự liên tưởng đến những vấn đề đang ngày một trầm trọng của đất nước như: chủ quyền quốc gia vị đe dọa và xâm hại, sự “xâm lăng” tinh vi và toàn diện trong lĩnh vực văn hóa, những yếu kém của nền giáo dục, tình trạng thật giả lẫn lộn trong khoa học…
Chính sự phản ứng mạnh mẽ xuất phát từ tình cảm và sự liên tưởng ấy đã dẫn dắt cuộc tranh luận trên các trang mạng xã hội rời xa khỏi vấn đề mà PGS.TS Đoàn Lê Giang đề ra: đề xuất giảng dạy chữ Hán-Nôm trong trường học.
Trong bản tham luận của mình, tác giả cũng chỉ mới phác ra ý tưởng về việc giảng dạy Hán-Nôm ở trường phổ thông ở mức rất thận trọng nhưng khi tranh luận và phê phán, nhiều người đã mặc định như thể đó đã trở thành một chủ trương-chính sách lớn, sẽ được thực hiện đại trà trên tất cả các trường học và Hán-Nôm rồi đây sẽ trở thành bộ môn bắt buộc dành cho tất cả các học sinh ở phổ thông.
Có người suy diễn xa hơn khi cho rằng đây là chủ trương đưa chữ Hán-Nôm vào thay thế cho tiếng Anh trong nhà trường!? Thậm chí có cả những ý kiến cho rằng rồi đây chữ Hán-Nôm sẽ thay thế cho chữ Quốc ngữ và như thế là “quay lùi bánh xe lịch sử?”….
Chính vì thế mà từ chỗ phản đối, nhiều người tham gia tranh luận trên các trang mạng xã hội đã phê phán và chỉ trích quá đà khi công kích cá nhân người đưa ra đề nghị trên bằng những lời lẽ rất nặng nề.
Đấy là một sự không công bằng đối với người đã phát biểu trong hội thảo. Khi cuộc tranh luận và sự phê bình, chỉ trích diễn ra theo hướng đó, nó giống như một trận đấu võ không có trọng tài mà một bên là “nhà chuyên môn” thi đấu theo thể thức của môn “boxing” trong khi các “đối thủ” thì tấn công bằng các đòn thế của “võ tự do”.
Những gì còn lại sau tranh luận
Cho dẫu có xu hướng đi ngày một xa khỏi ý kiến ban đầu của PGS.TS Đoàn Lê Giang, cuộc tranh luận nói trên cũng đặt ra rất nhiều vấn đề cần tiếp tục suy nghĩ cho cả giới chuyên môn và công chúng.
Thứ nhất là vấn đề làm thế nào để chữ Hán-Nôm và những văn bản cha ông viết bằng thứ chữ đó tiến gần lại hơn với công chúng? Cuộc tranh luận đã làm rõ thêm rằng trên thực tế nhận thức của một bộ phận công chúng về chữ Hán, chữ Nôm và di sản được ghi lại bằng thứ chữ đó rất hạn chế.
Hoạt động ngoại khóa của một lớp học chữ Hán ngoài nhà trường. Ảnh: FB Nguyễn Sử. Rất nhiều người nhầm tưởng chữ Hán và chữ Nôm, thứ chữ cha ông chúng ta đã dùng suốt hơn nghìn năm để viết nên những tác phẩm văn học, lịch sử nổi tiếng và được đưa vào trong chương trình học tập ở trường phổ thông từ trước đến nay đồng thời cũng là tiếng Trung hiện đại, ngôn ngữ mà người Trung Quốc đang sử dụng. Trách nhiệm giải quyết vấn đề này có một phần không nhỏ thuộc về các nhà nghiên cứu và giảng dạy Hán-Nôm.
Thứ hai, người Việt chúng ta cần có thái độ và tư thế như thế nào trong việc tiếp nhận, kế thừa và nghiên cứu những di sản văn hóa mà các thế hệ đi trước để lại cũng như tiếp nhận tinh hoa văn hóa của thế giới để hội nhập vào thế giới văn minh?
Liệu rằng sự tiếp nhận và kế thừa di sản văn hóa của cha ông có mâu thuẫn với việc giao lưu và hội nhập vào thế giới văn minh?
Những ý kiến tranh luận thể hiện sự đối lập gay gắt giữa việc học Hán-Nôm với học các thứ tiếng như Anh, Pháp… phần nào thể hiện trong vô thức sự lúng túng của người Việt khi đứng trước những giá trị của Đông và Tây.
Thứ ba, cuộc tranh luận được đẩy đi rất xa và rộng với nhiều vấn đề khác nhau đã đặt ra cho tất cả người Việt quan tâm đến vận mệnh của dân tộc một câu hỏi: chúng ta là ai và chúng ta sẽ thế nào?
Như một quy luật tất yếu, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào thế giới và chia sẻ các giá trị phổ quát của nhân loại, nhu cầu khám phá, làm rõ quá khứ và tìm lại cội nguồn sẽ ngày một trở nên mạnh mẽ.
Tái xác nhận “Identity” sẽ trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Trong quá trình ấy, quá khứ nói chung và di sản Hán-Nôm sẽ có vai trò lớn.
Khi nhìn ở phạm vi rộng lớn như thế, cả ý kiến đề nghị đưa Hán-Nôm vào giảng dạy trong trường học và những ý kiến phản đối mạnh mẽ thực ra đều thể hiện nhu cầu định vị lại chính bản thân mình và cộng đồng mà mình quy thuộc vào.
Sau một thời gian ồn ào, cuộc tranh luận rồi cũng sẽ lắng xuống. Nhiều người khi bình tĩnh lại sẽ nhận ra nhiều ý kiến chỉ trích đã “đi quá đà”.
Với riêng tôi, ý kiến đề nghị của PGS.TS Đoàn Lê Giang trong tư cách một nhà nghiên cứu là rất bình thường. Chuyện tranh luận hay phản bác lại ý kiến của ông cũng là chuyện bình thường vì không phải mọi dẫn chứng và lập luận ông đưa ra đều hoàn toàn hợp lý.
Chẳng hạn, nếu như ông đưa ra dẫn chứng học sinh Nhật Bản có phân môn tự chọn là Cổ điển trong môn Quốc ngữ ở bậc học Trung học phổ thông để kế thừa và nghiên cứu di sản của cha ông sẽ thuyết phục hơn chuyện học sinh Nhật phải học bắt buộc một số lượng chữ Hán ở từng cấp học bởi vì tiếng Nhật hiện đại vẫn phải dùng đến các chữ Hán đó.
Tất nhiên, cho dù ủng hộ ông về ý tưởng, tôi vẫn không mấy lạc quan về tương lai của ý tưởng đó khi nó được thực hiện trong thực tế khi chữ Hán-Nôm được đưa vào trường học cho dù chỉ là môn tự chọn hay sinh hoạt câu lạc bộ.
Nếu như nền giáo dục hiện tại không được cải cách một cách cơ bản thì cho dù đưa vào bất cứ một nội dung mới nào, nó cũng sẽ thất bại. Chất lượng của các môn học hiện hành, chẳng hạn như môn Văn hay Lịch sử đủ để dự đoán kết quả ấy.
Tất nhiên, tranh luận và phản đối khác với mạt sát và công kích cá nhân. Sẽ rất thiếu công bằng đối với cá nhân PGS.TS Đoàn Lê Giang và không có ích gì thêm cho cộng đồng người Việt nếu như cuộc tranh luận chỉ dựa trên những suy diễn.
Có lẽ trải qua một thời gian dài, người Việt không có nhiều cơ hội và không gian để tranh luận thoải mái vì thế khi mạng internet đột ngột đem lại điều ấy, người Việt chúng ta đã sôi nổi tranh luận mà chưa quen với những nguyên tắc và kĩ năng tranh luận. Để có nó, có lẽ người Việt cần cả đến thời gian và sự tự thân nỗ lực của mỗi người.
Nguyễn Quốc Vương
">Điều còn lại sau cuộc tranh luận 'đưa chữ Hán vào trường học'
Siêu máy tính dự đoán Torino vs Cagliari, 2h45 ngày 25/1
- - Trường Đại học FPT vừa ra mắt “Công cụ tư vấn chọn trường năm 2016” cho phép thí sinh biết thứ hạng điểm thi của mình một cách nhanh chóng.
Công cụ này giúp thí sinh ước tính tương đối khả năng trúng tuyển của mình theo khối ngành trong khu vực muốn nộp hồ sơ.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2016. (Ảnh: Lê Văn) Thí sinh chỉ cần nhập số báo danh kỳ thi THPT quốc gia 2016 và lựa chọn khu vực nộp hồ sơ xét tuyển đại học của mình, công cụ sẽ tự tổng hợp và đưa ra kết quả đối chiếu như: có bao nhiêu thí sinh trong khu vực mình chọn cùng khối thi; điểm số của mình đang ở vị trí nào trong tổng số thí sinh cùng khối thi trong khu vực đã chọn.
Từ đó, công cụ cũng đưa ra những lời gợi ý tham khảo giúp các em dự đoán tương đối về khả năng trúng tuyển của mình và có sự lựa chọn phù hợp khi nộp hồ sơ để có cơ hội trúng tuyển cao nhất.
Công cụ của Trường ĐH FPT chỉ xét trong phạm vi 5 khối truyền thống, gồm: A, A1, B, C, D1. Cách tính điểm xét tuyển truyền thống, dựa trên tổng điểm 3 môn không tính hệ số và điểm ưu tiên.
Theo quy định của Bộ GD & ĐT, đợt xét tuyển ĐH - CĐ đầu tiên của năm 2016 bắt đầu từ ngày 1/8/2016. Thí sinh có 12 ngày để lựa chọn trường đại học và ngành học muốn đăng ký xét tuyển.
Mỗi thí sinh được đăng ký xét tuyển vào tối đa 02 trường, mỗi trường tối đa 02 ngành đào tạo.
Đặc biệt, thí sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển thì không được rút ra đồng thời sau khi biết kết quả trúng tuyển, thí sinh phải nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi để khẳng định nhập học tại trường trúng tuyển.
Do vậy, năm nay, thí sinh cần cân nhắc kỹ giữa năng lực, đam mê và thứ hạng điểm thi của mình để tăng cơ hội trúng tuyển nguyện vọng 1 vào các trường đại học – cao đẳng mong muốn.
Các thí sinh muốn sử dụng công cụ có thể truy cập tại đây.
Hà Phương
">Công cụ giúp thí sinh biết thứ hạng điểm thi ĐH 2016
-
Sao Hàn 7/6: Mới đây, một thành viên trên diễn đàn Theqoo đã bất ngờ đăng tải một bài viết với tiêu đề Gặp Tzuyu (TWICE) ngoài đời thực. Chủ đề này nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các cư dân mạng bởi nhan sắc của nữ thần tượng dù bức ảnh này chỉ được chụp bằng camera thường. Không ít cư dân mạng còn dành cho cô nàng những biệt danh mỹ miều như tiên tử hay như công chúa từ chuyện cổ tích. BTS sẽ phát hành trực tuyến bộ phim BTS Music Journey trước khi album tiếng Nhật thứ 4 được ra mắt. Bộ phim gồm hai phần đưa khán giả tới hành trình âm nhạc 7 năm qua của BTS, hứa hẹn sẽ kể những câu chuyện chưa từng được các thành viên trong nhóm tiết lộ. D1CE tung teaser mới theo phong cách tranh vẽ đặc biệt để quảng bá cho mini album mới mang tên Draw you: Remember me. Sản phẩm này sẽ được lên kệ ngày 17/6 tới. Xuất hiện trong chương trình phát thanh Song of Hope Radio của Kim Shin Young, 3 thành viên TWICE đã có những chia sẻ phần ăn của mình. Momo tiết lộ rằng cô cùng Chaeyoung đặc biệt thích ăn thịt lợn. Tuy nhiên, Tzuyu lại cho biết cô đã cắt thịt đỏ khỏi khẩu phần ăn của mình và thay vào đó bằng món cá. Mới đây, Seo Ye Ji đã có những chia sẻ đầu tiên về vai diễn trong bộ phim truyền hình "Điên thì có sao" đóng cùng Kim Soo Hyun. Nữ diễn viên cho biết, mình đã bị cuốn hút bởi sự quyến rũ lạnh lùng của nhân vật Go Moon Young: "Cô ấy là một nhân vật rất mạnh mẽ. Đôi lúc cô ấy rất ngầu và có thể nhìn mọi người theo cách của họ mà không có bất kỳ định kiến nào. Tôi nghĩ khán giả sẽ vui khi thấy phong cách độc đáo của Go Moon Young”. SBS công bố poster mới nhất của Cửa hàng tiện lợi Saet Byul của Ji Chang Wook và Kim Yoo Jung. Phim dựa trên webtoon cùng tên, xoay quanh câu chuyện của nữ nhân viên bán thời gian kỳ quặc, tinh nghịch và anh chàng quản lý đẹp trai nhưng vụng về tại một cửa hàng tiện lợi 24h. MV Daddy (PSY) chính thức cán mốc 500 triệu lượt xem trên Youtube. Đây là MV thứ 4 của nam ca sĩ đạt thành tích này sau Gangnam Style, Gentleman và Oppa is Just My Style. Kim Jung Hyun xác nhận tham gia phim truyền hình mới của tvN mang tên Nữ hoàng Cheorin cùng Shin Hye Sun, Bae Jong Ok và Kim Tae Woo. Đây là bộ phim truyền hình kết hợp giữa hiện đại và lịch sử kể về người đàn ông sống ở TP.Seoul phồn hoa nhưng có linh hồn bị mắc kẹt trong cơ thể của một nữ hoàng từ triều đại Joseon. Trong bài phỏng vấn với Vogue, Jeon Somi đã có những chia sẻ về mục tiêu sắp tới trên con đường nghệ thuật của mình. “Em không muốn trở thành một thần tượng mà công chúng thường thấy. Em muốn biến mình thành một nghệ sĩ tiên phong để thử sức ở những lĩnh vực mà những người khác chưa dám làm”, nữ thần tượng chia sẻ. Lê Hiếu
Song Joong Ki đột ngột bỏ vai chính trong bom tấn điện ảnh
Song Joong Ki xác nhận bỏ vai chính trong dự án điện ảnh Our Season.
">Sao Hàn 7/6: Tzuyu gây sốt bởi bức ảnh chụp vội bằng camera thường
- ">
Sao Việt 31/5: Tăng Thanh Hà khoe ảnh tình tứ bên ông xã Louis Nguyễn