Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, theo lộ trình số hóa truyền hình, tại Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam sẽ tắt sóng các kênh truyền hình analog từ 1/7/2015. Tuy nhiên, thay vì tắt sóng toàn bộ các kênh truyền hình analog từ 1/7/2015 như kế hoạch ban đầu, Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo Đề án Số hóa truyền hình đã thống nhất sẽ trình Ban chỉ đạo phương án tắt sóng “mềm” thay cho phương án tắt sóng “cứng” trước đây.

Theo phương án mới này, việc tắt sóng các kênh truyền hình analog ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam sẽ được tiến hành trong thời gian 4 tháng, từ 1/7 đến hết tháng 10. Theo đó, các đơn vị phát sóng và Đài PT-TH địa phương sẽ phối hợp để lên lộ trình tắt dần dần theo nguyên tắc sẽ tắt sóng các kênh truyền hình  không thiết yếu trước, các kênh truyền hình thiết yếu sẽ tắt sóng sau cùng.

Ông Tuấn cho biết, đề xuất thay đổi phương án tắt sóng “mềm” này sẽ được Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình quyết định trong phiên họp tới đây. Hiện tại, cơ quan thường trực của Đề án số hóa truyền hình đã gửi lấy ý kiến các Đài PT-TH về việc lập lộ trình tắt sóng các kênh analog trong vòng 4 tháng.

Theo ông Nguyễn Hoàng Cẩm, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng, để tắt sóng truyền hình analog ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam thì việc triển khai nâng cấp vùng phủ sóng, lắp đặt thêm các trạm lặp để bù sóng là rất quan trọng. Đà Nẵng rất quan tâm đến vấn đề xử lý tình trạng sóng yếu và lõm sóng của VTV. Thế nhưng theo kế hoạch của VTV, đến tháng 5 sẽ hoàn thành xong hai trạm lặp bù sóng ở Đà Nẵng, nhưng thực tế đến thời điểm này (12/6/2015) vẫn còn chưa thấy VTV triển khai. Điều này gây khó khăn rất lớn cho số hóa truyền hình ở Đà Nẵng.

" />

Tắt sóng truyền hình analog sẽ ảnh hưởng tới 75.000 hộ dân ở Đà Nẵng

TheắtsóngtruyềnhìnhanalogsẽảnhhưởngtớihộdânởĐàNẵvàng sjco ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, theo lộ trình số hóa truyền hình, tại Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam sẽ tắt sóng các kênh truyền hình analog từ 1/7/2015. Tuy nhiên, thay vì tắt sóng toàn bộ các kênh truyền hình analog từ 1/7/2015 như kế hoạch ban đầu, Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo Đề án Số hóa truyền hình đã thống nhất sẽ trình Ban chỉ đạo phương án tắt sóng “mềm” thay cho phương án tắt sóng “cứng” trước đây.

Theo phương án mới này, việc tắt sóng các kênh truyền hình analog ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam sẽ được tiến hành trong thời gian 4 tháng, từ 1/7 đến hết tháng 10. Theo đó, các đơn vị phát sóng và Đài PT-TH địa phương sẽ phối hợp để lên lộ trình tắt dần dần theo nguyên tắc sẽ tắt sóng các kênh truyền hình  không thiết yếu trước, các kênh truyền hình thiết yếu sẽ tắt sóng sau cùng.

Ông Tuấn cho biết, đề xuất thay đổi phương án tắt sóng “mềm” này sẽ được Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình quyết định trong phiên họp tới đây. Hiện tại, cơ quan thường trực của Đề án số hóa truyền hình đã gửi lấy ý kiến các Đài PT-TH về việc lập lộ trình tắt sóng các kênh analog trong vòng 4 tháng.

Theo ông Nguyễn Hoàng Cẩm, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng, để tắt sóng truyền hình analog ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam thì việc triển khai nâng cấp vùng phủ sóng, lắp đặt thêm các trạm lặp để bù sóng là rất quan trọng. Đà Nẵng rất quan tâm đến vấn đề xử lý tình trạng sóng yếu và lõm sóng của VTV. Thế nhưng theo kế hoạch của VTV, đến tháng 5 sẽ hoàn thành xong hai trạm lặp bù sóng ở Đà Nẵng, nhưng thực tế đến thời điểm này (12/6/2015) vẫn còn chưa thấy VTV triển khai. Điều này gây khó khăn rất lớn cho số hóa truyền hình ở Đà Nẵng.