Cô đã không hề quên tôi

Là lớp chuyên Văn nhưng chúng tôi rất lười học Văn, chỉ thích cô đọc thơ tình. Đến tận bây giờ, dư âm về những bài thơ như "Áo đỏ" của Vũ Quần Phương, "Tôi yêu em" của Puskin, "Vội vàng" của Xuân Diệu… vẫn còn vang vọng mãi trong kí ức chúng tôi.

Chị Dư Phương Liên (bên trái) và cô giáo Phạm Hoàng Yến

Tôi là đứa học sinh năng lực học tập bình thường trong lớp. Dù có ở đội tuyển Văn, có đi thi được giải của tỉnh nhưng không là gì so với các bạn, bởi nhiều lắm những gương mặt sáng giá đoạt giải toàn quốc. Tôi cũng không có tài năng gì riêng biệt để được mọi người nhớ đến. Vì thế, tôi rất dễ bị hòa tan trong đám đông những đứa học trò. Với một người có thâm niên 30 năm chuyên chở các thế hệ học sinh như cô thì việc quên tôi là lẽ đương nhiên, không có gì lạ.

Nhưng tôi đã nhầm, 15 năm sau, khi lần đầu tiên lớp tôi tổ chức họp lớp, cô vẫn nhớ tên tôi, hỏi thăm về tôi, trìu mến chụp ảnh cùng tôi. Lúc này tôi đang bị bệnh, là người khuyết tật về thính giác, sống xa cách, mặc cảm với thế giới bên ngoài nên mỗi lời nói, cử chỉ quan tâm động viên của người khác đều rất có ý nghĩa với tôi. Và trong dịp họp lớp hiếm hoi đó, tôi biết rằng cô đã không hề quên tôi. Chỉ thời gian và không gian làm cô trò xa cách mà thôi.

Lần thứ hai, tôi gặp cô vào ngày hội khóa, kỉ niệm 20 năm ra trường của chúng tôi. Lúc này tôi vẫn bệnh, có điều thái độ sống đã hoàn toàn thay đổi. Những ngày trước hội khóa, tôi tham gia nhiệt tình mọi hoạt động bên lề và luôn mong chờ sự kiện đó diễn ra để gặp lại bạn cũ, thầy xưa.

Nhưng thật không may, trước đó 1 tháng, tôi bắt buộc phải trải qua một ca đại phẫu khiến sức khỏe yếu hơn rất nhiều, gần như không đi lại được (sau này còn hàng loạt các di chứng nặng nề khác) nên dự định đi hội khóa của tôi bấy lâu đã tan thành mây khói. Nằm nhà nhìn không khí chuẩn bị buổi lễ diễn ra rầm rộ, hoành tráng, tôi buồn và tủi thân lắm. Không ngờ buổi chiều, cô cùng các bạn ở lớp đến thăm tôi rất đông. Xúc động nghẹn ngào, tôi òa khóc. Cô trò nhìn nhau nước mắt rưng rưng… 

Hai năm sau, tôi lại được gặp cô nhưng trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác. Đó là lúc tôi mới xuất bản cuốn tự truyện của mình và muốn gửi tặng cô. Nghe tin ấy, cô vui lắm, vội vàng sắp xếp thời gian vào nhà tôi ngay. Cầm cuốn sách trên tay, cô tấm tắc khen sách đẹp và dày, mắt kém mà viết giỏi thế, nghị lực tuyệt vời. Ngồi trò chuyện với mẹ tôi, chốc chốc cô lại quay sang nhìn tôi trìu mến thân thương, niềm tự hào dâng đầy trong ánh mắt.

Cô là thế, không nói nhiều, tình cảm của cô cũng không ồn ào dễ thấy, nó đằm sâu, trầm lắng như tính cách điềm đạm của cô vậy. Tôi chợt nhớ đến buổi họp phụ huynh cuối cùng của năm lớp 12, cô xin phép các bậc phụ huynh được gọi chúng tôi là "con" dù lúc này những đứa con ấy đang chuẩn bị vỗ cánh bay đi, không còn quan tâm đến người ở lại…

20/11 năm nay cũng như nhiều năm trước và có lẽ cả các năm sau, tôi đều không thể đến bên cô, tặng cô một bó hoa hay  món quà để thể hiện lòng biết ơn sâu đậm với cô nhưng chắc chắn cô mãi là hình ảnh "Người thầy trong trái tim tôi".

Dư Phương Liên

Những ngày này, nghề giáo lại trở thành tâm điểm của cả dư luận và nghị trường, khi những vấn đề muôn thuở như lương và những sự vụ phát sinh trong mối quan hệ giáo viên - học trò, giáo viên - phụ huynh đang gây bức xúc.

Nhưng giữa muôn vàn thở than, ca thán, cả triệu giáo viên vẫn đang ngày ngày cặm cụi làm việc. Và vẫn còn đó ký ức về những người thầy "không thể quên", mà những người đã trải qua tuổi học trò luôn mang trong tim.

VietNamNet xin mở một "góc nhỏ" - diễn đàn để độc giả chia sẻ về "Những thầy cô mãi trong tim tôi". Bài viết xin gửi về [email protected] . Xin chân thành cảm ơn! 

" />

Buổi họp phụ huynh cuối cùng, cô giáo xin được gọi chúng tôi là con

Hàng năm cứ đến dịp 20/11,ổihọpphụhuynhcuốicùngcôgiáoxinđượcgọichúngtôilàbxh pháp lòng tôi lại bồi hồi, bâng khuâng nhớ về các thầy cô giáo đã dạy mình, những con người đã góp phần tạo nên Tôi của ngày hôm nay. Trong đó không thể thiếu vắng là hình ảnh cô Phạm Hoàng Yến, giáo viên dạy Văn và chủ nhiệm lớp tôi suốt 3 năm cấp ba.

Hồi đó, lớp tôi là lớp chuyên Văn của tỉnh Hà Tây cũ. Trường tôi là Trường PTTH chuyên Lê Quý Đôn, Hà Đông. Tuy sĩ số lớp 42 nhưng chỉ có 3 chàng "lính ngự lâm" nên không khí lớp học khá êm đềm, yên ả. Cô chủ nhiệm ngoài 40 tuổi, dáng hình xương xương, hơi gầy, tính tình điềm đạm, hiền hòa. Cô không bao giờ quát mắng chúng tôi dù một tiếng.

Cô đã không hề quên tôi

Là lớp chuyên Văn nhưng chúng tôi rất lười học Văn, chỉ thích cô đọc thơ tình. Đến tận bây giờ, dư âm về những bài thơ như "Áo đỏ" của Vũ Quần Phương, "Tôi yêu em" của Puskin, "Vội vàng" của Xuân Diệu… vẫn còn vang vọng mãi trong kí ức chúng tôi.

Chị Dư Phương Liên (bên trái) và cô giáo Phạm Hoàng Yến

Tôi là đứa học sinh năng lực học tập bình thường trong lớp. Dù có ở đội tuyển Văn, có đi thi được giải của tỉnh nhưng không là gì so với các bạn, bởi nhiều lắm những gương mặt sáng giá đoạt giải toàn quốc. Tôi cũng không có tài năng gì riêng biệt để được mọi người nhớ đến. Vì thế, tôi rất dễ bị hòa tan trong đám đông những đứa học trò. Với một người có thâm niên 30 năm chuyên chở các thế hệ học sinh như cô thì việc quên tôi là lẽ đương nhiên, không có gì lạ.

Nhưng tôi đã nhầm, 15 năm sau, khi lần đầu tiên lớp tôi tổ chức họp lớp, cô vẫn nhớ tên tôi, hỏi thăm về tôi, trìu mến chụp ảnh cùng tôi. Lúc này tôi đang bị bệnh, là người khuyết tật về thính giác, sống xa cách, mặc cảm với thế giới bên ngoài nên mỗi lời nói, cử chỉ quan tâm động viên của người khác đều rất có ý nghĩa với tôi. Và trong dịp họp lớp hiếm hoi đó, tôi biết rằng cô đã không hề quên tôi. Chỉ thời gian và không gian làm cô trò xa cách mà thôi.

Lần thứ hai, tôi gặp cô vào ngày hội khóa, kỉ niệm 20 năm ra trường của chúng tôi. Lúc này tôi vẫn bệnh, có điều thái độ sống đã hoàn toàn thay đổi. Những ngày trước hội khóa, tôi tham gia nhiệt tình mọi hoạt động bên lề và luôn mong chờ sự kiện đó diễn ra để gặp lại bạn cũ, thầy xưa.

Nhưng thật không may, trước đó 1 tháng, tôi bắt buộc phải trải qua một ca đại phẫu khiến sức khỏe yếu hơn rất nhiều, gần như không đi lại được (sau này còn hàng loạt các di chứng nặng nề khác) nên dự định đi hội khóa của tôi bấy lâu đã tan thành mây khói. Nằm nhà nhìn không khí chuẩn bị buổi lễ diễn ra rầm rộ, hoành tráng, tôi buồn và tủi thân lắm. Không ngờ buổi chiều, cô cùng các bạn ở lớp đến thăm tôi rất đông. Xúc động nghẹn ngào, tôi òa khóc. Cô trò nhìn nhau nước mắt rưng rưng… 

Hai năm sau, tôi lại được gặp cô nhưng trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác. Đó là lúc tôi mới xuất bản cuốn tự truyện của mình và muốn gửi tặng cô. Nghe tin ấy, cô vui lắm, vội vàng sắp xếp thời gian vào nhà tôi ngay. Cầm cuốn sách trên tay, cô tấm tắc khen sách đẹp và dày, mắt kém mà viết giỏi thế, nghị lực tuyệt vời. Ngồi trò chuyện với mẹ tôi, chốc chốc cô lại quay sang nhìn tôi trìu mến thân thương, niềm tự hào dâng đầy trong ánh mắt.

Cô là thế, không nói nhiều, tình cảm của cô cũng không ồn ào dễ thấy, nó đằm sâu, trầm lắng như tính cách điềm đạm của cô vậy. Tôi chợt nhớ đến buổi họp phụ huynh cuối cùng của năm lớp 12, cô xin phép các bậc phụ huynh được gọi chúng tôi là "con" dù lúc này những đứa con ấy đang chuẩn bị vỗ cánh bay đi, không còn quan tâm đến người ở lại…

20/11 năm nay cũng như nhiều năm trước và có lẽ cả các năm sau, tôi đều không thể đến bên cô, tặng cô một bó hoa hay  món quà để thể hiện lòng biết ơn sâu đậm với cô nhưng chắc chắn cô mãi là hình ảnh "Người thầy trong trái tim tôi".

Dư Phương Liên

Những ngày này, nghề giáo lại trở thành tâm điểm của cả dư luận và nghị trường, khi những vấn đề muôn thuở như lương và những sự vụ phát sinh trong mối quan hệ giáo viên - học trò, giáo viên - phụ huynh đang gây bức xúc.

Nhưng giữa muôn vàn thở than, ca thán, cả triệu giáo viên vẫn đang ngày ngày cặm cụi làm việc. Và vẫn còn đó ký ức về những người thầy "không thể quên", mà những người đã trải qua tuổi học trò luôn mang trong tim.

VietNamNet xin mở một "góc nhỏ" - diễn đàn để độc giả chia sẻ về "Những thầy cô mãi trong tim tôi". Bài viết xin gửi về [email protected] . Xin chân thành cảm ơn!