Khó xử từ chối bạn mượn ô tô: Người lịch sự thì đã không mượn xe
Tôi năm nay 35 tuổi,óxửtừchốibạnmượnôtôNgườilịchsựthìđãkhôngmượhôm nay ngày bao nhiêu âm đã có vợ và hai con nhỏ. Sau thời gian dài tiết kiệm thì hai vợ chồng tôi cũng tích cóp được một khoản tiền. Thay vì mua đất để dành như những người khác thì chúng tôi quyết định sắm một chiếc ô tô để đi lại cho đỡ vất vả, con cái không phải chịu cảnh mưa nắng. Hai vợ chồng đều có quê xa, nhu cầu ô tô mỗi dịp lễ tết cũng rất cần thiết.
Sau khi tìm hiểu, tôi quyết định mua chiếc Mitsubishi Xpander 7 chỗ để tiện dùng trong trường hợp sau này phải chở thêm nhiều người. Tổng số tiền mua xe, làm biển lên tới gần 700 triệu, có thể đối với người khác không nhiều nhưng với hai vợ chồng tôi thì đã là cả một sự cố gắng lớn.
Chiếc xe 700 triệu là cả một tài sản lớn với hai vợ chồng tôi |
Biết tin tôi mua xe, anh em bạn bè xung quanh đều chúc mừng vì có quyết định đúng đắn. Một số người còn “nhấm nháy” là lúc nào cho mượn xe để đi nhé. Tôi cười xòa đồng ý vì nghĩ đó chỉ là lời nói đùa, không ngờ hai tháng sau có một người bạn nhắn tin hỏi mượn xe thật.
Phần vì tiếc xe mới, phần vì sợ bạn chưa quen xe, gây xước xát, va quệt nên tôi kiếm lý do thoái thác không cho mượn. Khổ nỗi là anh bạn này không hiểu ý, vẫn còn cố hỏi mượn thêm mấy lần nữa nên tôi đành tiếp tục từ chối. Sau này, qua lời kể của người khác, tôi biết người bạn kia đi rêu rao rằng tôi ki bo, kẹt xỉ, tiếc xe không chịu cho mượn.
Thú thực, dù buồn nhưng tôi cũng đành chịu, trước khi quyết định mua xe, hai vợ chồng tôi cũng đã tính đến chuyện này rồi. Chúng tôi thống nhất sẽ không cho người khác mượn xe, trừ trường hợp anh em trong nhà có việc cấp bách phải dùng. Người bạn kia của tôi cũng chỉ mới lấy bằng lái một thời gian, chưa có kinh nghiệm lái, nếu lỡ xảy ra tai nạn thì biết tính sao. Lúc đó thì vừa mất bạn, vừa mất tiền.
Như trường hợp của ông anh ruột tôi chẳng hạn, cho một đứa cháu trong họ mượn xe đi chơi cho oai. Cháu tôi không quen xe, đâm xe vào tường làm vỡ đèn pha, nát cản trước, phải sửa hết 30 triệu vì xe mới chưa kịp mua bảo hiểm. Dù bố mẹ cháu có đi vay tiền trả đủ 30 triệu cho anh tôi thì anh tôi vẫn gửi lại 10 triệu vì có bác nào lại để cháu phải chịu một mình.
Theo tôi thấy, việc cho mượn xe còn tế nhị hơn cho mượn tiền vậy. Nếu cho người khác mượn 700 triệu thì người ta sẽ phải có nghĩa vụ trả đủ 700 triệu cho mình. Còn nếu cho mượn xe, lỡ có hư hỏng gì thì xe có sửa xong vẫn mất giá cả trăm triệu mà mỗi mình chủ xe phải chịu.
Trước khi có xe riêng, tôi thuê xe tự lái chứ không mượn của người khác. Ảnh minh họa: Internet |
Vì lý do này mà trước đây tôi tự biết ý, không bao giờ hỏi mượn xe của người khác. Khi có việc tôi đều bỏ tiền ra thuê xe dịch vụ bên ngoài. Đành rằng thì cũng tốn tiền, nhưng thử hỏi, nếu ngay cả tiền thuê xe cũng không có thì người mượn xe làm sao có thể đền bù cho chủ xe khi có việc xảy ra.
Quan trọng hơn nữa, nếu không may xảy ra tai nạn nghiêm trọng, chủ xe ít nhiều cũng gặp phải rắc rối về vấn đề pháp lý. Xe mà gặp tai nạn nghiêm trọng thì cũng coi như bỏ, giữ lại để đi thì không dám, mà bán lại thì cũng rẻ như cho.
Nói vậy, không phải là từ khi mua xe tôi chưa từng cho ai mượn xe cả. Với chỗ anh em thân thiết, nếu người mượn xe chưa có kinh nghiệm lái xe thì tôi đề nghị làm tài xế chở người ta đi, vừa an tâm mà mối quan hệ lại càng thêm khăng khít.
Và tôi thấy quyết định ban đầu của mình là đúng đắn. Sau vài lần từ chối, thì cũng không thấy ai hỏi mượn xe của tôi nữa. Thà mất lòng trước được lòng sau. Chắc những người đang sở hữu xe hơi đều trải qua những tình huống khó xử giống như tôi.
Độc giả Văn Sơn, Hà Đông, Hà Nội
Theo bạn có nên cho mượn xe nếu thực sự không cảm thấy vui vẻ? Hãy chia sẻ với chúng tôi bằng bài viết, ảnh, video về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Người dân cho cảnh sát mượn xe 7 chỗ để chống Covid-19
Thấu hiểu địa phương đang thiếu phương tiện để thực hiện phong tỏa xã hội giữa dịch Covid-19, một người dân ở Ấn Độ đã không ngần ngại đem chiếc ô tô 7 chỗ cho cảnh sát mượn.