Thị trường tiền số khởi động nhịp tăng mới khi vượt mốc kháng cự ngắn hạn 76.000 USD. Khoảng 3h15 hôm nay (15h hôm qua theo giờ địa phương), Bitcoin (BTC) tăng lên hơn 76.943 USD một đơn vị, mức kỷ lục mới. Thị giá này tích lũy thêm gần 2% so với cùng kỳ phiên trước.

Đồng tiền này sau đó hạ nhiệt trước áp lực chốt lời, nhưng vẫn giao dịch trên mốc 76.000 USD.

Trong khi đó, hàng loạt mã token có mức tích lũy vượt trội. Ether tăng 8,5%, đạt trên 2.940 USD. Các mã Solona, XRP, Toncoin, Shiba Inu cũng điều chỉnh quanh 3-6%. CoinDesk 20 - chỉ số của 20 loại tiền số hàng đầu theo vốn hóa thị trường, không gồm stablecoin, exchange token và memecoin - tăng 4,3% trong 24 giờ qua.

Đúng như dự đoán của nhiều bên tham gia thị trường tài chính, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản, xuống 4,5-4,75%. Quan chức Fed nhận định thị trường việc làm tại Mỹ đã bớt thắt chặt và lạm phát đang hướng về mục tiêu 2%, hoạt động kinh tế tăng trưởng với tốc độ ổn định.

Cơ quan này cũng lặp lại nhận xét cách đây hai tháng, rằng rủi ro với thị trường việc làm và lạm phát "gần như ngang nhau".

Động thái mới của Fed càng củng cố thêm xu hướng nới lỏng tiền tệ tại các nền kinh tế lớn. Ngân hàng Trung ương Anh vừa giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (0,25%), trong khi Thụy Điển nới lỏng lãi suất cơ bản nửa điểm phần trăm (0,5%).

Việc lãi suất giảm giúp nâng đỡ thị trường tài chính, nhưng theo CoinDesk, riêng các nhà đầu tư tiền số còn được "vỗ về" trước phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell. Trong phát ngôn lần đầu tiên kể từ khi Donald Trump đắc cử, Powell nói kết quả bầu cử Mỹ "không ảnh hưởng" đến việc hoạch định chính sách của Fed trong ngắn hạn. Điều này giúp dập tắt lo ngại về việc ông Trump có thể can dự gián tiếp khiến ngân hàng trung ương đảo cực chính sách tiền tệ.

Trước đó, một số nhà quan sát cho rằng khả năng các chính sách được đề xuất của ông Trump như tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế trong nước hay chủ trương kích thích tăng trưởng kinh tế có thể khơi lại áp lực lạm phát, khiến Fed phải có cách tiếp cận thận trọng hơn.

Tiểu Gu(theo CoinDesk)

" />

Bitcoin tiến sát 77.000 USD

Thị trường tiền số khởi động nhịp tăng mới khi vượt mốc kháng cự ngắn hạn 76.000 USD. Khoảng 3h15 hôm nay (15h hôm qua theo giờ địa phương),ếnsácác trận đấu ngoại hạng anh Bitcoin (BTC) tăng lên hơn 76.943 USD một đơn vị, mức kỷ lục mới. Thị giá này tích lũy thêm gần 2% so với cùng kỳ phiên trước.

Đồng tiền này sau đó hạ nhiệt trước áp lực chốt lời, nhưng vẫn giao dịch trên mốc 76.000 USD.

Trong khi đó, hàng loạt mã token có mức tích lũy vượt trội. Ether tăng 8,5%, đạt trên 2.940 USD. Các mã Solona, XRP, Toncoin, Shiba Inu cũng điều chỉnh quanh 3-6%. CoinDesk 20 - chỉ số của 20 loại tiền số hàng đầu theo vốn hóa thị trường, không gồm stablecoin, exchange token và memecoin - tăng 4,3% trong 24 giờ qua.

Đúng như dự đoán của nhiều bên tham gia thị trường tài chính, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản, xuống 4,5-4,75%. Quan chức Fed nhận định thị trường việc làm tại Mỹ đã bớt thắt chặt và lạm phát đang hướng về mục tiêu 2%, hoạt động kinh tế tăng trưởng với tốc độ ổn định.

Cơ quan này cũng lặp lại nhận xét cách đây hai tháng, rằng rủi ro với thị trường việc làm và lạm phát "gần như ngang nhau".

Động thái mới của Fed càng củng cố thêm xu hướng nới lỏng tiền tệ tại các nền kinh tế lớn. Ngân hàng Trung ương Anh vừa giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (0,25%), trong khi Thụy Điển nới lỏng lãi suất cơ bản nửa điểm phần trăm (0,5%).

Việc lãi suất giảm giúp nâng đỡ thị trường tài chính, nhưng theo CoinDesk, riêng các nhà đầu tư tiền số còn được "vỗ về" trước phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell. Trong phát ngôn lần đầu tiên kể từ khi Donald Trump đắc cử, Powell nói kết quả bầu cử Mỹ "không ảnh hưởng" đến việc hoạch định chính sách của Fed trong ngắn hạn. Điều này giúp dập tắt lo ngại về việc ông Trump có thể can dự gián tiếp khiến ngân hàng trung ương đảo cực chính sách tiền tệ.

Trước đó, một số nhà quan sát cho rằng khả năng các chính sách được đề xuất của ông Trump như tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế trong nước hay chủ trương kích thích tăng trưởng kinh tế có thể khơi lại áp lực lạm phát, khiến Fed phải có cách tiếp cận thận trọng hơn.

Tiểu Gu(theo CoinDesk)