Bánh mì Nông trường 49, bánh mì tuổi thơ của nhiều người ở Đắk Lắk.

Chồng bà Sáu từ Quảng Nam vào miền Nam lập nghiệp. Cả hai quen biết rồi cưới nhau vào năm 1989. 

Tháng 6/1990, vợ chồng bà Sáu bế con gái 3 tháng tuổi đến Đắk Lắk lập nghiệp. Tại đây, chồng bà được giao quản lý một lò gạch. Cả hai gom góp tiền bạc, vay mượn người thân, mua miếng đất nhỏ gần chợ Nông trường 49.

“Ba tôi bỏ việc ở lò gạch chuyển qua làm phụ hồ. Mẹ ở nhà chăm con nhỏ nhưng cũng trăn trở, tìm việc để có thêm thu nhập và trả nợ. 

Với kinh nghiệm nấu ăn học từ dì Ba, mẹ tôi mở quán, bán bún riêu ở chợ. Mỗi ngày, mẹ bán được hơn 20 - 25kg bún.

Quán bún hoạt động ổn định, mẹ tôi mở thêm tiệm bánh mì. Cuối năm 1991, mẹ mang thai em trai tôi. 

Ba sợ mẹ không kham nổi 2 tiệm cùng lúc nên khuyên vợ bỏ bớt nghề bán bún riêu. Từ đó, mẹ tôi chuyên tâm bán bánh mì cho đến nay”, chị Vĩnh An (SN 1990, con gái của bà Sáu) kể.

Tiệm bán bánh mì của bà Sáu không đẹp đẽ như những cửa hàng khác nhưng chứa đựng nhiều ký ức tuổi thơ của bao lớp học sinh.

Những tiệm bánh mì khác nằm ở ngay cổng chợ hoặc mặt tiền đường, còn tiệm của bà Sáu lại nằm sâu trong chợ, khách hàng phải ăn quen thì mới biết chỗ mà mua.

Chợ Nông trường 49 họp chợ cả tuần nhưng thường đông hơn vào những ngày phiên (thứ Ba, Năm, Chủ Nhật). Vào những ngày phiên, bà Sáu kê bộ bàn được chồng đóng từ khoảng năm 2010 ra ki-ốt nhỏ trong chợ. Tiếp đó, bà cẩn thận bày biện bánh mì không, xíu mại, rau dưa… lên bàn.

Trong những ngày còn lại, bà Sáu bán bánh mì bằng xe đẩy. Chiếc xe cũng do chồng của bà đóng. Chiếc xe có mặt kính đã vỡ nhưng bà không muốn thay. Bà để vậy cho đỡ nhớ người chồng đã mất.

Bà Sáu bày thịt quay, chả lụa, xíu mại, bánh mì không... lên một chiếc bàn nhỏ.

Khách hàng mua bánh mì của bà chủ yếu là người địa phương. Chỉ cần nghe tên, thấy mặt khách, bà Sáu liền nhớ sở thích của từng người. Nhiều gia đình cả 3 thế hệ đều yêu thích bánh mì Nông trường 49.

Nhiều người bằng hoặc nhỏ tuổi hơn chị Vĩnh An, ăn bánh mì của bà Sáu từ nhỏ. Dù lập gia đình và ở các địa phương khác nhau nhưng mỗi lần về quê, họ đều dắt vợ hoặc chồng đến giới thiệu tiệm bánh mì tuổi thơ.

Những cô cậu học trò nhỏ năm nào trở thành bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, công an… vẫn ghé tiệm của bà mua bánh mì ăn sáng.

Trong số đó, có người thuở nhỏ, gia đình nghèo khó, không đủ tiền mua bánh mì thịt. Thế nên, mỗi lần mua bánh mì, họ đều rụt rè xin bà Sáu cho thêm chút nước sốt, chan vào cho dễ ăn.

Bà chủ tiệm chẳng chút nhăn nhó, khách nói sao thì đáp ứng đúng yêu cầu mà không thêm bớt tiền bạc. 

“Bởi người ta cũng khổ giống như mình”, bà Sáu nói.

Hơn 30 năm trước, bà Sáu bán bánh mì không với giá 150 đồng, bánh mì thịt là 500 đồng. Hiện tại, bánh mì không có giá từ 3.000 - 5.000 đồng, bánh mì thịt 10.000 đồng/ổ.

Bí quyết chế biến khác biệt

Bánh mì của bà Sáu rất lạ. Nó không núng nính thịt chả như bánh mì Sài Gòn mà chỉ vài lát dưa leo nhỏ, vài cọng ngò thơm. 

Phần nhân bánh có thịt ba chỉ quay mềm xắt sợi, xíu mại dậy mùi thơm ngọt. Nước chan bánh mì làm từ nước hầm xương thật nhừ, bỏ chút màu điều đỏ cam, thêm một ít ớt băm the the.

Nếu như thịt xíu mại được hấp bằng than mới ngon thì ổ bánh mì đặc ruột cũng phải nướng trong lò than củi.

Chị Vĩnh An chia sẻ: “Ngày nay, đa số lò bánh mì đều làm bánh bằng lò điện nên bánh xốp và nhẹ hơn. Đến cả lò bánh mì mà mẹ tôi thường lấy bánh, họ cũng đang dần chuyển qua làm bằng lò điện. Mỗi ngày, họ chỉ giữ lại một lượng bánh nhỏ nướng bằng than lò củi để bỏ mối cho mẹ tôi”.

Nguyên liệu làm nhân bánh mì Nông trường 49 được chuẩn bị sạch sẽ, tươi ngon.

Sau khi bán hết hàng, bà Sáu thường tranh thủ chế biến các nguyên liệu từ trưa cho đến khoảng 8 - 9h tối.

Bà mua thịt ở chợ, mang về nhà rửa sạch, cắt bỏ những phần bầy nhầy, mỡ rẻo. Phần thịt cắt thành khổ sẽ làm thịt quay mềm. Phần nạc được băm nhỏ làm xíu mại. 

Bà đem thịt đã tẩm ướp gia vị hấp bằng lửa than khoảng 3-4 tiếng đồng hồ. Trong lúc chờ xíu mại chín mềm, bà chuyển sang chuẩn bị rau dưa, băm ớt… 

3h sáng, bà Sáu lại lục đục thức dậy, hâm nóng thịt quay và cắt thành sợi nhỏ. Tiếp đó, bà hấp nóng xíu mại, hầm xương làm nước sốt, mồi than để chuẩn bị nướng bánh mì.

Khoảng 5h30 - 6h, bà Sáu dọn hàng lên chợ. Lúc người giao bánh mì đến là thời điểm bà cũng bắt đầu bán hàng.

Hôm nào đắt hàng, bà Sáu chỉ bán đến 9h là đóng cửa tiệm nhưng cũng có ngày chợ vắng, khoảng 11h bà mới về nhà.

Trước kia chưa có máy móc, bà Sáu phải bằm hàng chục kg thịt bằng tay mỗi ngày. Chồng của bà phụ vợ cắt nhỏ thịt, các con thì lột hành tỏi.

Các con dự tính đưa bà Sáu về sống ở ngôi nhà mới xây tại Quảng Nam cho tiện bề chăm sóc.

Sau này, chị An ra thành phố học, tìm hiểu và mua cho bà Sáu một chiếc máy xay thịt. Nhờ vậy, công việc của bà bớt nhọc nhằn.

Từ ngày chồng mất, các con lập gia đình sống riêng, bà Sáu thường lọ mọ làm tất cả một mình. Thỉnh thoảng, hàng xóm sang chơi, tỉ tê đôi ba câu chuyện và phụ bà vài việc lặt vặt. 

Hiện tại, tiệm bánh mì của bà không còn nặng gánh cơm áo gạo tiền nhưng giúp bà khỏa lấp nỗi nhớ các con.

Bà Sáu nói: “Mỗi ngày bán bánh mì, tôi lại thấy chồng, thấy lại những ngày gian khó vợ chồng cơ hàn bên nhau, cùng nuôi con khôn lớn”.

5 năm lấy chồng xa, bận bịu con nhỏ, chị An về thăm mẹ được 2 lần. Mỗi lần về, chị đều dậy sớm, theo mẹ xuống bếp. 

Trong gian bếp nhỏ đầy mùi than củi, tiếng nồi hấp sôi trên bếp lửa, tiếng dao cạ trên thớt xen lẫn tiếng trò chuyện của mẹ con bà Sáu. 

Khi có hai con, chị Vĩnh An mới thấu hiểu và mong muốn nối nghiệp của mẹ.

Chứng kiến sự vất vả của mẹ trong nghề, chị An chưa từng nghĩ sẽ nối nghiệp mẹ. Đến nay khi đã làm mẹ, chị thấu hiểu và mong muốn mang hương vị bánh mì, mang tâm huyết của mẹ đến với nhiều người hơn. 

Ngoài công việc hiện tại, dưới sự tư vấn của mẹ, chị An đang chập chững gầy dựng tiệm bánh mì Bà Sáu 49 giữa lòng Đà Nẵng. 

Bên cạnh đó, chị còn bán qua mạng những hộp xíu mại do chính tay bà Sáu làm, được đóng gói chỉn chu.

Chị An nghĩ đó cũng là một cách tốt giúp mẹ tiếp tục làm nghề, sống hữu ích bên con cháu khi tuổi đời ngày một già thêm.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chuyện tình của ông chủ cửa hàng bánh mì và cô gái trẻ ở Mỹ

Chuyện tình của ông chủ cửa hàng bánh mì và cô gái trẻ ở Mỹ

Gặp được đúng người mình thích, chủ chuỗi cửa hàng bánh mì ở Mỹ nhờ mẹ tổ chức lễ dạm ngõ để chính thức tìm hiểu bạn gái." />

Bí mật níu chân 3 đời thực khách của bà chủ tiệm bánh mì Nông trường 49

Bánh mì tuổi thơ

Nguyệt Bạch là tên thật của bà Sáu,ímậtníuchânđờithựckháchcủabàchủtiệmbánhmìNôngtrườthư tình một phụ nữ có dáng người đậm thấp, nhanh nhẹn, bán bánh mì ở chợ Nông trường 49 (nay là chợ công ty Cà phê 49, thôn 3, xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, Đắk Lắk).

Bà Sáu sinh ra ở Vĩnh An, xã Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Từ nhỏ, bà đã có tính khéo léo, tỉ mẩn. Thế nên, bà được bố mẹ đưa đến sống cùng dì Ba (chị em bạn dì của mẹ).

Dì Ba lấy chồng gốc Hoa, có khả năng nấu nướng rất điêu luyện. Người này dạy bà Sáu cách nấu nhiều món ngon, trong đó có món xíu mại mà bà áp dụng vào bán bánh mì.

Bánh mì Nông trường 49, bánh mì tuổi thơ của nhiều người ở Đắk Lắk.

Chồng bà Sáu từ Quảng Nam vào miền Nam lập nghiệp. Cả hai quen biết rồi cưới nhau vào năm 1989. 

Tháng 6/1990, vợ chồng bà Sáu bế con gái 3 tháng tuổi đến Đắk Lắk lập nghiệp. Tại đây, chồng bà được giao quản lý một lò gạch. Cả hai gom góp tiền bạc, vay mượn người thân, mua miếng đất nhỏ gần chợ Nông trường 49.

“Ba tôi bỏ việc ở lò gạch chuyển qua làm phụ hồ. Mẹ ở nhà chăm con nhỏ nhưng cũng trăn trở, tìm việc để có thêm thu nhập và trả nợ. 

Với kinh nghiệm nấu ăn học từ dì Ba, mẹ tôi mở quán, bán bún riêu ở chợ. Mỗi ngày, mẹ bán được hơn 20 - 25kg bún.

Quán bún hoạt động ổn định, mẹ tôi mở thêm tiệm bánh mì. Cuối năm 1991, mẹ mang thai em trai tôi. 

Ba sợ mẹ không kham nổi 2 tiệm cùng lúc nên khuyên vợ bỏ bớt nghề bán bún riêu. Từ đó, mẹ tôi chuyên tâm bán bánh mì cho đến nay”, chị Vĩnh An (SN 1990, con gái của bà Sáu) kể.

Tiệm bán bánh mì của bà Sáu không đẹp đẽ như những cửa hàng khác nhưng chứa đựng nhiều ký ức tuổi thơ của bao lớp học sinh.

Những tiệm bánh mì khác nằm ở ngay cổng chợ hoặc mặt tiền đường, còn tiệm của bà Sáu lại nằm sâu trong chợ, khách hàng phải ăn quen thì mới biết chỗ mà mua.

Chợ Nông trường 49 họp chợ cả tuần nhưng thường đông hơn vào những ngày phiên (thứ Ba, Năm, Chủ Nhật). Vào những ngày phiên, bà Sáu kê bộ bàn được chồng đóng từ khoảng năm 2010 ra ki-ốt nhỏ trong chợ. Tiếp đó, bà cẩn thận bày biện bánh mì không, xíu mại, rau dưa… lên bàn.

Trong những ngày còn lại, bà Sáu bán bánh mì bằng xe đẩy. Chiếc xe cũng do chồng của bà đóng. Chiếc xe có mặt kính đã vỡ nhưng bà không muốn thay. Bà để vậy cho đỡ nhớ người chồng đã mất.

Bà Sáu bày thịt quay, chả lụa, xíu mại, bánh mì không... lên một chiếc bàn nhỏ.

Khách hàng mua bánh mì của bà chủ yếu là người địa phương. Chỉ cần nghe tên, thấy mặt khách, bà Sáu liền nhớ sở thích của từng người. Nhiều gia đình cả 3 thế hệ đều yêu thích bánh mì Nông trường 49.

Nhiều người bằng hoặc nhỏ tuổi hơn chị Vĩnh An, ăn bánh mì của bà Sáu từ nhỏ. Dù lập gia đình và ở các địa phương khác nhau nhưng mỗi lần về quê, họ đều dắt vợ hoặc chồng đến giới thiệu tiệm bánh mì tuổi thơ.

Những cô cậu học trò nhỏ năm nào trở thành bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, công an… vẫn ghé tiệm của bà mua bánh mì ăn sáng.

Trong số đó, có người thuở nhỏ, gia đình nghèo khó, không đủ tiền mua bánh mì thịt. Thế nên, mỗi lần mua bánh mì, họ đều rụt rè xin bà Sáu cho thêm chút nước sốt, chan vào cho dễ ăn.

Bà chủ tiệm chẳng chút nhăn nhó, khách nói sao thì đáp ứng đúng yêu cầu mà không thêm bớt tiền bạc. 

“Bởi người ta cũng khổ giống như mình”, bà Sáu nói.

Hơn 30 năm trước, bà Sáu bán bánh mì không với giá 150 đồng, bánh mì thịt là 500 đồng. Hiện tại, bánh mì không có giá từ 3.000 - 5.000 đồng, bánh mì thịt 10.000 đồng/ổ.

Bí quyết chế biến khác biệt

Bánh mì của bà Sáu rất lạ. Nó không núng nính thịt chả như bánh mì Sài Gòn mà chỉ vài lát dưa leo nhỏ, vài cọng ngò thơm. 

Phần nhân bánh có thịt ba chỉ quay mềm xắt sợi, xíu mại dậy mùi thơm ngọt. Nước chan bánh mì làm từ nước hầm xương thật nhừ, bỏ chút màu điều đỏ cam, thêm một ít ớt băm the the.

Nếu như thịt xíu mại được hấp bằng than mới ngon thì ổ bánh mì đặc ruột cũng phải nướng trong lò than củi.

Chị Vĩnh An chia sẻ: “Ngày nay, đa số lò bánh mì đều làm bánh bằng lò điện nên bánh xốp và nhẹ hơn. Đến cả lò bánh mì mà mẹ tôi thường lấy bánh, họ cũng đang dần chuyển qua làm bằng lò điện. Mỗi ngày, họ chỉ giữ lại một lượng bánh nhỏ nướng bằng than lò củi để bỏ mối cho mẹ tôi”.

Nguyên liệu làm nhân bánh mì Nông trường 49 được chuẩn bị sạch sẽ, tươi ngon.

Sau khi bán hết hàng, bà Sáu thường tranh thủ chế biến các nguyên liệu từ trưa cho đến khoảng 8 - 9h tối.

Bà mua thịt ở chợ, mang về nhà rửa sạch, cắt bỏ những phần bầy nhầy, mỡ rẻo. Phần thịt cắt thành khổ sẽ làm thịt quay mềm. Phần nạc được băm nhỏ làm xíu mại. 

Bà đem thịt đã tẩm ướp gia vị hấp bằng lửa than khoảng 3-4 tiếng đồng hồ. Trong lúc chờ xíu mại chín mềm, bà chuyển sang chuẩn bị rau dưa, băm ớt… 

3h sáng, bà Sáu lại lục đục thức dậy, hâm nóng thịt quay và cắt thành sợi nhỏ. Tiếp đó, bà hấp nóng xíu mại, hầm xương làm nước sốt, mồi than để chuẩn bị nướng bánh mì.

Khoảng 5h30 - 6h, bà Sáu dọn hàng lên chợ. Lúc người giao bánh mì đến là thời điểm bà cũng bắt đầu bán hàng.

Hôm nào đắt hàng, bà Sáu chỉ bán đến 9h là đóng cửa tiệm nhưng cũng có ngày chợ vắng, khoảng 11h bà mới về nhà.

Trước kia chưa có máy móc, bà Sáu phải bằm hàng chục kg thịt bằng tay mỗi ngày. Chồng của bà phụ vợ cắt nhỏ thịt, các con thì lột hành tỏi.

Các con dự tính đưa bà Sáu về sống ở ngôi nhà mới xây tại Quảng Nam cho tiện bề chăm sóc.

Sau này, chị An ra thành phố học, tìm hiểu và mua cho bà Sáu một chiếc máy xay thịt. Nhờ vậy, công việc của bà bớt nhọc nhằn.

Từ ngày chồng mất, các con lập gia đình sống riêng, bà Sáu thường lọ mọ làm tất cả một mình. Thỉnh thoảng, hàng xóm sang chơi, tỉ tê đôi ba câu chuyện và phụ bà vài việc lặt vặt. 

Hiện tại, tiệm bánh mì của bà không còn nặng gánh cơm áo gạo tiền nhưng giúp bà khỏa lấp nỗi nhớ các con.

Bà Sáu nói: “Mỗi ngày bán bánh mì, tôi lại thấy chồng, thấy lại những ngày gian khó vợ chồng cơ hàn bên nhau, cùng nuôi con khôn lớn”.

5 năm lấy chồng xa, bận bịu con nhỏ, chị An về thăm mẹ được 2 lần. Mỗi lần về, chị đều dậy sớm, theo mẹ xuống bếp. 

Trong gian bếp nhỏ đầy mùi than củi, tiếng nồi hấp sôi trên bếp lửa, tiếng dao cạ trên thớt xen lẫn tiếng trò chuyện của mẹ con bà Sáu. 

Khi có hai con, chị Vĩnh An mới thấu hiểu và mong muốn nối nghiệp của mẹ.

Chứng kiến sự vất vả của mẹ trong nghề, chị An chưa từng nghĩ sẽ nối nghiệp mẹ. Đến nay khi đã làm mẹ, chị thấu hiểu và mong muốn mang hương vị bánh mì, mang tâm huyết của mẹ đến với nhiều người hơn. 

Ngoài công việc hiện tại, dưới sự tư vấn của mẹ, chị An đang chập chững gầy dựng tiệm bánh mì Bà Sáu 49 giữa lòng Đà Nẵng. 

Bên cạnh đó, chị còn bán qua mạng những hộp xíu mại do chính tay bà Sáu làm, được đóng gói chỉn chu.

Chị An nghĩ đó cũng là một cách tốt giúp mẹ tiếp tục làm nghề, sống hữu ích bên con cháu khi tuổi đời ngày một già thêm.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chuyện tình của ông chủ cửa hàng bánh mì và cô gái trẻ ở Mỹ

Chuyện tình của ông chủ cửa hàng bánh mì và cô gái trẻ ở Mỹ

Gặp được đúng người mình thích, chủ chuỗi cửa hàng bánh mì ở Mỹ nhờ mẹ tổ chức lễ dạm ngõ để chính thức tìm hiểu bạn gái.