您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Xét tiêu chuẩn GS và PGS: Công khai, có đối thoại và tranh luận
NEWS2025-01-22 15:42:10【Thời sự】4人已围观
简介 - Đây là một trong những yêu cầu của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ra trong cuộc làm việc mới đây vớbang diem ngoai hang anhbang diem ngoai hang anh、、
- Đây là một trong những yêu cầu của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ra trong cuộc làm việc mới đây với các bộ,éttiêuchuẩnGSvàPGSCôngkhaicóđốithoạivàtranhluậbang diem ngoai hang anh ngành và Ban soạn thảo Quyết định của Thủ tướng quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS.
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết Dự thảo Quyết định có một số thay đổi nhằm nâng cao chất lượng xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS như tăng tổng điểm công trình khoa học quy đổi; quy định số lượng bài báo công bố quốc tế; viết sách phục vụ đào tạo; đổi mới tổ chức, hoạt động của hội đồng giáo sư các cấp…
Tiêu chuẩn GS, PGS được xây dựng theo hai nhóm ngành lớn là nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ và nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, để phù hợp đặc thù từng nhóm ngành này.
Theo Tổng thư ký Hội đồng Giáo sư Nhà nước Trần Văn Nhung, Dự thảo Quyết định nhằm đánh giá năng lực của các ứng viên trên “ba cạnh của một tam giác” là nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đóng góp cho xã hội và “lý tưởng hơn cả nếu đây là một tam giác đều”.
Bốn vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau
Sau khi đăng tải, Dự thảo Quyết định đã nhận được rất nhiều ý kiến xây dựng, đóng góp của các cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, nhà khoa học, giảng viên đại học.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị đại diện các bộ, ngành thảo luận những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, tập trung một số điểm lớn:
Thứ nhất là quy định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đối với ứng viên ở một số ngành đặc thù như văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, bác sĩ tham gia đào tạo thực hành trong các bệnh viện, các nhà khoa học làm việc tại cơ sở nghiên cứu nhưng không làm công tác giảng dạy.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và GS Trần Văn Nhung trao giấy chứng nhận đạt tiểu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016. Ảnh: Lê Văn. |
Thứ hai là tiêu chuẩn ngoại ngữ; thời gian giảng dạy đại học; phương thức tính điểm quy đổi bài báo khoa học thay cho viết sách, chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ và hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh.
Thứ ba là cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của hội đồng giáo sư các cấp nhằm khắc phục bất cập, hạn chế hiện nay, bảo đảm thành viên các hội đồng là những nhà khoa học đầu ngành, có chuyên môn và uy tín, làm việc theo cơ chế công khai, có trao đổi và tranh luận.
Thứ tư là bảo đảm quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học trong việc đề nghị xét công nhận và bổ nhiệm những người đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Cần tính đến đặc thù một số ngành
Tại cuộc họp, GS Nguyễn Quang Liêm, Hội đồng Giáo sư ngành Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng quy định phạm vi đối tượng được xét công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS chỉ gồm những người đang công tác tại các cơ sở đào tạo đã khiến những người làm việc tại các cơ sở nghiên cứu chịu “thiệt thòi”.
“Các viện nghiên cứu có vị trí trợ lý, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên cao cấp nhưng trong các cơ sở giáo dục đào tạo lại có trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, rồi đến PGS, GS. Tôi cho rằng đã đến lúc cần xem xét GS, PGS là danh tiếng hay là một chức danh nghề nghiệp để quy định thống nhất”, GS Liêm nêu quan điểm.
Trong khi đó, GS Đặng Nguyên Anh, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam mong muốn Dự thảo Quyết định phải đổi mới hoạt động của hội đồng giáo sư các cấp sao cho thực chất, đánh giá đúng, không thể để tình trạng “yêu, ghét”, thậm chí ban phát hay loại người giỏi ngay từ hội đồng cấp cơ sở.
Đi vào một số vấn đề cụ thể, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ cho rằng đối với ngành đặc thù như văn hoá nghệ thuật, năng lực, phẩm chất và những đóng góp của các GS, PGS thể hiện chủ yếu qua những sáng tác, thiết kế, dàn dựng các tiết mục biểu diễn chứ không chỉ là các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học.
Có chung quan điểm, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cho rằng theo quy định trong dự thảo, các bác sĩ làm công tác giảng dạy thực hành cho sinh viên y khoa trong bệnh viện sẽ không có cơ hội được xét công nhận GS, PGS.
“Y khoa là ngành đặc thù, trong quá trình học tập, sinh viên phải thực hành rất nhiều trong bệnh viện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chứ không phải trường đại học. Bên cạnh đó, các bác sĩ có rất nhiều giải pháp mang tính ứng dụng cao nhưng hàm lượng khoa học rất khó để công bố quốc tế nếu không được tiếp tục nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm hiện đại”, Thứ trưởng Cường chia sẻ.
Từ thực tế trên, ý kiến các bộ ngành cũng như Ban soạn thảo đồng tình với đề xuất cần tính đến đặc thù của ngành văn hoá nghệ thuật, y tế hay các cơ sở nghiên cứu không tham gia giảng dạy từ trình độ đại học trở lên khi xét đạt tiêu chuẩn GS, PGS.
Tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế
Tại cuộc làm việc, ý kiến các bộ ngành thống nhất cần có sự tính điểm quy đổi công trình khoa học phù hợp một số ngành đặc thù theo hệ số được điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn và tiếp cận với xu thế thế giới.
Tiêu chuẩn ngoại ngữ cần kế thừa những điểm tích cực trong quy định trước đây và để khuyến khích việc tham gia các dự án nghiên cứu, hợp tác, trao đổi giảng viên quốc tế, dự thảo có quy định theo hướng các ứng viên cần thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và đề cao yêu cầu giao tiếp được bằng một ngoại ngữ thông dụng trên thế giới.
Các yêu cầu đối với ứng viên về hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh, chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ về cơ bản phải đồng bộ với việc đổi mới chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, chất lượng nghiên cứu khoa học.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các hội đồng chức danh sẽ được thay đổi theo hướng công khai, minh bạch, có tranh luận, đối thoại. Ảnh: Lê Văn. |
Về tổ chức, hoạt động của hội đồng giáo sư các cấp, đại diện bộ ngành đã phân tích rất kỹ những điểm tốt, điểm lợi của mô hình hội đồng ba cấp trước đây cũng như những điểm hạn chế và thống nhất cần có bước đổi mới, tiến tới theo đúng xu thế quốc tế.
Cụ thể, các cơ sở giáo dục đại học, căn cứ yêu cầu của mình về chức danh GS, PGS trước mắt và tương lai, được tự thành lập hoặc liên kết với cơ sở giáo dục đại học khác thành lập Hội đồng Giáo sư cấp cơ sở. Trường hợp cơ sở giáo dục chưa có đủ GS, PGS các chuyên ngành liên quan thì có quyền được mời các GS, PGS bên ngoài.
Điều này khắc phục tình trạng trước đây chỉ một số ít trường đại học đủ điều kiện được tự thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở. Đồng thời, hoạt động của Hội đồng Giáo sư cơ sở chủ yếu tập trung xem xét nhu cầu nhân sự, thủ tục, hồ sơ ứng viên còn việc đánh giá trình độ khoa học của ứng viên thì tuỳ vào điều kiện của từng trường. Bởi vì, việc đánh giá cuối cùng sẽ do Hội đồng Giáo sư Nhà nước xem xét, quyết định hoàn toàn độc lập.
Với cách tiếp cận như vậy, Dự thảo Quyết định sẽ đổi mới cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước - Bộ trưởng GD&ĐT căn cứ đề nghị của Tổng Thư ký Hội đồng Giáo sư Nhà nước để bổ nhiệm thành viên của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành là những nhà khoa học có chuyên môn, uy tín, xứng đáng là đại diện của các ngành, liên ngành khoa học.
Các thành viên của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có thể điều chỉnh, bổ sung hàng năm cho phù hợp sự phát triển của các ngành khoa học. Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành họp nhiều lần trong năm để xem xét, đánh giá trình độ khoa học đối với các ứng viên trên nguyên tắc bàn bạc, tranh luận thẳng thắn, công khai, minh bạch.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho các ứng viên sau khi xem xét đầy đủ hồ sơ, cũng như dựa trên đánh giá khoa học từ Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành. Đây cũng là cơ quan xem xét việc đặc cách công nhận GS, PGS cho những nhà khoa học có những đóng góp đặc biệt; trực tiếp đánh giá lại những trường hợp có nghi ngại về tính khách quan trong đánh giá khoa học của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành trên tinh thần có đối thoại công khai.
Đối với việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS, ý kiến đề nghị cần bảo đảm quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học căn cứ yêu cầu, quy chế của nhà trường.
Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương tiếp thu ý kiến đóng góp với tinh thần cầu thị, khoa học, công khai, minh bạch, tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Quyết định, trình Thủ tướng ban hành.
Theo Đình Nam/Chinhphu.vn
很赞哦!(7796)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs BG Pathum United, 18h00 ngày 18/1: Cửa dưới thắng thế
- Đà Nẵng tăng vốn lên gần 725 tỷ dự án cải tạo đường 'làm mãi không xong'
- Bất động sản khó khăn, thị trường ngách “cứu rỗi” nhà đầu tư
- App kiểm tra chất lượng không khí thay thế AirVisual?
- Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Aston Villa, 00h30 ngày 19/01
- Cảnh rơi nước mắt của gia đình có 2 con mắc bạo bệnh
- Các nhà mạng Châu Âu sẽ 'đổ bộ' vào Việt Nam từ năm 2020
- Trung Quốc thử nghiệm quy mô lớn chip mới nhất trong không gian
- Nhận định, soi kèo Al
- Cách giảm cân của tỷ phú Elon Musk có ưu và nhược điểm gì?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Mazatlan, 08h00 ngày 18/01: Chủ nhà thắng nhọc
- Tài xế vừa lái xe vừa tranh thủ ăn mì hộp trên cao tốc 120 km/hNam tài xế lái xe tải Van ở Trung Quốc bị bắt gặp dùng cả hai tay tranh thủ ăn hộp mì gói khi đang di chuyển trên đường cao tốc.">
Tài xế Audi tức giận lái xe húc bán tải lên lan can đường trên cao
Mẫu nhà 1 tầng 4 ngủ 3 mặt thoáng ở nông thôn. Ngoài ra, cách bố trí này phù hợp với văn hóa của người Việt. Chủ đầu tư có thể dựa vào phong thủy cũng như sở thích của các thành viên để yêu cầu thiết kế vị trí cũng như phong cách các phòng, có thể là tân cổ điển, cổ điển hoặc hiện đại.
Những mẫu nhà 1 tầng 4 phòng ngủ được quan tâm nhiều năm 2022:
Quỳnh Nga
Mẫu nhà 1 tầng chỉ hết 500 triệu, không gian tối ưu ánh sángMẫu nhà 1 tầng với kinh phí 500 triệu đồng vẫn đảm bảo đủ công năng, thẩm mỹ.">Nhà 1 tầng 4 phòng ngủ cuốn hút nhờ thiết kế giống khu nghỉ dưỡng
- Hai phương án
Sau hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền thành phố và doanh nghiệp kinh doanh BĐS ngày 22/2 vừa qua, Sở Xây dựng TP.HCM đã hoàn chỉnh dự thảo để Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan về các nội dung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng các dự án nhà ở trên địa bàn.
Những nội dung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp BĐS gồm 8 nhóm vấn đề, trọng tâm là cách hiểu và vận dụng quy định quyền sử dụng đất ở hợp pháp khi thực hiện thủ tục công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở.
Theo Sở Xây dựng, từ tháng 12/2015 đến nay, UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư 63 dự án nhà ở thương mại có nguồn gốc đất do đền bù đất nông nghiệp hoặc đất chuyên dùng. Tất cả các dự án này đều được xác định là đất ở trong đồ án quy hoạch được duyệt.
Để doanh nghiệp BĐS có cơ sở hoàn tất các thủ tục đầu tư và triển khai dự án nói trên, Sở Xây dựng có văn bản trình, để UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án:
“Diện tích đất có nguồn gốc do đền bù đất nông nghiệp hoặc đất chuyên dùng, nếu đã được xác định là đất ở trong đồ án quy hoạch được duyệt hoặc đã có văn bản của cơ quan thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để triển khai dự án xây dựng nhà ở hoặc đã được ghi trong quyết định thu hồi đất khi giải phóng mặt bằng là để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì diện tích đất đó được coi là đất ở”.
63 dự án nằm trong kế hoạch gỡ khó cho doanh nghiệp BĐS đều là những dự án có nguồn gốc đất do đền bù đất nông nghiệp hoặc đất chuyên dùng. Nếu được chấp thuận phương án nói trên, UBND TP.HCM kiến nghị, với 45 dự án có văn bản công nhận chủ đầu tư đã hết hiệu lực thì thành phố sẽ thực hiện lại thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư theo quy định của Luật Nhà ở cà Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ. 18 dự án còn lại, Thành phố sẽ hướng dẫn doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các thủ tục đầu tư dự án.
Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không chấp thuận, UBND TP.HCM đưa ra kiến nghị, đối với 58 dự án (45 dự án có văn bản công nhận chủ đầu tư đã hết hiệu lực, 7 dự án còn hiệu lực chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa công nhận chủ đầu tư và 6 dự án đã chấp thuận đầu tư nhưng chưa ban hành quyết định thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất) thì nhà đầu tư sẽ thực hiện lại thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
Còn 5 dự án, trường hợp yêu cầu chủ đầu tư thực hiện lại thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư và công nhận chủ đầu tư theo Luật Nhà ở, thì phải huỷ bỏ các quyết định thu hồi, giao đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất hoặc Nhà nước phải hoàn trả lại nghĩa vụ tài chính mà chủ đầu tư đã thực hiện.
“Việc này sẽ phát sinh yêu cầu về bồi thường Nhà nước hoặc khiếu nại của chủ đầu tư. Do đó, UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ đầu tư tiếp tục thực hiện hoàn tất các thủ tục đầu tư tiếp theo và triển khai thực hiện dự án theo quy định”, ý kiến tham mưu của Sở Xây dựng cho UBND TP.HCM nêu.
45 dự án hết hiệu lực công nhận chủ đầu tư
Trong số 63 dự án nhà ở thương mại có nguồn gốc đất do đền bù đất nông nghiệp hoặc đất chuyên dùng được đề xuất tháo gỡ khó khăn thì có 45 dự án có văn bản công nhận chủ đầu tư đã hết hiệu lực. 7 dự án còn hiệu lực chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa được công nhận chủ đầu tư và chấp thuận đầu tư.
Hai phương án tháo gỡ vướng mắc cho 63 dự án vừa được Sở Xây dựng trình UBND TP.HCM. Trong 11 dự án được chấp thuận đầu tư còn lại thì có 1 dự án được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở; 1 dự án đã thực hiện nghĩa vụ tài chính; 3 dự án ban hành quyết định thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất; 6 dự án chưa ban hành quyết định thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất...
Hồ sơ dự án NOXH bị 'ngâm' gần 1 năm, Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo 'nóng'
- Từ việc một doanh nghiệp xin quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội nhưng bị “ngâm” hồ sơ gần 1 năm, Chủ tịch UBND TP.HCM đã chỉ đạo “nóng” tại cuộc họp.
">TP.HCM dự kiến tháo gỡ cho 63 dự án nhà ở thương mại
Siêu máy tính dự đoán Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1
Làn sóng tẩy chay thiết bị mạng 5G của Huawei đang lên cao hơn bao giờ hết. Nếu nhìn lại, có thể thấy cuộc khủng hoảng hiện nay của Huawei đã nhen nhóm từ khá lâu.
"Khủng hoảng Huawei" đã nhen nhóm từ lâu
Phía Mỹ trước nay vẫn luôn bày tỏ nghi ngại rằng chính phủ Trung Quốc có thể buộc các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng mạng phải thiết kế thêm “cửa hậu”, cho phép nước này theo dõi Mỹ và các đồng minh.
Những lo ngại về bảo mật của Mỹ liên quan đến Huawei đã có từ khá lâu. Vào năm 2007, Bain Capital cố gắng mua lại nhà cung cấp thiết bị mạng 3Com, công ty có một phần nguồn tài chính từ Huawei. Tuy nhiên, giao dịch phải đối mặt với sự xem xét kỹ lưỡng từ Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ.
Vụ mua bán sau đó đổ bể vì Huawei từ thời đó đã được coi là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia của Mỹ.
Huawei cũng từng phải ngừng hợp tác với Symantec vào năm 2012, vì Symantec lo ngại rằng mối quan hệ đối tác sẽ khiến họ gặp khó khăn với chính phủ Mỹ khi cần có tài liệu mật về an ninh mạng.
Thêm vào đó Huawei thường xuyên phải đối mặt với nhiều cáo buộc về hành vi lấy cắp tài sản trí tuệ và cài gián điệp vào các công ty công nghệ theo nhiều cách khác nhau, bao gồm việc sao chép mã nguồn độc quyền từ thiết bị của Cisco Systems và chuyện lấy trộm cánh tay robot từ phòng thí nghiệm của T-Mobile ở Mỹ.
Vào năm 2012, tờ Wall Street Journal báo cáo rằng công ty thiết bị viễn thông Canada, Nortel Networks đã trở thành đối tượng xâm nhập của tin tặc Trung Quốc để lấy đi các tài liệu nội bộ và thông tin độc quyền. Brian Shields, cựu cố vấn an ninh của công ty, cáo buộc rằng vụ xâm nhập này có thể mang lại lợi ích cho Huawei và ZTE.
Gần đây, chính quyền Mỹ truy tố Huawei và Phó Chủ tịch Mạnh Vãn Chu cũng vì tội lấy trộm bí mật thương mại, bao gồm các cáo buộc rằng Huawei có chính sách thưởng cho nhân viên lấy được thông tin bí mật từ những đối thủ cạnh tranh.
Giới công nghệ phản ứng ra sao với Huawei?
Làn sóng bài trừ Huawei không chỉ diễn ra với các quốc gia mà lan rộng trong cả thế giới công nghệ. Điển hình là việc Google chấm dứt giấy phép hệ điều hành Android đối với thiết bị di động Huawei, khiến Huawei phải tự phát triển hệ sinh thái mới của riêng mình.
Trong khi đó các hãng sản xuất chip điện tử hàng đầu như Intel, Qualcomm hay Broadcom đều cắt đứt hợp tác với Huawei. Danh sách này còn được nối dài với các hãng như Infineon của Đức, hay Micron, Western Digital và Xilinx của Mỹ.
Tất nhiên cũng không phải không có ý kiến "tiếc nuối" cho Huawei. CEO Nick Read của nhà mạng “khổng lồ” Vodafone chia sẻ rằng việc loại bỏ Huawei sẽ tạo ra sự gián đoạn trong triển khai 5G. Không có nhiều nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn trên thế giới và Huawei thường cung cấp với giá cạnh tranh.
Huawei cố giải thích nhưng vô ích
Về phần mình, Huawei luôn phủ nhận các cáo buộc, đồng thời từng thể hiện sẵn sàng liên hệ với phía Mỹ để làm rõ về mức độ bảo mật của sản phẩm.
Năm ngoái nhà sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi cũng để mở khả năng bán giấy phép 5G có thời hạn cho các công ty Mỹ, đồng thời cho phép bên mua đánh giá kiểm tra để gạt bỏ nghi ngờ nguy cơ gián điệp.
Thậm chí ông Nhậm Chính Phi còn khẳng định Huawei sẽ không bao giờ giúp Trung Quốc thực hiện hành động gián điệp với Mỹ, ngay cả khi luật pháp yêu cầu.
“Chúng tôi không bao giờ tham gia vào hoạt động gián điệp và không cho phép bất kỳ nhân viên nào của mình thực hiện bất kỳ hành động nào như vậy. Chúng tôi hoàn toàn không cài đặt backdoor. Ngay cả khi được luật pháp Trung Quốc yêu cầu, chúng tôi sẽ kiên quyết từ chối”, ông Nhậm Chính Phi nói với CBS News.
Ông còn nói rằng: “thà đóng cửa Huawei hơn là làm bất cứ điều gì làm tổn hại đến khách hàng để kiếm lợi cho riêng mình”.
Mặc dù vậy các nhà bình luận cho rằng việc Huawei kiên quyết từ chối yêu cầu từ chính quyền Trung Quốc, nếu có, là điều bất khả thi.
Ông Nhậm Chính Phi thường phát biểu rằng những cáo buộc từ phía Mỹ có động cơ chính trị. Thực tế nhiều chuyên gia cũng nhận định theo chiều hướng này. Và dù nhận định đó đúng hay sai thì cuộc khủng hoảng của Huawei là không thể khác.
Sau khi Mỹ mở rộng lệnh cấm sử dụng công nghệ của nước này đối với cả các đối tác cung ứng của Huawei, tờ Wall Street Journal viết: "Chip máy tính chỉ là mặt trận đầu tiên của cuộc đối đầu giữa 2 nước lớn".
Anh Hào (Theo CNBC, Forbes, Wikipedia)
Huawei: Khó khăn chồng chất khó khăn
Huawei "liêu xiêu" vì lệnh cấm mới nhất của Mỹ cũng như mắc kẹt trong căng thẳng giữa Trung Quốc với nhiều nước khác.
">Nhìn lại cuộc khủng hoảng Huawei từ xuất phát điểm
Lượng khách nước ngoài đến Hà Nội giảm mạnh trong tháng đầu năm 2020. Ảnh: T.Hoàng/ Tiền Phong Đã kinh doanh dịch vụ liên quan homestay 3 năm qua, nhưng đây là lần đầu tiên anh Đức Hoàng, chuyên về đặt phòng (tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cảm thấy khó khăn như hiện nay. Khách liên tục hủy đặt phòng khiến anh lo lắng về khoản đầu tư của mình.
Được biết, anh Hoàng bỏ ra 30 triệu đồng/tháng thuê lại một ngôi nhà trên phố cổ để kinh doanh dịch vụ homestay. Ngoài ra, anh còn bỏ ra 300 triệu để sửa chữa, chia không gian cho phù hợp với khách nước ngoài. “Không chỉ khách Trung Quốc mà khách châu Âu, có người đặt trước 2 tháng cũng đã hủy phòng”, chủ cơ sở homestay nói.
Tương tự, anh Đỗ Văn Công, một chủ homestay khác tại quận Hoàn Kiếm cho biết, việc khách cũ hủy phòng liên tục, khách mới không có đang khiến dịch vụ này lao đao. “Năm nay có dịch nên cả tháng nhà tôi chỉ đón được 1-2 đoàn khách lưu trú ngắn ngày”, anh Công nói.
Ngoài những cá nhân làm dịch vụ homestay thì doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ở khu vực quận Hoàn Kiếm cũng gặp nhiều khó khăn khi khách hủy đặt phòng ngày càng nhiều. Anh Đỗ Trung Kiên (quản lý khách sạn trên phố Hàng Bông) cho biết, nhiều doanh nghiệp lữ hành đang hủy đặt phòng tại khách sạn của anh. Lý do chủ yếu là khách sợ dịch bệnh. Hiệu suất sử dụng phòng chỉ đạt một nửa.
Các doanh nghiệp lữ hành thiệt hại nặng
Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng giám đốc Công ty Hanoi Redtours cho biết thêm, đơn vị đã chủ động hủy các tua khách đi Trung Quốc từ mùng 1 Tết. Toàn bộ chi phí đã được công ty ứng trước để hoàn trả cho khách hàng. Đối với du khách nước ngoài đang ở Hà Nội, công ty đã hướng dẫn khách hàng vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang thường xuyên theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Đồng thời thông báo gợi ý tới các đoàn về thay đổi lịch trình, tránh những thời điểm quá đông người. “Những nơi nào quá đông, đề nghị chuyển địa điểm tham quan nhằm bảo đảm sức khỏe cho du khách”, ông Hoan nói.
Đại diện Công ty Du lịch Vietravel thông tin dịp Tết vừa qua, công ty này đã hủy tới 60 đoàn khách (khoảng 1.000 khách) Trung Quốc sang Việt Nam. Công ty này cũng thông báo, tất cả các tua từ Trung Quốc sang Việt Nam từ nay đến hết tháng 3/2020 đều bị hủy. Đại diện công ty này cho hay, ước tính mức thiệt hại trong dịp Tết Nguyên đán khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng khiến doanh nghiệp này thiệt hại vài chục tỷ đồng.
Sở Du lịch Hà Nội cho biết, trong tháng 1/2020, công suất sử dụng phòng trung bình của khối khách sạn ước đạt khoảng 54,4%, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2019. Một số khách sạn có công suất sử dụng phòng cao như: Crowne Plaza West Hà Nội 78%, Hilton Garden Inn 69%, Sofitel Legend Metropole Hanoi 60%, Lacasa 61%, Hilton Hà Nội Opera 45%, De l’Opera Hanoi 40%...
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải cho biết, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp nCov có tác động lớn đến quyết định của du khách trong việc huỷ kế hoạch đi du lịch trong giai đoạn từ tháng 1 đến 4/2020.
Lượng khách trong, ngoài nước đều giảm mạnh với trên 12.800 phòng khách sạn bị huỷ (tương đương trên 16.000 khách). Hơn 7.600 khách hủy tua đến Hà Nội, khoảng 6.000 khách trong nước đi du lịch Đài Loan, Trung Quốc cũng huỷ chuyến.
Theo Tiền phong
Bất động sản nghỉ dưỡng gặp khó do dịch virus corona
- Virus corona đang gây ra “cú sốc” lớn đối với ngành du lịch toàn cầu và dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn. Trong vài tuần qua, các khách sạn đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng.
">Kinh doanh khách sạn, homestay lao đao vì dịch corona
Thị trường cho thuê nhà trọ đang rơi vào tình trạng khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh InternetTương tự, bà Nguyễn Thị Thanh, chủ khu căn hộ mini cho thuê tại quận Bình Tân (TP.HCM) cũng đang gặp khó khăn vì không tìm được khách thuê. Bà T. cho biết, năm ngoái vợ chồng bà vay 2 tỷ đồng để xây dựng khu nhà cho thuê với quy mô 12 căn hộ.
Theo tính toán ban đầu, bình quân mỗi căn cho thuê với giá khoảng 4,5- 5 triệu đồng, mỗi tháng thu về trung bình 50 triệu đồng. Sau 4 năm, chưa tính phần lãi có thể thu hồi số tiền đã đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay, số phòng cho thuê chỉ đạt một nửa, nên số tiền thu nhập hàng tháng giảm mạnh.
“Trước đây, tôi chọn gói vay vốn để xây nhà ở chứ không phải xây nhà để kinh doanh nên khó hy vọng được ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ. Bây giờ, chỉ mong sao dịch bệnh mau hết, chứ tình hình như hiện nay mà kéo dài thì tôi sẽ gặp khó khăn trong việc trả lãi vay”, bà Thanh buồn bã chia sẻ.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại nhiều khu trọ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM – nơi tập trung nhiều sinh viên và người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Lướt một vòng trên các website bất động sản, mạng xã hội,… hàng loạt thông tin cho thuê phòng trọ, giảm giá mùa dịch được đăng tải dày đặc.
Theo các chủ nhà trọ, cứ vào thời điểm sau Tết, nhu cầu thuê căn hộ, phòng trọ lại tăng cao. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, do chịu tác động từ dịch Covid-19, sinh viên chưa đi học lại, công nhân, người lao động một số ngành nghề phải tạm nghỉ làm nên lượng khách đến thuê phòng giảm khoảng 40-60%.
Giảm giá, tân trang nhà để hút khách
Để duy trì nguồn thu nhập và không phải bỏ phòng trống khiến nhà nhanh xuống cấp, hiện nay đang diễn ra một cuộc chạy đua ngầm giảm giá, kéo khách giữa các chủ cho thuê nhà trọ.
Theo đó, nhiều khu trọ đã giảm giá phòng khoảng 10- 20% so với trước đó, thậm chí có nơi còn giảm tới 30%. Mục đích chính là để giữ chân khách cũ và thu hút khách mới, đồng thời nhằm chia sẻ phần nào khó khăn về kinh tế cho người đi thuê. Một số ít chủ nhà còn cho người thuê đóng tiền trễ hạn.
Một mẩu tin đăng cho thuê phòng trọ giảm giá 1 triệu đồng mùa dịchBên cạnh giảm tiền thuê phòng, một số chủ nhà cũng cam kết không thu tiền điện, nước, wifi trong thời gian người thuê về quê, chưa đi học, đi làm trở lại.
“Từ cuối tháng 3, tôi đã thông báo với mọi người sẽ giảm tiền thuê mỗi phòng 500.000 đồng cho đến khi hết dịch Covid-19. Tình hình khó khăn chung nên mỗi bên hi sinh lợi ích một chút để cùng nhau tồn tại qua giai đoạn này”, chủ nhà trọ cho thuê trên đường Nguyễn Khánh Toàn chia sẻ.
Một số chủ nhà trọ khác thì lại tranh thủ quãng thời gian này để nâng cấp các căn phòng cho thuê bằng cách thay gạch nền, ốp tường, sơn sửa lại… nhưng giá vẫn giữ nguyên.
Anh Long (Thanh Xuân, Hà Nội) mới sửa sang lại khu nhà trọ của mình bằng cách thay nội thất, sơn lại phòng và tạo thêm không gian sinh hoạt chung để hút khách. Nhưng dù cải tạo theo hướng tiện ích hơn, anh Long vẫn quyết định giữ nguyên giá thuê là 3,5 triệu đồng/phòng như trước đây.
Còn ông Sơn, chủ tòa chung cư mini cho thuê ở phố Dịch Vọng, Cầu Giấy lại đang có ý định cho người khác thuê trọn gói trong vòng 2 năm để phát triển mô hình nhà trọ tiện ích cho các hộ gia đình trẻ. Mặc dù việc cho thuê trọn gói này sẽ khiến thu nhập giảm hơn so với cho thuê nhỏ lẻ nhưng lại giúp ông nhàn hơn và cải thiện được những khó khăn mà ông đang gặp phải trong mùa dịch.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, thời điểm dịch bệnh đang diễn ra chính là thử thách đối với những người đầu tư căn hộ, nhà trọ cho thuê. Tuy nhiên, với những người kinh doanh bằng vốn tự có dù thất thu nhưng nhà cửa vẫn còn đó, giá trị tài sản vẫn tăng theo thời gian.
Chỉ cần cầm cự và cố gắng xoay xở để duy trì một phần thu nhập, sau khi dịch bệnh qua đi, tình hình kinh doanh sẽ cải thiện. Còn những người đi vay ngân hàng để kinh doanh sẽ chịu áp lực rất lớn vì lỗ chồng lỗ, nguy cơ bị ngân hàng siết nợ là rất cao.
Theo Bất động sản
5 lời khuyên của chuyên gia giúp nhà đầu tư "sống khỏe" mùa Covid
“Mùa Covid 19”, các nhà đầu tư bất động sản muốn “sống khỏe” cần lưu ý những gì Liệu có còn cơ hội đầu tư ngắn hạn hoặc lướt sóng trong 6 -12 tháng tới
">Căn hộ, nhà trọ cho thuê xoay xở ra sao trong mùa dịch Covid