{keywords}

Phát hiện một khối 190gram có dạng hình trụ khá chắc được bọc ngoài bằng lớp nilong màu xanh đã bục và để lộ ra ngoài nhiều sợi ngắn dài màu vàng nâu ướt sũng…

Nhận thấy sự hồi hộp của người viết, vị giám định viên im lặng một hồi rồi cho hay: “Khối hình trụ được bọc bởi 2 lớp nilon khá chắc, khi rạch ra phát hiện thấy toàn bộ là… sợi thuốc lào và cùng đó là 2 chiếc bật lửa được nén vào giữa.

Khi làm rõ bọc nilon, bản thân cũng đã có thể chắc chắn được nguyên nhân tử vong của nạn nhân thì cũng là lúc kết quả xét nghiệm máu đến tay. Quả thật khi thấy bọc sợi thuốc lào ấy, chúng tôi không khỏi bất ngờ…” – ông Châu nhớ lại.

Có thể nói, đây là trường hợp đầu tiên trong lịch sử pháp y không chỉ trong nước về nguồn cơn phát sinh nhiễm độc, theo ông Châu. Có lẽ do quá quá “nhung nhớ” người bạn thuốc lào mà anh H. đã nghĩ ra cách giấu giếm “khôi hài” như vậy.

Lượng sợi thuốc lào này khá lớn nên anh H. đã bọc lại theo 2 chiếc bật lửa thành khối hình trụ và đặt sâu phía trong trực tràng qua lối hậu môn. Mỗi khi có nhu cầu sẽ lấy ra dùng dần nhưng có thể vì sơ suất đã làm bục hai lớp nilong bao phía ngoài.

Qua vết bục của nilong, sợi thuốc lào tuột ra ngoài và ngấm ướt. Các thành phần hoá học ngấm trực tiếp vào máu qua niêm mạc ruột gây ra ngộ độ. Chính bởi ngấm trực tiếp vào máu nên hiện tượng ngộ độc diễn ra nhanh hơn gấp nhiều lần. Bằng chứng là kết quả xét nghiệm độc chất cho thấy trong máu có xuất hiện nicotine nồng độ cao.

{keywords}

“Thủ phạm” gây ra cái chết đột ngột của phạm nhân H.

Vẫn biết, theo phong tục của nhiều vùng ở Việt Nam, nhắc đến "miếng trầu” mà không nhắc đến “thuốc lào” sẽ là một thiếu sót lớn. Phụ nữ ăn trầu, thì đàn ông rít thuốc. Ống điếu thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm chí suốt cả cuộc đời.

Không ít người còn cho rằng hút thuốc lào “không độc” bằng hút thuốc lá, nhưng thực tế trong thuốc lào lại có hàm lượng nicotine lên tới khoảng 9%, chất này chiếm khoảng 2-16% thành phần trong khói thuốc và nó cao hơn nhiều so với thuốc lá thông thường (khoảng 1 - 3%).

Thói quen hút thuốc lào tự khi nào đã trở thành thú nghiện khiến những người trót mang trong mình thói quen “bầu bạn” với thuốc lào trong một số môi trường đặc biệt loay hoay tìm cách khắc phục. Để rồi vô tình dẫn đến những cái chết đáng tiếc như của anh H., một phạm nhân đang trong thời gian thi hành án.

“Có thể nói, trong suốt khoảng 40 năm làm nghề đến nay, bản thân đã gặp cũng như nghiên cứu nhiều trường hợp có nguyên nhân dẫn đến tử vong “kỳ quặc” nhưng chắc chắn tôi không thể nào quên trường hợp hãn hữu của nạn nhân H., một tù nhân bị tử vong do ngộ độc vì nicotine ngấm qua trực tràng” – giám định viên Hồ Kim Châu - Viện Pháp y Quốc gia khẳng định.

(Theo Viết Thắng/PLVN)

Lê Văn Luyện đọc sách Phật, học bấm huyệt trong tù" />

Cái chết kỳ lạ của phạm nhân trong trại giam

Anh H.,áichếtkỳlạcủaphạmnhântrongtrạchi pu một phạm nhân đang trong thời gian thi hành án đã chết trong trại giam. Cái chết đó nếu không có giám định pháp y thì không biết sẽ làm ảnh hưởng tới bao nhiêu người bởi những nỗi nghi ngờ vô căn cứ.

Bỗng dưng đau bụng rồi chết

Vừa kết thúc bữa trưa, nạn nhân H. cùng các phạm nhân khác di chuyển về phòng thì đột nhiên ôm bụng ngã khuỵu giữa đường. Anh H. nhanh chóng được đưa về phòng y tế. Mặc dù phản ứng hỗ trợ đã nhanh nhất có thể nhưng chỉ sau 15 phút, nạn nhân có biểu hiện mất tỉnh táo, lịm dần và tắt thở ngay trên xe cấp cứu.

Thu thập thông tin từ những phạm nhân cùng phòng, xác nhận nhiều ngày trước đó anh H. không hề có biểu hiện đau bụng, biểu hiện dấu hiệu rối loạn tiêu hoá hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

“Biết thông tin, ngay lập tức đội giám định pháp y được điều động đến Bệnh viện Việt Đức, nơi tiếp nhận nạn nhân. Với những trường hợp tử vong đột ngột, tiếp cận tử thi càng sớm càng dễ dàng cho việc tìm ra nguyên nhân. Và như vậy còn giúp nhanh chóng giảm tải áp lực cũng như lo lắng cho những người thuộc liên đới trong trường hợp nhạy cảm như vậy” – giám định viên cho biết.

Thế nhưng, dù với vốn kinh nghiệm dày dặn, giám định viên Hồ Kim Châu cũng không khỏi bất ngờ khi tiếp xúc hồ sơ cũng như nắm được tình tiết, diễn biến vụ việc.

Tiếp xúc và bước đầu quan sát tử thi lại càng khiến ông suy nghĩ khi biểu hiện bên ngoài tử thi hoàn toàn không có dấu hiện rõ nét, biểu hiện ngộ độc không rõ ràng.

Trước diễn biến phức tạp và hoàn cảnh nhạy cảm như vậy, hàng loạt những nghi vấn được đặt ra: Là một vụ giết người; là đầu độc; hay ám sát? Nếu như vậy thì động cơ và cách thức thực hiện như thế nào trong môi trường kiểm soát nghiêm ngặt ở khu vực trại giam? Và nếu thực sự là một vụ ám sát thì sẽ kéo theo hàng loạt những cán bộ, công nhân viên quản lý tại trại giam ngày hôm đó bị truy cứu trách nhiệm…

Một lần nữa, ngoài việc làm sáng tỏ nguyên nhân cái chết, trên đôi vai người làm giám định còn là sinh mệnh chính trị của không ít người.

Nguyên nhân không ai ngờ đến

Trong lúc đang ngổn ngang với những suy đoán chủ quan từ biểu hiện bên ngoài, đội giám định chuẩn bị giải phẫu thì phát hiện có dịch đỏ vàng rỉ ra từ hậu môn tử thi. Thoạt tiên phỏng đoán là do trĩ - bệnh lý vùng hậu môn nhưng linh cảm của người có kinh nghiệm lâu năm lại mách bảo đó chính là dấu hiệu dẫn đến nguyên nhân tử vong cần làm rõ trong sự vụ lần này.

Quá trình giải phẫu được thực hiện, khu vực ổ bụng được tập trung, hơn bao giờ hết, bộ phận tiêu hoá được cẩn trọng xem xét kỹ lưỡng. Và đúng như linh tính, khi xem xét đến trực tràng, phát hiện trong bóng trực tràng đang có hiện tượng hoại tử, xuất hiện dịch tiết ra ngoài tuy chậm nhưng liên tục.

Không chờ đợi thêm, đoạn bóng trực tràng hoại tử được tách riêng để phân tích: “Đến khi rạch đoạn trực tràng đó ra, phát hiện một khối có dạng hình trụ khoảng 14cm khá chắc được bọc ngoài bằng lớp nilong màu xanh đã bục và để lộ ra ngoài nhiều sợi ngắn dài màu vàng nâu ướt sũng. Cân khám nghiệm được xấp xỉ 190 gram…”

{ keywords}

Phát hiện một khối 190gram có dạng hình trụ khá chắc được bọc ngoài bằng lớp nilong màu xanh đã bục và để lộ ra ngoài nhiều sợi ngắn dài màu vàng nâu ướt sũng…

Nhận thấy sự hồi hộp của người viết, vị giám định viên im lặng một hồi rồi cho hay: “Khối hình trụ được bọc bởi 2 lớp nilon khá chắc, khi rạch ra phát hiện thấy toàn bộ là… sợi thuốc lào và cùng đó là 2 chiếc bật lửa được nén vào giữa.

Khi làm rõ bọc nilon, bản thân cũng đã có thể chắc chắn được nguyên nhân tử vong của nạn nhân thì cũng là lúc kết quả xét nghiệm máu đến tay. Quả thật khi thấy bọc sợi thuốc lào ấy, chúng tôi không khỏi bất ngờ…” – ông Châu nhớ lại.

Có thể nói, đây là trường hợp đầu tiên trong lịch sử pháp y không chỉ trong nước về nguồn cơn phát sinh nhiễm độc, theo ông Châu. Có lẽ do quá quá “nhung nhớ” người bạn thuốc lào mà anh H. đã nghĩ ra cách giấu giếm “khôi hài” như vậy.

Lượng sợi thuốc lào này khá lớn nên anh H. đã bọc lại theo 2 chiếc bật lửa thành khối hình trụ và đặt sâu phía trong trực tràng qua lối hậu môn. Mỗi khi có nhu cầu sẽ lấy ra dùng dần nhưng có thể vì sơ suất đã làm bục hai lớp nilong bao phía ngoài.

Qua vết bục của nilong, sợi thuốc lào tuột ra ngoài và ngấm ướt. Các thành phần hoá học ngấm trực tiếp vào máu qua niêm mạc ruột gây ra ngộ độ. Chính bởi ngấm trực tiếp vào máu nên hiện tượng ngộ độc diễn ra nhanh hơn gấp nhiều lần. Bằng chứng là kết quả xét nghiệm độc chất cho thấy trong máu có xuất hiện nicotine nồng độ cao.

{ keywords}

“Thủ phạm” gây ra cái chết đột ngột của phạm nhân H.

Vẫn biết, theo phong tục của nhiều vùng ở Việt Nam, nhắc đến "miếng trầu” mà không nhắc đến “thuốc lào” sẽ là một thiếu sót lớn. Phụ nữ ăn trầu, thì đàn ông rít thuốc. Ống điếu thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm chí suốt cả cuộc đời.

Không ít người còn cho rằng hút thuốc lào “không độc” bằng hút thuốc lá, nhưng thực tế trong thuốc lào lại có hàm lượng nicotine lên tới khoảng 9%, chất này chiếm khoảng 2-16% thành phần trong khói thuốc và nó cao hơn nhiều so với thuốc lá thông thường (khoảng 1 - 3%).

Thói quen hút thuốc lào tự khi nào đã trở thành thú nghiện khiến những người trót mang trong mình thói quen “bầu bạn” với thuốc lào trong một số môi trường đặc biệt loay hoay tìm cách khắc phục. Để rồi vô tình dẫn đến những cái chết đáng tiếc như của anh H., một phạm nhân đang trong thời gian thi hành án.

“Có thể nói, trong suốt khoảng 40 năm làm nghề đến nay, bản thân đã gặp cũng như nghiên cứu nhiều trường hợp có nguyên nhân dẫn đến tử vong “kỳ quặc” nhưng chắc chắn tôi không thể nào quên trường hợp hãn hữu của nạn nhân H., một tù nhân bị tử vong do ngộ độc vì nicotine ngấm qua trực tràng” – giám định viên Hồ Kim Châu - Viện Pháp y Quốc gia khẳng định.

(Theo Viết Thắng/PLVN)

Lê Văn Luyện đọc sách Phật, học bấm huyệt trong tù