您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Kevin Na tạm dẫn đầu giải Sony Open sau ngày đầu tiên
NEWS2025-04-15 04:28:33【Thời sự】2人已围观
简介Đương kim vô địch Kevin Na khởi đầu Sony Open năm nay khá ấn tượng,ạmdẫnđầugiảiSonyOpensaungàyđầutiêbáo bong đábáo bong đá、、
Đương kim vô địch Kevin Na khởi đầu Sony Open năm nay khá ấn tượng,ạmdẫnđầugiảiSonyOpensaungàyđầutiêbáo bong đá khi anh chỉ mất có 61 gậy để hoàn tất 18 hố thi đấu đầu tiên, giành điểm số -9 gậy.
Mặc dù vậy, theo Kevin Na, thậm chí anh còn có thể thi đấu tốt hơn, có thể chỉ mất 59 gậy để vượt qua ngày thi đấu thứ nhất.

Kevin Na tạm dẫn đầu Sony Open 2022 sau ngày thi đấu đầu tiên (Ảnh: Golf Digest).
Golfer người Mỹ nói: "Tôi đã chơi tốt, làm mọi thứ rất trơn tru trong ngày hôm nay. Khả năng kiểm soát các cú đánh của tôi rất tốt. Lẽ ra tôi đã có cơ hội chỉ mất đánh 59 gậy, nếu như cú putt (cú dùng gậy đẩy bóng vào hố) quyết định của tôi thành công hơn nữa".
"Một số cú putt của tôi không được như ý, nhưng đây vẫn là ngày thi đấu tốt của tôi"- Kevin Na khẳng định.
Tuần trước, Kevin Na cũng tham dự Sentry Tournament of Champions, cũng diễn ra tại Hawaii (Mỹ). Tuy nhiên, anh chỉ về vị trí T-13 (đồng hạng 13 với nhiều golfer khác), kém nhà vô địch giải đấu này là Cameron Smith (Australia) đến 13 điểm.
Hiện tại, khoảng cách giữa Kevin Na với các VĐV bám đuổi khá sát sao. Hai người xếp ngay sau Kevin Na là Jim Furyk (Mỹ) và Russell Henley (Mỹ) hiện có tổng điểm là -8 gậy, chỉ kém Kevin một điểm.
Rồi ngay phía sau, họ, có đến 5 golfer giành được tổng điểm -7 gậy sau ngày thi đấu đầu tiên, hứa hẹn những ngày thi đấu đầy gây cấn trước mắt.
So với Sentry Tournament of Champions, Sony Open không danh giá bằng, nhưng đây vẫn là giải đấu trên PGA Tour, nên vẫn có sự góp mặt của các golfer dạng khá. Có thể họ chưa nổi tiếng bằng nhóm đầu thế giới như Jon Rahm, Collin Morikawa, Brooks Koepka hay Bryson DeChambeau…
Tuy nhiên, trong bối cảnh các tên tuổi kể trên không tham dự, thì đây lại là cơ hội cho các golfer xếp ngay phía sau họ tích lũy điểm và tìm kiếm danh hiệu. Sony Open 2022 sẽ kéo dài đến rạng sáng 17/1, theo giờ Việt Nam.
很赞哦!(9)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Wolfsburg vs RB Leipzig, 01h30 ngày 12/4: Đánh chiếm Top 4
- Nữ phóng viên Nhật chiến thắng trong vụ kiện bị cấp trên cưỡng hiếp
- Cô giáo bị sa thải vì để mèo xuất hiện trong lớp học trực tuyến
- Gửi Mercedes mới mua ở sân bay, ông chủ sốc khi nhận lại xe hư hỏng
- Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Borussia Dortmund, 23h30 ngày 12/4: Giữ sức
- Thợ sửa xe bị đồng nghiệp tông gục bởi sai lầm hy hữu khi đưa ô tô vào gara
- Cuộc đời vẫn đẹp sao tập 35: Lưu tìm cách trốn khỏi nơi giam giữ
- Hyundai thay đổi cách gọi tên thương hiệu – Lạ mà quen
- Nhận định, soi kèo Hamburg vs Eintracht Braunschweig, 23h30 ngày 11/4: Tin vào khách
- Cách làm cơm chiên bằng chảo nướng cực ngon và lạ miệng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Greuther Furth vs FC Koln, 23h30 ngày 11/4: Tự tin trên sân nhà
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”. Đây là thành công bước đầu trong lộ trình thực hiện các giải pháp nhằm hồi hương ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo'. Trong thời gian tới, Bộ VHTT&DL sẽ nỗ lực phối hợp với Bộ Ngoại giao cùng một số bộ ngành, tổ chức, cá nhân để huy động mọi nguồn lực nhằm 'hồi hương' ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' về nước trong thời gian sớm nhất.
Quyết tâm sưu tầm, hồi hương ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' trở về Việt Nam không chỉ để bổ sung, hoàn thiện các sưu tập cổ vật, bảo vật, di sản văn hóa bị thất lạc, “chảy máu” ra nước ngoài mà còn khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của dân tộc; khẳng định sự đúng đắn, tiên quyết của Đảng và Nhà nước ta về quan điểm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, nâng cao tự tôn dân tộc của thế hệ trẻ trên trường quốc tế, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Đây cũng là việc làm rất có ý nghĩa đảm bảo tính toàn vẹn của di sản văn hóa - một nội dung quan trọng mà UNESCO rất chú trọng trong bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời thể hiện vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế tại các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' là di sản văn hóa của Việt Nam, là một minh chứng biểu trưng cho quyền lực chính trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định trong tiến trình lịch sử của Việt Nam.
Theo Đại Nam thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn, ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' được đúc vào ngày Giáp Thìn, mùng 4 tháng Hai năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15/3/1823). Ấn có nuốm (quai) làm rồng cuốn hai tầng, vuông 3 tấc 2 phân, dày 5 phân, bằng vàng 10 tuổi, nặng 180 lạng (chính xác là 280 lạng) 9 đồng 2 phân. Phàm chiếu như sắc dụ đều đóng ấn ấy. Theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, vào năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), dụ rằng: Ấn báu của nhà nước là để làm việc tuyên bố mệnh lệnh, chỉ bảo rõ ràng những việc phải làm, về khí cụ thì cực kỳ quan trọng, về điển lệ cực kỳ to lớn… Gặp có khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ, cùng là các cáo dụ các thân huân (người thân và người có công), đi tuần thú để xem xét các địa phương, mọi điển lệ long trọng ấy và ban sắc, thư cho ngoại quốc, thì dùng ấn 'Hoàng đế chi bảo'. Như vậy, rõ ràng, 'Hoàng đế chi bảo' là ấn vàng lớn nhất, đẹp nhất, quý nhất và quan trọng nhất của vương triều Nguyễn.
Ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn (vào dịp lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, cùng với sắc thư ban cho nước ngoài...), phản ánh một giai đoạn trong tiến trình lịch sử của quốc gia - dân tộc Việt Nam, là di sản văn hóa quý báu của Nhà nước Việt Nam.
Việc sưu tầm, đưa ấn về Việt Nam, để bổ sung bộ sưu tập Kim Ngọc Bảo Tỷ và hoàn thiện nội dung trưng bày về triều Nguyễn trong tiến trình lịch sử Việt Nam của Bảo tàng Lịch sử quốc gia là hết sức ý nghĩa và cấp thiết.
">Kinh nghiệm thực tiễn về việc “hồi hương” cổ vật
Theo kinh nghiệm quốc tế, việc kiểm chứng tính xác thực của cổ vật được đấu giá cơ bản dựa trên sự bảo đảm, uy tín của các hãng đấu giá.
Trên thực tế, Việt Nam đã nhận một số cổ vật có nguồn gốc Việt Nam “hồi hương” về nước theo 3 hình thức:
- Cá nhân, tổ chức vận động quyên góp, mua cổ vật và hiến tặng về nước (chuông chùa Ngũ Hộ được đưa từ Tokyo, Nhật Bản về Bắc Ninh năm 1978).
- Cá nhân, tổ chức đấu giá từ nước ngoài và hiến tặng về nước (như xe kéo của Hoàng Thái hậu Từ Minh được đưa về Huế năm 2015, cổ vật mũ quan đại thần và áo Nhật Bình triều Nguyễn cho Huế năm 2022).
- Chính phủ các nước tự nguyện trả cổ vật của Việt Nam thu được từ các cuộc điều tra buôn bán trái phép cổ vật (18 cổ vật nhận từ Đức năm 2018, một số cổ vật Đông Sơn nhận từ Hoa Kỳ năm 2022).
Huỷ đấu giá ấn vàng Hoàng đế chi bảo, nỗ lực hồi hương cổ vật về Việt Nam
Theo Newsflare
Bạn có góc nhìn nào về tình huống trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Mải livestream, một YouTuber tự mình phá nát siêu xe McLaren 570S đắt tiềnVụ tai nạn khiến chiếc siêu xe McLaren 570S có giá hơn 200.000 USD bị hư hỏng nặng. Nhưng hành vi sau đó của YouTuber này đã bị cộng đồng mạng lên án.">Người mẹ trẻ bị xe điện tông bươu đầu vì lỗi sơ đẳng khi đưa xe vào gara
Chị Nga cho biết sau một hai năm đầu sang Đức sống, do nhà ở vùng ngoại ô nên nhu cầu sử dụng ô tô là rất cần thiết, chị quyết định học thi lấy bằng lái để không phải phiền chồng làm tài xế bất đắc dĩ.
"Tôi bắt đầu qúa trình học từ tháng 4/2019 và đến cuối tháng 11/2019 mới đủ điều kiện để thi thực hành. Trước đó phần thi lý thuyết không quá khó nếu học hành chăm chỉ và hiểu tiếng Đức", chị Nga kể lại.
Theo chị Nga, học và thi bằng lái ô tô ở Đức có hai vấn đề khiến người mới sang dễ "sốc". Đó là chi phí đắt đỏ và học vất vả, lơ mơ rất dễ trượt.Lệ phí cho một lần thi áp dụng toàn quốc sẽ tốn khoảng 215 euro, tương đương gần 6 triệu đồng tiền Việt, trong đó thi lý thuyết tốn 55 euro và thi thực hành tốn 160 euro. Mức này gấp 10 lần lệ phí thi cấp bằng lái xe ở Việt Nam (khoảng 600.000 đồng, chưa tính chi phí học).
Tuy nhiên, chi phí để học lý thuyết và thực hành mới khiến học viên phải "hoa mắt". Chị Nga hoàn thành khóa học lý thuyết gồm 12 buổi đã tiêu tốn khoảng 250 euro (hơn 6,7 triệu VND) bao gồm sách và đĩa học.
Nhưng học phí này chưa thấm vào đâu so với mức học phí học thực hành lái xe. Đây cũng là quá trình học khắc nghiệt và đắt đỏ nhất để một người dân có được tấm bằng lái xe ở Đức. Ở thành phố Leipzig, học viên phải trả 30 euro/giờ học lái (khoảng hơn 800.000 đồng).
Theo quy định, học viên phải học đủ ít nhất 50 giờ mới được phép thi, tức là tối thiểu, mỗi người sống ở Đông Đức như chị Nga phải tốn khoảng 1.500 euro (khoảng hơn 40 triệu đồng) để hoàn tất điều kiện này.
Cộng thêm lệ phí đăng ký thi, mỗi học viên phải chi ít nhất là gần 50 triệu đồng cho 1 quá trình học và lấy bằng (con số này ở Việt Nam hiện nay là khoảng 10-15 triệu đồng cho bằng B2, PV), nhưng nếu lần thi đầu trượt thì lại quay trở lại vòng lặp tốn kém.
“Nếu trượt, bạn sẽ phải lập lại quá trình học lái xe đủ 50 giờ ôn luyện với thầy dạy lái kèm hóa đơn chi trả toát mồ hôi. Ở Đức, nếu học thi không cẩn thận và thi đi thi lại dễ tốn đến cả chục ngàn euro”, chị Nga cho biết.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga hiện đang sống ở thành phố Leipzig, Đức. Ảnh: NVCC Thông qua báo chí, chị Nga biết người Việt trong nước đang tranh luận khá nhiều về quy định học lái đường trường phải đủ 810 km. Chị Nga cho rằng quãng đường phải lái như vậy là còn ít so với thời gian chị học lái bên Đức.
Chị Nga kể, chế độ học lái thực hành tại Đức chỉ được phép học một kèm một, không có chuyện học ghép theo nhóm như ở Việt Nam, và thầy giáo cũng rất nghiêm khắc. Dù quy định tối thiểu chỉ cần học 50 tiếng lái trên đường là đủ điều kiện đi thi, nhưng quyền quyết định lại do thầy giáo.
"Do còn phải thi tiếng Đức nên lịch học của tôi một tuần là 3 buổi, mỗi buổi 45 phút. Trong 10 buổi đầu tiên là học làm quen số sàn và lái loanh quanh trong thành phố. Từ buổi thứ 10 trở đi sẽ được lái sang các thành phố khác và vùng lân cận. Sang buổi thứ 30 tôi mới được học lùi, đỗ xe và luyện thêm kỹ năng lái", chị Nga nhớ lại.
Điều khiến chị Nga nhớ nhất là sau 50 buổi học lái, chị mới được thầy giáo cho lái cao tốc, lái ban đêm. "Với người học nhanh thì chỉ cần 20 buổi là đã có thể đi thi, nhưng vì tay lái tôi kém nên phải học trên 50 buổi mới có thể kết thúc giáo án. Tổng số đường đã đi phải trên 2.500 km, tiền học thầy cũng mất gần 2.000 euro", chị Nga cho biết.
Tuy nhiên, nhờ được học rất kỹ theo kiểu "cầm tay chỉ dẫn" nên ngay sau khi lấy được bằng lái, chị Nga đã có thể tự tin lái chiếc BMW của gia đình ra phố và chồng ngồi bên cạnh hoàn toàn yên tâm.
Chị Nga cho rằng việc học kỹ, thầy nghiêm, đủ giờ, chạy xe nhiều giúp học viên dần quen các điều kiện môi trường, giao thông như ban ngày, ban đêm, trên cao tốc, đường nông thôn, đường vắng, đường đông... Mục đích là học xong, người dân có thể tự tin lái ra đường.
Điều này hoàn toàn khác với cách học trước đây ở Việt Nam, phổ biến là chỉ học đủ để đi thi, học viên chỉ học theo sa hình và luyện xe chíp trong sa hình, dẫn tới tình trạng nhiều người được cấp bằng nhưng không dám lái thật ngoài đường.
"Tôi vẫn nhớ trong những buổi cuối học với thầy giáo, mình đã mắc lỗi sơ đẳng là khi thấy một phụ nữ chuẩn bị băng qua đường ở chỗ đường dành cho người đi bộ. Chính ra tôi phải dừng lại, thì lại lái qua luôn, mặc dù cô ấy mới chuẩn bị bước chân xuống đường. Với lỗi như vậy khi thi sẽ bị trừ 5 điểm và khả năng đánh trượt cao vì gây nguy hiểm cho người đi bộ. Thầy đã chỉ ra điểm sai của tôi và từ những chi tiết đó, khi thi mình cẩn thận hơn. Đến khi có bằng rồi vẫn thuộc nằm lòng kỹ năng cơ bản của lái xe trên đường", chị Nga kể.
Ngay khi có trong tay tấm bằng lái, chị Nga cảm thấy hạnh phúc tột bậc. Chị thấy rằng có được bằng lái xe ở Đức không hề dễ dàng gì mà cả một sự dày công khổ luyện mồ hôi lẫn nước mắt, tiền bạc và thời gian. Rất nhiều người sau khi mất công khổ luyện giống chị nhưng thi lần đầu tiên không đỗ, họ đã không thể giữ được cảm xúc mà phải bật khóc vì quá vất vả, bao công sức bỏ ra mà không được đền đáp.
LTS:Kể từ ngày 15/6/2022, khi Thông tư 04/2022 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch cấp GPLX có hiệu lực, việc học và dạy lái xe được siết chặt lại. Các trung tâm đào tạo, sát hạch phải ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo, sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe, tăng thời gian thực hành trên đường,...
Các xe ô tô tập lái đều phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường (DAT). Học viên bắt buộc phải hoàn thành 24 giờ lái xe thực tế với quãng đường 710 km với giấy phép hạng B1 số tự động; còn hạng B2 và B1 số sàn phải chạy đủ tối thiếu 40 giờ với quãng đường 810 km.
Sự thay đổi mạnh mẽ này là chủ trương đúng đắn để tránh tình trạng học hình thức, học sơ sài, đối phó, nâng cao chất lượng học và dạy lái xe. Tuy nhiên, thực tiễn học lái xe hiện nay đang nảy sinh không ít tình huống dở khóc dở cười. Đồng thời, vẫn còn nhiều ý kiến về vấn đề an toàn giao thông khi học lái trên đường cao tốc, đường trường,...
Ban Ô tô xe máy mở Diễn đàn "Học lái xe: Làm sao để tránh bệnh hình thức?". Mời bạn đọc gửi bài viết về trải nghiệm học lái của mình hoặc bài góp ý kiến đến email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Đình Quý
Dân học lái xe 'méo mặt' khi phải hoàn thành 810 km đường trường với thiết bị giám sátQuy định về việc học viên muốn được cấp giấy phép lái xe phải hoàn thành tối thiểu 810 km đường trường với thiết bị giám sát quãng đường đang khiến cả người dạy và người học “méo mặt".">
Người Việt kể chuyện học lái ở Đức: Bật khóc vì quá tốn kém và vất vả
Nhận định, soi kèo Man City vs Crystal Palace, 18h30 ngày 12/4: Khó tin The Citizens
Địa điểm của quán cà phê là một đài quan sát ở gần thành phố Gimpo, cách thủ đô Seoul khoảng 50 km về phía tây bắc và sát khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách hai miền Triều Tiên. Du khách hay người dân Hàn Quốc có thể vừa nhâm nhi một ly cà phê, vừa nhìn được một phần đất nước Triều Tiên.
Giữa khu đài quan sát và thị trấn biên giới Kaepung ở phía bắc cách đó 1,4 km có một con sông chảy qua. Vào những ngày trời quang, từ view đài quan sát của quán, du khách có thể nhìn thấy dân làng Triều Tiên qua kính viễn vọng.
">Quán cà phê mở sát khu phi quân sự hai miền Triều Tiên hút khách
NSND Đặng Thái Sơn và mẹ - nghệ sĩ Thái Thị Liên. GS. TS. NGND. Trần Thu Hà - con gái nghệ sĩ Thái Thị Liên cho hay, dù gia đình hết lòng chăm sóc nhưng do tuổi già sức yếu, nghệ sĩ Thái Thị Liên đã qua đời ở Hà Nội, hưởng thọ 106 tuổi. Lễ viếng sẽ được tổ chức từ 7h30 ngày 4/2, tức 14 tháng Giêng tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Nghệ sĩ, nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên sinh năm 1918 , là giảng viên piano đầu tiên của trường âm nhạc Việt Nam. Bà chính là người thầy dạy đầu tiên và cũng là người truyền đam mê âm nhạc cho hai con là NSND Trần Thu Hà và NSND Đặng Thái Sơn - nghệ sĩ piano số 1 Việt Nam, người Việt đầu tiên đoạt giải F.Chopin năm 1980.
Tết 2022, NSND Đặng Thái Sơn chia sẻ ảnh chụp cùng mẹ ở tuổi 105. Đây là lần đầu tiên ông ăn Tết ở Việt Nam sau 45 năm kể từ khi rời quê nhà năm 1977. GS. Trần Thu Hà cho biết tất cả các con cháu, trong đó có NSND Đặng Thái Sơn sẽ có mặt đông đủ ở Hà Nội để đưa tiễn nghệ sĩ Thái Thị Liên vào cuối tuần này.
Tiếng đàn của nghệ sĩ Thái Thị Liên ở tuổi 100 (nguồn: VTV)
">Nghệ sĩ Thái Thị Liên
Cha mẹ nên lựa chọn thể loại phù hợp để khuyến khích các bé có thói quen đọc sách. Ảnh: Cẩm Giang. Đừng bỏ con một mình với những cuốn sách
Cha mẹ đừng để con một mình tìm hiểu kiến thức từ những quyển sách. Hãy luôn bên cạnh làm người bạn đồng hành cùng con, phát âm to rõ, giải thích ý nghĩa những từ mà bé chưa hiểu. Đọc cùng con cũng là phương pháp định hướng trẻ vững chắc hơn trước nhiều kiến thức mới mẻ mà cuốn sách mang tới.
Cha mẹ đừng ép buộc con ngồi vào bàn đọc sách còn mình chăm chăm vào chiếc điện thoại, máy tính… Chúng ta phải là tấm gương đam mê đọc sách để các bé noi theo. Dù bận rộn bao nhiêu thì trước lúc ngủ, hãy cùng con đọc vài trang sách để hình thành thói quen tốt.
Tôi thường nói với con, sách cũng biết buồn, biết đau nên mỗi khi con không thích sách đừng bực tức ném chúng vào góc nhà trong giận dữ. Vì sách cũng như ông bà, cha mẹ dạy con những điều hay, lẽ phải sau những câu chuyện đã đọc. Từ đó, bé xem sách như người bạn, trước lúc ngủ thường vẫy chào “chúc bạn sách ngủ ngon!”.
Và để đánh vào tâm lý thích tò mò, khám phá, náo nhiệt của trẻ, ban đầu giúp con đọc sách, tôi không bắt bé phải ngồi vào bàn với góc tường trong phòng ngột ngạt. Mỗi sáng cuối tuần hay những buổi chiều mát mẻ, tận dụng góc hiên nhà trồng những giàn hoa đầy màu sắc, chim chóc kéo đến sân vườn cùng ánh nắng và gió… tôi rủ con ra góc hiên cùng đọc những câu chuyện về thế giới loài vật, chỉ cho con tận mắt thấy ánh nắng ban mai, hoàng hôn, một chú chim sẻ, bướm vàng, kỳ nhông… Khi ấy, con càng thích thú từ bao câu chuyện hiện hữu trong cuộc sống.
Tôi chỉ mong được cùng con có thêm trải nghiệm mới từ “người bạn sách”. Dù con ngày càng rành mạch từng câu chữ, trang sách, tôi vẫn dành khoảng thời gian trong ngày cùng bé đọc sách. Đó là khoảnh khắc của sự kết nối, gần gũi giữa các thành viên trong gia đình. Để sau này, thông qua những cuốn sách, mẹ con tôi có thể lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp trên hành trình tìm hiểu kiến thức nâng bước vào đời.
Độc giả có thể gửi ý kiến xoay quanh chủ đề "Làm thế nào để con thích đọc sách?" về địa chỉ: banvanhoa@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn!
'Không lý gì cha mẹ cầm điện thoại mà bảo con phải đọc sách'
Năm lớp 4 khi con gái lớn của tôi 9 tuổi, tôi cho phép con đem sách lên trường để đọc vào buổi nghỉ trưa, đó là cuốn 'Không gia đình' (Hector Malot).">Cha mẹ đừng bỏ con một mình đơn độc với những cuốn sách