您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Soi kèo góc Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1
NEWS2025-01-27 17:50:00【Thể thao】4人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 24/01/2025 05:25 Kèo phạt góc trực tiếp ngoại hạng anhtrực tiếp ngoại hạng anh、、
很赞哦!(32277)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Lyon, 0h45 ngày 24/1: Tự tin trên sân nhà
- Chiêu lừa đảo trực tuyến mới nhắm vào người dùng Google Voice
- Kết luận kiểm tra quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí
- Các khoản đóng góp của học sinh TP.HCM trong năm học mới
- Soi kèo phạt góc Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1
- Thanh Hóa sẽ xử lý nghiêm lạm thu đầu năm học
- Lisa nhóm BlackPink đi máy bay riêng mừng sinh nhật bạn trai ở Pháp
- Học sinh phổ thông nghỉ hay học ngày thứ 7
- Nhận định, soi kèo Persita vs Madura United, 19h00 ngày 24/1: Cửa dưới thất thế
- Chiều Xuân, Tuấn Hưng đau xót trước con số thương vong vụ cháy ở Trung Kính
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Hà Nội vs HAGL, 19h15 ngày 24/1: Bám đuổi đội đầu bảng
- - Theo ghi nhận của VietNamNet, thời điểm này, nhiều phụ huynh không thể mua được trọn bộ SGK cho con em mình.
Qua tìm hiểu tại Hà Nội, việc mua được sách giáo khoa các lớp đầu cấp năm nay diễn ra căng thẳng hơn những năm trước. Mua lẻ góp nhặt để cho đủ bộ còn khó, chưa nói đến chuyện mua một nơi được ngay trọn bộ.
Không hoặc chưa đăng ký mua SGK ở trường từ trước, những phụ huynh có con em bước vào các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 6, lớp 10) thời điểm hiện tại sẽ vô cùng khó khăn nếu mua ở các nhà sách ngoài hệ thống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Chị T.H chia sẻ: “Tôi đã đi mấy điểm ở Hà Nội mà vẫn không tìm được đủ sách cho con. Nếu không tìm được thì buộc phải tìm cách xin sách anh chị các năm trước để học tạm”.
Tại nhà sách Tiền Phong (số 175 Tây Sơn, Hà Nội), nơi chuyên bán SGK và sách tham khảo, các giá sách vắng bóng nhiều đầu sách giáo khoa, đặc biệt các gian lớp đầu cấp học.
Đặt vấn đề mua sách giáo khoa lớp 1, nhân viên nhà sách này ngay lập tức cho hay: “Nếu đến sớm vài hôm thì còn có nhưng hôm nay thì không còn. Giờ đành phải nhặt lẻ, thiếu quyển nào thì đành chịu còn cả bộ thì không ở nơi đâu có”.
Nhân viên tại đây phân tích, có thể do năm học sau sẽ phát hành SGK chương trình phổ thông mới, thay sách nên nhà xuất bản in trong chừng mực.
“Mấy hôm nữa cũng không thể có trọn bộ, khẳng định với em luôn, chỉ còn cách nhặt mỗi nơi vài cuốn. Các chị cũng rất muốn bán nhưng không có hàng mà bán, không còn sự lựa chọn nào khác”
Tiếng Việt tập 1 là đầu sách hiếm hoi mà nhà sách này còn có để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, khi ngỏ ý nhờ nhặt lẻ xem được bao nhiêu cuốn có để mua thì sau hồi lâu tìm kiếm cũng chỉ được 3 đầu sách.
Nhân viên ở đây cũng cho hay, năm nay bộ SGK các lớp đầu cấp lớp 1, lớp 6 và lớp 10 đều “cháy hàng”. “Bởi việc thay sách bắt đầu từ những lớp này, các lớp khác thì vẫn phải tiếp tục học và dùng sách giáo khoa chương trình cũ nên không diễn ra chuyện đó”, một nhân viên nói.
Quan sát của phóng viên, trong ít phút, có liên tiếp 2 nhóm học sinh vào hỏi mua bộ SGK lớp 10 thì cũng quay về trong thất vọng vì không có.
Nhân viên nhà sách cũng cho rằng không chỉ ở đây hay ở các điểm khác của nhà sách này, mà thời điểm này ở các nhà sách khác chắc cũng khó có đủ bộ.
Nếu muốn mua luôn 1 bộ cùng lúc thì chỉ còn cách vài ngày sau thử quay lại tuy nhiên cũng không thể hẹn trước khi nào thì có.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở các nhà sách trên phố bán SGK trên đường Lý Thường Kiệt.
Tại Hà Tĩnh, hơn 1 tuần qua nhiều phụ huynh cũng bức xúc, lo lắng trước tình trạng SGK bậc tiểu học khan hiếm.
Khu vực trưng bày sách giáo khoa lớp 1 trống trơn. Ảnh chụp chiều 20/8. Thiện Lương Chị N.T.A (thành phố Hà Tĩnh) lo lắng: “Con tôi đã vào nhập học rồi nhưng tôi đã đi đến 5 cửa hàng sách lớn ở Hà Tĩnh để mua sách cho con gái vào lớp 1 mà không có. Nhân viên nhà sách nói hiện đang cháy hàng. Đặc biệt là sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1. Tôi cũng không hiểu sao mà SGK cho học sinh mà xuất bản lắt nhắt, mỗi lần ra được một quyển”.
Một giáo viên dạy tiểu học ở Hà Tĩnh cho biết, một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1 là do sách năm ngoái có sai sót.
“Thực ra thì sai sót không đáng kể, ví dụ như trong quyển sách dùng để dạy chữ cho học sinh có sai sót một vài chữ không đáng kể nhưng Bộ GD-ĐT lại thay đổi cả quyển sách, nhưng làm như thế này rất thiệt cho phụ huynh, bởi phụ huynh sẽ không được dùng lại sách cũ nữa.
Những quyển sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1 xuất bản năm ngoái thì năm nay buộc phải tái bản. Trong khi đó năm sau Bộ GD-ĐT có chủ trương đổi toàn bộ SGK lớp 1 nên năm nay không dám in nhiều vì sợ dư sách”, giáo viên này nói.
Có mặt tại các cửa hàng sách trên địa bàn Hà Tĩnh, nhiều gian sách bậc tiểu học của chương trình đại trà trống trơ, chỉ còn sót lại một vài quyển.
Chị Nguyễn Thị Hà, nhân viên một công ty sách và thiết bị trường học trên đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh cho biết, những ngày gần đây nhiều phụ huynh đến cửa hàng mua sách tiểu học cho con nhưng chỉ mua được vài quyển.
“Đây là cửa hàng sách lớn nhất Hà Tĩnh rồi, nhưng hiện chỉ còn một vài quyển. Cũng chưa biết đến khi nào có thêm SGK tiểu học về để phục vụ phụ huynh. Nhiều người cứ chủ quan cho rằng SGK sẽ không thiếu nên đợi con nhập học rồi mới mua nhưng giờ lại cuống cuồng đi tìm sách”, chị Hà nói.
Một nhân viên nhà sách Fahasa Sông La cũng cho hay, nhiều tuần nay sách bậc tiểu học không có để bán cho phụ huynh.
“Hiện ai mua sách số lượng lớn thì đặt tiền trước rồi mới lấy về, phải vận chuyển từ Sài Gòn ra bán, còn sách lẻ thì không có nữa. Nguyên nhân sách khan hiếm và sách lớp 1 thiếu nhiều nhất vì sợ năm sau thay đổi sách nên họ không dám in nhiều, rồi không bán hết”, nhân viên này nói.
Chưa năm nào mà phụ huynh, học sinh khó tìm mua sách giáo khoa các lớp đầu cấp như năm nay. Ảnh: Thanh Hùng Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục cho hay, cũng như các năm học trước, để phục vụ tốt năm học mới 2018 - 2019, một mặt đảm bảo giá SGK được giữ nguyên, mặt khác, nhà xuất bản xây dựng kế hoạch in và phát hành SGK dựa vào số lượng đặt mua SGK của các công ty sách. Cùng đó cũng căn cứ vào thực tiễn phát hành SGK các năm học trước.
Tuy nhiên, theo ông Tùng, năm nay do có sự đột biến về số lượng học sinh ở một vài địa phương, trong đó có Hà Nội, nên ở một vài cửa hàng bán SGK nhỏ lẻ có hiện tượng thiếu SGK tạm thời.
Để khắc phục tình trạng đó, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã khẩn trương cung ứng bổ sung SGK, phục vụ đầy đủ nhu cầu của học sinh trước ngày khai giảng.
Ông Tùng cho biết, tính đến ngày 15/8/2018, Nhà xuất bản Giáo dục đã phát hành trên 100 triệu bản SGK (đạt 102% kế hoạch). Cùng đó, đã thành lập các đoàn giám sát việc phát hành sách giáo dục tại các địa phương trong cả nước, đảm bảo không để xảy ra thiếu sách, sốt sách; lập nguồn SGK dự phòng để có thể kịp thời phục vụ học sinh ở một số địa phương trong trường hợp xảy ra thiên tai lũ lụt.
“Với việc phối hợp nhiều giải pháp đồng bộ, đến thời điểm này về cơ bản việc phục vụ SGK cho học sinh trên cả nước đón năm học mới 2018 - 2019 đã đầy đủ, đồng bộ. Nhà xuất bản Giáo dục đảm bảo không có học sinh nào phải bỏ học vì thiếu SGK”, ông Tùng khẳng định.
Trong chiều 20/8, khi tìm đến một điểm bán của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Hà Nội thì các đầu sách trong bộ SGK có đầy đủ. Có cửa hàng để ngay các bộ sách giáo khoa ở ngay sau mặt cửa kính ra vào, bên cạnh đó là các thùng giấy đóng sách chưa kịp mở. Phụ huynh có thể tìm đến các địa chỉ này thay vì “đỏ mắt” lùng sục ở nhiều nơi.
Thanh Hùng – Thiện Lương
Trường tiểu học chật vật tìm cách giảm tải 60 học sinh/lớp
Sự di dân cơ học tại các khu đô thị mới và quan niệm dân gian về sinh con năm tuổi đẹp đang khiến Hà Nội đứng trước áp lực quá tải sĩ số lớp 1. Có những lớp sĩ số lên đến hơn 60 học sinh.
">Đôn đáo tìm mua sách giáo khoa cho năm học mới
- - Saukhi trải nghiệm các hoạt động dành cho học sinh quốc tế, một nhóm họcsinh năng động của Việt Nam đã tìm cách mở rộng trải nghiệm này tới bạnbè đồng trang lứa.
Những mô hình MUN trước đây chỉ dành riêng cho học sinh, sinh viên các trường quốc tế và chi phí tham gia khá cao – khoảng 3 triệu đồng, trong khi chi phí tham gia của chúng em chỉ có 300 nghìn đồng.
Mô hình mô phỏng Liên Hợp Quốc (MUN) là mô hình thu nhỏ các cuộc họp diễn ra tại trụ sở Liên Hợp quốc được các bạn trẻ từ 15-25 tuổi tự lên ý tưởng và tổ chức.
Khuất Minh Thu Giang (học sinh lớp 12, Trường Quốc tế Singapore) – trưởng ban tổ chức tổ chức Việt Nam – Hà Nội mô phỏng Liên Hợp Quốc (VNHNMUN) cho biết nhóm của em tổ chức hoạt động này theo mô hình của ĐH Harvard, nghĩa là sau khi kết thúc, ban tổ chức sẽ trao giải thưởng cho các đại biểu xuất sắc.
Trước đó, tại Việt Nam, MUN cũng từng được tổ chức bởi học sinh Trường quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội. “Tuy nhiên, hội thảo của bọn em khác với những mô hình Liên Hợp Quốc được tổ chức trước đây tại Việt Nam. Tại VNHNMUN, tất cả học sinh, sinh viên cả nước đều có thể đăng ký tham gia và có điều phối viên, thành viên ban tổ chức đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
“Hôm nay trong căn phòng này, tôi có một nhóm bạn đặc biệt gồm 100 học sinh, sinh viên và 25 thành viên trong ban tổ chức tới từ các tỉnh thành khác nhau của Việt Nam đã tới tham dự hội thảo. Mặc dù khác nhau về quốc tịch, hoàn cảnh sống, nền tảng giáo dục và tôn giáo, nhưng tất cả chúng ta đều có một sân chơi chung là VNHNMUN 2015” – Tổng thư ký Khuất Minh Thu Giang nói trong phát biểu khai mạc. Ảnh: Taichi Kobayashi Nữ sinh 18 tuổi cho biết, em cùng nhóm bạn đã ấp ủ ý tưởng và lên kế hoạch trong vòng nửa năm để tổ chức VNHNMUN chỉ diễn ra trong vòng 2 ngày. Nhóm của Giang gồm có 25 bạn trẻ hiện đang là học sinh, sinh viên của các trường THPT, các trường quốc tế, đại học tại Việt Nam cũng như các du học sinh Anh, Mỹ, Nga, Ấn Độ.
Theo chia sẻ của Thu Giang, thành viên ban tổ chức đều là những bạn có khả năng nói tiếng Anh tốt, đã có kinh nghiệm tham gia các hội thảo MUN trong và ngoài nước cũng như các hoạt động xã hội khác. Bản thân Thu Giang là trưởng ban tổ chức kiêm vị trí Tổng thư ký của VNHNMUN. Cô gái năng động này đã từng tham dự : hội thảo mô phỏng Liên Hợp Quốc do Trường Quốc tế Liên Hợp Quốc tổ chức, sự kiện lãnh đạo trẻ châu Á Thái Bình Dương.
Không khí phòng họp Đại hội đồng. Ảnh: Taichi Kobayashi Các đại biểu đại diện cho các quốc gia tham gia thảo luận. Ảnh: Taichi Kobayashi Trong số 25 thành viên ban tổ chức, có 1 Tổng thư ký, 4 trưởng nhóm và các chủ tọa ở mỗi phòng Ủy ban. Mỗi trưởng nhóm phụ trách một mảng: nội dung, hậu cần, tài chính, quan hệ truyền thông. Ở mỗi mảng này đều có một vài thành viên hỗ trợ trưởng nhóm. Ngoài ra, còn có chủ tọa các phòng: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và xã hội, các tổ chức phi Chính phủ.
Hội thảo gồm có 100 bạn trẻ tham dự, đóng vai là các đại biểu đại diện cho khoảng 40 quốc gia. “Mỗi bạn sẽ đại diện cho một quốc gia, nhưng ở mỗi phòng họp khác nhau có thể sẽ có đại diện của cùng một nước, nên có 100 đại biểu nhưng chỉ có 40 quốc gia” – Thu Giang giải thích về cách thức hoạt động của hội thảo.
Sau phần tuyên bố khai mạc của Tổng thư ký, hội thảo bắt đầu bằng bài phát biểu giới thiệu của mỗi nước ở trong các phòng Ủy ban. Sau đó, các nước có chung mối quan tâm đến một trong những vấn đề mà Ban Nội dung chọn ra sẽ cùng nhau bàn bạc, thảo luận để đưa ra một bản nghị quyết hoàn chỉnh. Do các nước có thể có nhiều ý kiến khác nhau về cách giải quyết vấn đề, nên các đại biểu cần phải vận động hành lang và dùng kỹ năng đàm phán, ngoại giao để đạt được thỏa thuận từ các bên.
Đại biểu của Việt Nam trình bày ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Taichi Kobayashi “Mọi thành viên trong Ủy ban đều đọc bản nghị quyết và bất kỳ nước nào có ý kiến thuận hoặc bất bình với điều khoản trong nghị quyết sẽ giơ thẻ tên nước lên để được mời lên nói. Khi thời gian tranh luận kết thúc, các đại biểu sẽ tiến hành bỏ phiếu cho nghị quyết đó” .
“Mục tiêu của bọn em khi tổ chức hoạt động này là muốn tạo một sân chơi để các bạn học sinh, sinh viên rèn luyện khả năng giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng thuyết trình cũng như nâng cao hiểu biết về các vấn đề kinh tế, chính trị trong nước cũng như thế giới. VNHNMUN năm nay sẽ bàn về một số vấn đề như: nguồn nước sạch ở các quốc gia đang phát triển, tham nhũng…” – Thu Giang chia sẻ.
Một đại biểu đang nêu quan điểm của mình. Ảnh: Taichi Kobayashi Được biết, nhóm của Giang đã nhận được khoảng 200 hồ sơ đăng ký tham gia, nhưng các bạn chỉ chọn ra 100 hồ sơ dựa trên bài luận tiếng Anh, trình bày hiểu biết và quan điểm về các vấn đề hiện nay của Việt Nam cũng như thế giới.
“Em nghĩ rằng, người Việt trẻ bây giờ cần phải có kỹ năng làm việc nhóm, suy nghĩ độc lập, biết sàng lọc thông tin, biết nói lên ý kiến của mình và bảo vệ ý kiến đó. Để làm được gì đó cho nước nhà, các bạn trẻ cũng cần phải quan tâm tới các vấn đề chính trị, xã hội nhiều hơn để hiểu về Việt Nam và quan hệ của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới” – Thu Giang nói.
- Nguyễn Thảo
Người trẻ 20 tuổi làm gì trong phòng họp Liên Hợp Quốc?
Tại Việt Nam, bà Phan Thị Hải cho biết thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là các sản phẩm mới vào nước ta nên chưa được nghiên cứu để đề xuất đưa vào danh mục hàng hóa cấm kinh doanh của Luật Đầu tư. Tuy nhiên, do thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng không được quy định cụ thể trong Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá nên chưa được phép nhập khẩu, mua bán, sản xuất, kinh doanh và lưu hành.
Các chuyên gia cho hay, việc "vắng mặt" thuốc lá điện tử hay các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nói chung trong Luật Phòng chống tác hại thuốc lá gây nên một khoảng trống pháp lý gây khó khăn cho việc kiểm soát.
Theo khuyến nghị của tổ chức HealthBridge, Việt Nam vẫn là quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nam giới trưởng thành cao trên thế giới và trong khu vực ASEAN. Các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có nicotine - chất gây nghiện, ảnh hưởng xấu tới thanh thiếu niên và tạo thế hệ những người hút thuốc lá mới.
Việc cho phép sản phẩm này trên thị trường sẽ gia tăng nhu cầu sử dụng (đặc biệt ở giới trẻ), đồng thời, kìm hãm nỗ lực cai nghiện thuốc lá hoàn toàn của người đang hút thuốc và có nhu cầu bỏ thuốc, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực thực hiện WHO FCTC về phòng chống tác hại thuốc lá.
Trước những tác hại của thuốc lá điện tử, Bộ Y tế đề xuất cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng vì đây đều là các sản phẩm có hại cho sức khỏe.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá, cho hay Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ ngành liên quan để tiếp tục đánh giá, nghiên cứu đưa ra bằng chứng báo cáo Chính phủ.
"Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cũng đưa ra ý kiến đề xuất Quốc hội, kiến nghị các bộ, ngành, Chính phủ xem xét có biện pháp sửa luật Phòng chống tác hại thuốc lá để có điều khoản cụ thể hơn trong Luật và các văn bản dưới luật thực hiện công tác này", ông Khuê cho biết.
- Sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng có thể gây tổn thương phổi, tim và não, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.
- Giống như hút thuốc lá thường, thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử cũng tỏa ra các hóa chất độc hại như nitrosamines và hydrocacbon có trong khói xe ô tô và thuốc trừ sâu gây ung thư.
- Sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng nhanh chóng gây nghiện nicotine và khó cai nghiện.
">Những quốc gia nào cấm hoàn toàn thuốc lá thế hệ mới?
Siêu máy tính dự đoán Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01
Hơn một năm đi ngoại tình, ông chủ thầu xây dựng đã quay về với vợ
Chồng tôi nói, gia đình là nhất, chỉ có vợ con mới cho mình tình yêu thật sự. Vừa rồi, cả gia đình tôi đã có một chuyến du lịch Phú Quốc hạnh phúc.
">Tâm sự đầy cay đắng khi anh em không nhìn mặt nhau chỉ vì một cây vàng
- - Trở về từ Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 43 được tổ chức tại São Paulo, Brazil, Nguyễn Duy Thanh – chàng sinh viên năm 3 khoa Công nghệ thông tin, ĐH Công nghiệp TP.HCM trở thành thí sinh đầu tiên mang huy chương về cho đoàn Việt Nam trong lịch sử tham dự kỳ thi này từ năm 2007.
Huy chương Đồng ở nghề Giải pháp phần mềm công nghệ thông tin của Duy Thanh là niềm tự hào không chỉ của riêng em, mà còn là niềm vui chung của cả ĐH Công nghiệp TP.HCM, Tổng cục Dạy nghề và cả Công ty Samsung Việt Nam – doanh nghiệp đã đưa Thanh sang Hàn Quốc đào tạo trong 13 tháng để chuẩn bị cho kỳ thi.
Nguyễn Duy Thanh – chủ nhân Huy chương Đồng nghề Giải pháp phần mềm công nghệ thông tin tại Kỳ thi tay nghề thế giới 2015 tổ chức tại Brazil Suốt hơn một năm học tập ở Hàn Quốc, Thanh đã được nhà trường tạo điều kiện cho bảo lưu kết quả học tập. Sau khi kỳ thi kết thúc, em lại tiếp tục học tập tại khoa Công nghệ thông tin của trường.
“Em đã cố gắng hết sức mình cho kỳ thi và rất tự hào, hạnh phúc với kết quả này” – Duy Thanh chia sẻ. Nói về cơ duyên đến với cuộc thi, Thanh cho biết, em và nhiều bạn khác trong trường đã được chọn tham gia cuộc thi tay nghề quốc gia trước đó. Do giành được Huy chương Vàng nên Thanh được tham dự tiếp Kỳ thi tay nghề thế giới.
Để có được kết quả ngày hôm nay, chàng trai sinh năm 1993 khiêm tốn nói rằng “nhờ sự đầu tư rất lớn của công ty Samsung khi cho em sang Hàn Quốc học tập trong vòng 13 tháng”. Suốt hơn một năm học tập ở Hàn Quốc, Thanh cho biết em học tập được rất nhiều về sự chuyên nghiệp và thái độ làm việc của đồng nghiệp nước bạn.
“Kỹ năng làm việc của người Việt Nam không hề thua các bạn Hàn Quốc, nếu có thì chúng ta thua họ ở sự chuyên nghiệp. Sang bên đó, em phải học tập và làm việc từ 8 giờ sáng tới 11 giờ tối. Giờ làm việc, ăn uống của họ rất đúng giờ, ngày nào cũng như ngày nào. Họ chuyên nghiệp trong cả cách giao tiếp với nhau. Thái độ làm việc, kỹ năng giao tiếp là những thứ em đã học được trong thời gian đào tạo ở Hàn Quốc. Em nghĩ đây cũng là những kỹ năng mà người lao động Việt Nam còn thiếu” – Duy Thanh chia sẻ.
Thầy Bùi Tiến, ĐH Công nghiệp TP.HCM – người đồng hành cùng Duy Thanh trong kỳ thi tại Brazil cũng thừa nhận điều này khi nhận xét về các thí sinh nước ngoài. “Họ được dạy kỹ năng giao tiếp và giao tiếp rất dễ thương. Cách trò chuyện, ứng xử của họ lấy được cảm tình của mọi người xung quanh. Họ rất mở và phải cởi mở thì họ mới có thể học tốt được”. Thầy Tiến nói thêm rằng người lao động nước ngoài cũng có khả năng kiểm soát thời gian rất tốt – một kỹ năng mà chính Duy Thanh cũng đang gặp khó khăn.
Nguyễn Duy Thanh (giữa) chụp cùng các bạn và lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề Nói về việc chọn nghề, chàng trai có nụ cười rất hiền Duy Thanh cho biết em chọn ngành công nghệ thông tin là do đam mê, sở thích. “Em nghĩ các bạn trẻ nên chọn nghề theo sở thích của mình. Đam mê sẽ giúp mình làm tốt công việc đó”.
Thanh cho rằng hiện nay sinh viên đang phải học quá nhiều môn học không liên quan tới chuyên ngành. Em nghĩ nên tập trung hơn vào các môn chuyên ngành, vào việc thực hành thay vì nặng về lý thuyết, có như thế người lao động Việt Nam mới hấp dẫn được các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài.
Được biết, với thành tích xuất sắc tại Kỳ thi tay nghề thế giới, Duy Thanh đã được công ty Samsung ngỏ ý mời về làm việc tại Samsung TP.HCM sau khi ra trường. Đây cũng là mong muốn lớn nhất của chàng sinh viên năm 3. “Em sẽ nỗ lực hết sức để được làm việc tại Samsung” – Thanh chia sẻ.
Ngay sau khi đáp chuyến bay xuống sân bay Nội Bài chiều tối ngày 19/8, đích thân Tổng giám đốc Samsung Việt Nam đã ra đón Thanh và mời cậu ăn tối riêng với ông. Thanh cười tươi, thật thà chia sẻ: “Em cũng chưa biết sẽ nói gì trong bữa tối nay”.
Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 43 được tổ chức tại São Paulo, Brazil từ ngày 5/8 đến 17/8/2015. Có 50 nghề được tổ chức thi, trong đó có 46 nghề chính thức và 4 nghề trình diễn với sự tham gia của 1.192 thí sinh đến từ 62 quốc gia và vùng lãnh thổ của 5 châu lục, bao gồm các nước rất phát triển về kỹ thuật, công nghệ như Mỹ, Canada, Brazil, Anh, Đức, Pháp, Ý, Áo, Thụy Sỹ, Úc, Nam Phi, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan…
Năm nay, đoàn Việt Nam có 14 thí sinh dự thi ở 13 nghề. Cùng với Huy chương Đồng của Nguyễn Duy Thanh, đoàn Việt Nam còn giành được 8 chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc (từ 500 điểm trở lên) ở các nghề: Thiết kế web (thí sinh Lương Công Hiếu đạt 525 điểm); Hàn (thí sinh Đặng Duy Tuấn đạt 523 điểm); Thiết kế kỹ thuật Cơ khí CAD (thí sinh Nguyễn Đức Thành đạt 521 điểm); Xây gạch (thí sinh Đặng Quang Phong đạt 513 điểm); Phay CNC (thí sinh Giang Chấn Vinh với 517 điểm); Đường ống nước (thí sinh Vũ Trọng Tú đạt 509 điểm); Cơ điện tử (thí sinh Trần Anh Tài và Võ Chí Thành đạt 506 điểm).
Nguyễn Thảo
">Gặp chàng sinh viên được Tổng giám đốc Samsung mời ăn tối
Tin nhắn trên mạng xã hội được cho là giữa chị T. và bác sĩ C. Trước đó, cô gái này đã 2 lần gửi đơn đề nghị giải quyết hành vi có dấu hiệu vi phạm y đức, quy định về khám chữa bệnh của bác sĩ C. đến các cơ quan chuyên môn, như Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Thanh tra Bộ Y tế.
Trước đó, VietNamNet phản ánh sự việc cô gái 21 tuổi tố cáo bị bác sĩ ung bướu xâm hại tình dục. Bác sĩ bị tố có tên N.Q.C, công tác tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Người tố cáo là chị N.T.K.T. (21 tuổi) có mẹ là một bệnh nhân ung thư.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định vụ việc liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, tạo làn sóng bức xúc và phẫn nộ trong ngành y tế. Bác sĩ C. tạm ngưng công tác chuyên môn để tập trung giải trình, làm rõ.
Làm việc với Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, bác sĩ C. không thừa nhận hành vi xâm hại tình dục, chỉ thừa nhận có tư vấn và cho tặng thuốc tại nhà riêng.
Ngay sau đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu xử lý thông tin báo chí, rà soát chấn chỉnh thái độ, y đức của nhân viên y tế; tăng cường tập huấn các kỹ năng giao tiếp cho nhân viên y tế. Xác minh, điều tra, xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm; quán triệt phương châm "Lấy người bệnh là trung tâm”...
Diễn biến vụ việc cô gái 21 tuổi tố cáo bị bác sĩ xâm hạiTheo lời chị N.T.K.T. (21 tuổi, quận Bình Tân), mẹ của chị bị ung thư tuyến giáp từ năm 2020. Trong quá trình mẹ chữa ung thư, chị T. quen biết bác sĩ N.Q.C, công tác tại Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Dù chạy chữa nhiều nơi, người bệnh đã bị di căn và xâm lấn khí quản. Tháng 4/2023, mẹ chị T. phải cấp cứu ở một bệnh viện lớn. Bác sĩ khuyên gia đình chuyển sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Lúc này, chị K.T nhắn tin cho bác sĩ N.Q.C để nhờ hỗ trợ. Bác sĩ C. nhắn chị T. mang toàn bộ hồ sơ lên phòng khám riêng (thực tế là nhà thuốc) tại quận Tân Bình để xem tình hình.
Theo cô gái, bác sĩ C. nói tình trạng người mẹ đã hết cách, chỉ có loại thuốc “nhắm trúng đích” tên Lenvaxen 10 mới có thể kéo dài thời gian sống đến hết năm. Tuy nhiên, bác sĩ không nhận tiền thuốc mà nói “anh không cần tiền”, “anh muốn em làm anh vui”. Bác sĩ C. lao vào ôm nhưng chị phản kháng và bỏ về.
Do quá lo lắng, lần thứ 2, chị theo lời hẹn của bác sĩ C. để sang nhận thuốc vào tối 18/4. Theo chị T., bác sĩ C. nói “em làm cho anh vui đi rồi anh đưa thuốc”, sau đó lao vào ôm và thực hiện hành vi xâm hại tình dục.
Sau khi dùng thuốc, người mẹ không bớt bệnh mà xuất hiện tình trạng ho ra máu, tắc đờm, khó thở phải cấp cứu.
Tháng 5/2023, chị K.T. đăng bài viết ẩn danh lên Diễn đàn bác sĩ trẻ Việt Nam, tố bác sĩ tên N.Q.C có hành vi dụ dỗ con gái của bệnh nhân ung thư sau đó xâm hại tình dục. Chị T. cho hay bác sĩ C. đã liên hệ xin lỗi và nhờ chị xóa bài.
Ngày 5/7, chị K.T. làm đơn gửi Thanh tra Sở Y tế, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Thanh tra Bộ Y tế, UBND TP.HCM, một số cơ quan báo chí, đề nghị giải quyết hành vi có dấu hiệu vi phạm y đức, quy định về khám chữa bệnh của bác sĩ N.Q.C.
Ngày 9/8, chị K.T tiếp tục gửi đơn lần 2 đến các cơ quan trên. Ngày 24/8, vụ việc được phản ánh trên các phương tiện báo chí, truyền thông.
Đến ngày 25/8, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an TP.HCM (PA03) đã làm việc với bác sĩ N.Q.C và Ban giám đốc bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Ngày 26/8, Công an quận Bình Tân (nơi chị T. cư trú) và công an quận Tân Bình (nơi xảy ra sự việc) đã mời chị T. lên làm việc.
">
Tình tiết mới nhất vụ cô gái 21 tuổi tố cáo bị bác sĩ ung bướu xâm hại