Thấp thỏm dõi theo 'Phận đàn bà' của nữ Tiến sĩ
15 câu chuyện trong Phận đàn bà (NXB Hồng Đức) được tác giả Y Mùi nhặt nhạnh từ những nguyên mẫu đời thực,ấpthỏmdõitheoPhậnđànbàcủanữTiếnsĩlịch bd anh tạo dựng nên thế giới văn chương của mình. Đó là lý do tập truyện ngắn đi thẳng vào thế giới nội tâm độc giả, đặc biệt là phái nữ.
Đọc Mộng mị, Ký ức vụnhay Lan ham vui... dễ nhận thấy phong cách Y Mùi. Là một cây viết nữ, nhưng lạ thay, chị không hề điểm trang câu chữ hoặc trau chuốt hình ảnh. Thay vào đó, truyện ngắn của chị hút người đọc bởi lối kể mộc mạc, giản dị và chân thật.
“Chừng ấy năm làm vợ, làm mẹ là chừng ấy năm mẹ nó đã nuốt nước mắt vào trong mà sống. Mẹ nó chấp nhận thua thiệt không chỉ ngoài xã hội mà ngay cả trong nhà vì cái thiên chức trời trao cho phụ nữ. Mẹ nó tự an ủi rằng, thành đạt của người đàn ông trong nhà mới là quan trọng. Thành đạt của người chồng là đủ cho cả nhà vui”...
Đọc văn Y Mùi, bạn đọc nữ dễ bắt gặp chính mình ở đó. Lối kể chuyện thẳng đuột, hồn nhiên chính là cách Y Mùi khơi nguồn để cảm xúc tuôn chảy. Chúng ta cũng theo dòng chảy đó mà hồi hộp, thấp thỏm với từng nhân vật, để xem ở cuối câu chuyện, họ vượt lên số phận, vượt qua hoàn cảnh như thế nào. Quả nhiên, không phụ lòng độc giả, tất cả đều được kết thúc một cách bất ngờ nhưng hợp lý. Hành trình của nhân vật Lan trong truyện ngắn Lan ham vui là một minh chứng thú vị.
Cảm nhận Phận đàn bàmới thấy cuộc sống không phải là bộ phim truyền hình. Nhiều phụ nữ thấy khó khăn khi sống theo cách mình muốn, ngay cả khi họ lên kế hoạch cho cuộc đời đến từng chi tiết nhỏ nhất. Phụ nữ sinh ra là để ước mơ. Không có người phụ nữ nào lại không muốn được quan tâm, chăm sóc và sống một cuộc đời lý tưởng.
Nhưng hiện thực thật tàn khốc, không phải ai cũng có thể biến ước mơ thành hiện thực. Đặc biệt, phụ nữ trung niên luôn gánh vác quá nhiều tâm sự trong lòng. Ngòi bút Y Mùi, đại diện cho rất nhiều người đàn bà nói lên hiện thực đó.
Dẫu vậy, theo dõi hành trình các nhân vật trong 15 truyện ngắn, độc giả hiểu rằng, dù cuộc sống khó khăn đến đâu, họ vẫn phải bước tiếp, không để mình phải sống trong túng quẫn. Thay đổi số phận bắt đầu từ thay đổi suy nghĩ, không để bản thân bị bao vây bởi những cảm xúc tiêu cực.
Không thể phủ nhận mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học và đời thực. Khi nói đến sáng tạo của những nhà văn nữ giống như Y Mùi, độc giả dễ nhận thấy họ thể hiện ý thức về giới, mối quan tâm đối với sự sống còn của phụ nữ và thậm chí là mối quan tâm với toàn thể nhân loại. Hình ảnh phụ nữ trong tác phẩm có phần trưởng thành khi bản sắc riêng và trạng thái tâm lý của nhà văn thay đổi.
Cùng với việc dõi theo hành trình của các nhân vật trong sách, người đọc cũng thích quan sát hành trình của tác giả, để xem liệu tác phẩm của họ có thể đứng vững trước thử thách của thời gian và có giá trị nhân văn sâu sắc cũng như cách xây dựng nghệ thuật độc đáo hay không. Bằng cách này, độc giả mới trân trọng hơn sức hấp dẫn mà văn học mang lại.
Hãy thở ra khi đến lúc phải thở ra và không giấu giếm khi bạn đang vui vẻ. Qua những tác phẩm của mình, Y Mùi truyền đi một thông điệp: Tất cả phụ nữ đều có thể sống một cuộc đời hạnh phúc!
Là một Tiến sĩ ngành Y du học nước ngoài, tuy nhiên Y Mùi khiến độc giả ngỡ ngàng bởi bút lực của mình ở thể loại truyện ngắn. Sau khi nghỉ hưu, chị theo học liên tục 4 khóa bồi dưỡng viết văn do Trung tâm đào tạo viết văn Nguyễn Du thuộc Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức thường niên. Nhiều tác phẩm của chị được độc giả đón nhận như: Những nẻo đường tu, Người quê, Đường chiều, Vụn vặt chuyện nhà...
Tác giả 74 tuổi viết sách truyền cảm hứng vượt giới hạn bản thânTác giả Nguyễn Diệu Phúc (74 tuổi), vừa ra mắt hai cuốn sách: Không có gì là quá muộn, Tu tập và thơ ca (Thái Hà Books phát hành).