您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Người muốn mua xe mới ngóng giảm lệ phí trước bạ ô tô
NEWS2025-01-28 00:28:21【Nhận định】9人已围观
简介Sắp giảm lệ phí trước bạ lần thứ 4?ườimuốnmuaxemớingónggiảmlệphítrướcbạôtô24h.Thủ tướng Chính phủ vừ24h.24h.、、
Sắp giảm lệ phí trước bạ lần thứ 4?ườimuốnmuaxemớingónggiảmlệphítrướcbạôtô24h.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đáng chú ý, Chỉ thị đề cập đến việc giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất trong tháng 5 tới.
Với tinh thần trên, nhiều khả năng tới đây, ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tiếp tục được hưởng ưu đãi giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ. Đợt giảm lệ phí trước bạ này được kỳ vọng sẽ bắt đầu từ 1/7 tới và kéo dài đến hết 31/12 năm nay.
Trước đó, thị trường ô tô Việt Nam từng 3 lần được Chính phủ ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, mỗi lần có hiệu lực 6 tháng.
Lần đầu tiên, ưu đãi này được áp dụng trong thời gian 6 tháng cuối năm 2020; lần thứ hai áp dụng từ tháng 12/2021 đến hết tháng 5/2022 và gần đây nhất là 6 tháng cuối năm 2023.
Là người đang có kế hoạch "tậu" chiếc Mercedes-Benz C200 lắp ráp trong nước, khi nghe thông tin trên, anh Nguyễn Minh Hải (Long Biên, Hà Nội) đã ngay lập tức gọi điện cho tư vấn bán hàng (sale) của đại lý thông báo hoãn ký hợp đồng mua xe để chờ.
Chia sẻ với VietNamNet, anh Hải cho biết: "Tháng 3, khi Mercedes-Benz Việt Nam công bố giảm giá sâu cho các xe đời 2022-2023, tôi đã nghĩ, việc mua xe vào thời điểm này là chín muồi. Tuy nhiên, khi có thông tin sẽ giảm 50% lệ phí trước bạ, tôi lại muốn chờ đợi thêm vì sẽ tiết kiệm được đến xấp xỉ 100 triệu đồng tiền lăn bánh. Trong khi thực tế, tôi cũng chưa cần vội mua xe lắm".
Anh Lương Thanh Tuấn - Quản lý bán hàng của một đại lý Honda tại Hà Nội cho rằng, tâm lý nhiều khách hàng khi biết được thông tin trên đã lùi chậm lại ý định mua xe để chờ có thông tin chính thức.
"Với những dòng xe của Honda lắp ráp trong nước như CR-V hay City, khách hàng sẽ được giảm thêm khoảng 30-65 triệu đồng nhờ vào chính sách hỗ trợ lệ phí trước bạ. Số tiền này đủ lớn để nhiều người hoãn lại việc tậu xe của mình. Tuy nhiên, hiện chúng tôi cũng đang có chính sách hỗ trợ tương tự từ hãng nên luôn khuyến khích khách đặt cọc sớm để giữ được quyền lợi", anh Tuấn nói.
Thúc đẩy tiêu thụ
Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), 6 tháng cuối năm 2023, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đã giúp các hãng xe thành viên đạt tổng doanh số 164.664 chiếc, tăng 20% so với 6 tháng đầu năm 2023 (137.327 chiếc) và tăng tới 52% so với cùng kỳ năm 2022 (108.232 chiếc).
Quý I/2024, khi chính sách hỗ trợ đã hết hiệu lực, doanh số bán xe của các thành viên VAMA tụt 37%, còn 58.165 chiếc. Trong đó, riêng tháng 1/2024, doanh số bán xe chỉ đạt 19.243 chiếc, chưa bằng một nửa so với tháng 12/2023 (38.740 chiếc).
Trao đổi với PV VietNamNet, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, thị trường ô tô Việt Nam trong những tháng đầu năm 2024 đang rất yếu, mặc dù các hãng xe đua nhau giảm giá, khuyến mại lớn chưa từng thấy. Trong bối cảnh này, một cú hích từ Chính phủ như việc giảm lệ phí trước bạ sẽ giúp người dân mạnh dạn hơn trong việc chi tiêu, mua sắm ô tô, qua đó kích thích kinh tế phát triển.
Lệ phí trước bạ ô tô là khoản lệ phí mà người mua ô tô phải nộp cho cơ quan thuế khi đăng ký quyền sở hữu đối với phương tiện. Hiện, lệ phí trước bạ xe con được Bộ Tài chính quy định tính theo tỷ lệ phần trăm từng loại xe và từng địa phương khi đăng ký.
Theo đó mức lệ phí trước bạ đối với ô tô tại Hà Nội, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ là 12%; Hà Tĩnh có mức lệ phí trước bạ là 11%; TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành còn lại áp dụng mức lệ phí trước bạ 10%. Xe bán tải có mức lệ phí trước bạ bằng 60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô con.
很赞哦!(532)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Shabab vs Al Khaburah, 22h30 ngày 24/1: Bỏ xa đối thủ
- "Khoảnh khắc cửa cuốn suýt gây tai nạn nguy hiểm" là clip nổi bật tuần qua
- Toyota giảm giá bán của Vios, Veloz 20
- Mẹo hay khiến khiến, muỗi 'tránh xa' trong những ngày nồm ẩm
- Nhận định, soi kèo Galatasaray vs Konyaspor, 23h00 ngày 25/1: Thắng khó nhọc
- Việt Nam sơ tán 338 công dân từ vùng chiến sự ở Myanmar về nước
- Cách làm kem dưa hấu mát lạnh ngày hè
- Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 có thể bạn chưa biết
- Soi kèo phạt góc Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1
- Người Việt tụt 5 bậc về độ thông thạo tiếng Anh
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Unirea Slobozia, 22h00 ngày 24/1: Tân binh có điểm
Mặc cái nắng như đổ lửa, anh Huỳnh Thanh Tuấn miệt mài ngồi sửa lại đôi giày cho khách tại cửa tiệm của mình. “Đôi ba mũi kim đường chỉ có đáng gì đâu”
Trưa hè oi bức. Cái nắng chói chang, bỏng rát như xuyên thủng mái che cửa tiệm sửa chữa giày, dép cũ dựng sát vỉa hè tại con hẻm trên đường Trần Thiện Thuật (Quận 3, TP.HCM). Anh Huỳnh Thanh Tuấn (46 tuổi, chủ cửa tiệm) say mê ngồi mài tấm đế mới trên đôi giày cũ anh vừa nhận sửa miễn phí cho người khách nghèo.
Anh Tuấn ngồi bên vỉa hè, nhận sữa chữa giày dép cũ cho người nghèo, khuyết tật đã hơn 20 năm qua. Tấm bảng ghi dòng chữ: “Tuấn nhận sửa giày dép miễn phí cho các anh chị: Vé số, xích lô, ba gác và gười khiếm thị…”, cũ dần theo năm tháng.
Anh kể: “Ngày còn nhỏ, tôi học kém quá nên xin ba mẹ nghỉ luôn rồi đi học nghề sửa giày, dép. Lúc mới học nghề, ngồi ngoài vỉa hè sửa giày cho khách, tôi thường thấy những người bán vé số, ba gác, xích lô… mang đôi dép mòn đến nỗi tưởng chừng có thể đem làm cạo râu luôn”.
Hơn 20 năm qua, anh nhận sửa giày dép miễn phí cho người nghèo, khuyết tật. “Thời điểm ấy, mua một đôi giày để mang là cả một vấn đề. Những người lao động nghèo, khó khăn thậm chí không đủ tiền để mua đôi giày, dép mới. Thấy vậy, tôi tự nhủ, sau này học được nghề, tôi sẽ sửa giày, dép miễn phí cho họ, xem như giúp họ một phần nhỏ trong cuộc sống”, anh Tuấn chia sẻ thêm.
Khoảng năm 2000, sau 3 năm học nghề, anh Tuấn trở thành thợ sửa giày dép lành nghề. Anh đóng một cái tủ nhỏ, dựng sát vỉa hè, nhận sửa giày cho khách. Trên cái tủ ấy, anh viết dòng chữ nhận sửa giày dép miễn phí cho người nghèo, tật nguyền.
Anh Tuấn nói: “Nhiều anh chị bán vé số, chạy xe ba gác, bán hàng rong… chỉ có một đôi giày. Khi giày dép hỏng họ lại không biết đến đâu sửa. Vậy nên tôi làm tấm bảng đặt trước tiệm, ghi rõ các đối tượng được tôi sửa giày, dép miễn phí”.
Những đôi giày này đều là giày cũ anh được khách cho. Anh đã giặt sạch, sửa lại rồi đem bày trên bàn ở cửa tiệm của mình. Những người có nhu cầu đều có thể đến lấy về sử dụng miễn phí. “Hơn nữa, nhiều anh chị cũng muốn đến tiệm nhờ tôi giúp nhưng lại ngại, không dám mở lời. Tôi viết rõ ra như thế để các anh chị mạnh dạn, không cần suy nghĩ gì cứ mang giày, dép hỏng đến cho tôi sửa miễn phí”, anh nói thêm.
Theo anh, lúc mới đặt bảng, nhiều người khó khăn đến nhờ anh sửa chữa giày dép đông lắm. Bây giờ giảm nhiều, ngày có khi chỉ có 1-2 người đến nhờ anh giúp đỡ. Tuy nhiên, anh vẫn duy trì tấm bảng và công việc này.
Anh quả quyết: “Ai có nhu cầu thì cứ đến, lúc nào tiệm cũng sẵn lòng giúp đỡ. Tôi luôn nghĩ rằng, mình may giúp họ đôi ba mũi kim đường chỉ có đáng gì đâu. Tuy nhiên, việc làm của mình sẽ giúp cho họ bớt đi một khoản chi tiêu, giúp được họ phần nào trong cuộc sống dù rất nhỏ”.
Anh nói, anh chỉ giúp được những hoàn cảnh khó khăn dăm ba đường kim mũi chỉ. Tuy nhiên, anh vui vì có thể đỡ đần họ được phần nào trong cuộc sống. “Làm việc tốt là phải làm bằng tất cả tấm lòng”
Hơn 20 năm sửa chữa giày, dép miễn phí cho người khó khăn, anh Tuấn nói không nhớ nổi đã sửa, giúp cho người nghèo, người khó khăn bao nhiêu đôi giày, dép. Anh chỉ nhớ, mỗi lần họ nhận lại từ anh đôi giày chiếc dép cũ lại ánh lên niềm hạnh phúc.
Anh nói, giày dép của người bán vé số, đạp xích lô, bán hàng rong… tùy theo người mang đôi thì sứt quai, đôi mòn đế… Đối với những đôi còn sử dụng được, anh luôn cố gắng sửa chữa để họ tiếp tục sử dụng.
Đối với những đôi giày hư hỏng nặng quá, không thể khắc phục, anh khuyên họ bỏ đi, cố gắng mua đôi mới. Hoặc, anh sẽ tìm và tặng cho họ những đôi giày, dép phù hợp trong số giày cũ anh được khách gửi tặng.
Mỗi lần nhận giúp người khó khăn, anh luôn làm hết tâm sức và tỉ mẩn từng chi tiết nhỏ nhất. Hôm chúng tôi có mặt, trên bàn làm việc của anh chất đầy những đôi giày cũ. Anh nói, số giày này anh được nhiều người cho. Anh đã sửa chữa, khâu may, dán keo, căn chỉnh lại. Anh bày chúng trên bàn để nếu có ai cần, sử dụng được, anh sẽ gửi tặng.
Anh tâm sự: “Nhiều khi sửa đôi giày cho người nghèo mà tôi buồn, xúc động muốn rơi nước mắt. Những đôi giày, dép đó cũ quá rồi, nếu là người khác, chắc họ vứt bỏ từ lâu. Nhưng họ không có tiền để mua đôi mới nên cứ cố sửa mãi để mang”.
“Khi nhận được từ tôi đôi giày vừa được sửa chữa, có thể tiếp tục sử dụng, họ vui lắm. Nhìn thấy họ vui, tôi cũng vui. Thế nên, tôi luôn dặn các học trò và bản thân của mình rằng, mỗi khi sửa miễn phí cho người nghèo, khó khăn phải làm bằng tất cả tâm huyết. Làm việc tốt là phải làm bằng tất cả tấm lòng. Những lần sửa như thế phải thật trân trọng. Bởi họ đi hàng ngày, họ nhờ những đôi giày, đôi dép đó để kiếm sống…”, anh chia sẻ thêm.
Với anh, đã làm việc tốt là phải làm bằng tất cả tấm lòng. Hiện nay, anh Tuấn đều nhận học trò và truyền dạy nghề sửa chữa giày dép cho các em một cách tận tình. Học trò của anh phần lớn sinh sống ở địa phương và có những hoàn cảnh éo le khác nhau.
Anh kể, học trò của anh “đứa thì nghèo, đứa thì bỏ học, đứa gia đình ly tán, đứa cha mẹ tù tội”... Thế nên anh rất thương và lấy kinh nghiệm sống của mình để truyền lửa cho các em.
Nhận học trò, anh luôn dạy đạo đức, cách làm người trước rồi mới dạy nghề. Ảnh hưởng từ những việc làm tốt đẹp của “sư phụ Tuấn”, khi ra nghề, các học trò của anh đều lan tỏa việc giúp đỡ người nghèo, khó khăn, khuyết tật.
Xem thêm video: Bà U70 cầm biển giúp học sinh qua đường giữa nắng gắt Sài Gòn
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn
Phút đối mặt với nguy hiểm của nam sinh nhiều lần bắt cướp ở Sài Gòn
Tự nhận có “duyên” chạm mặt tội phạm, nam sinh viên ở TP.HCM nhiều lần truy đuổi, khống chế, bắt thành công các đối tượng trộm, cướp.
">20 năm ngồi vỉa hè sửa chữa, tặng giày dép cho người nghèo
- Siara Rouzer, 31 tuổi, cùng người yêu trải qua nhiều dấu mốc quan trọng của cuộc đời. Cô thích gọi người đàn ông của mình là "partner" (đối tác, bạn đời) vì nó khiến Rouzer có cảm giác chững chạc và bình đẳng hơn trong mối quan hệ.
Partnerlà cách xưng hô thường gặp trong cộng đồng LGBT. Nhưng ngày nay nhiều cặp dị tính ở Anh, Mỹ đang dùng để mô tả tình yêu bền chặt. Các chuyên gia về giới cũng nhận định cách gọi này trung tính và lành mạnh hơn boyfriend, girlfriend.
Nhà tâm lý học, GS.TS Patricia S.Dixon tại Đại học Quốc gia Louis ở Florida (Mỹ) nói ngày nay hiếm khi nghe ai đó giới thiệu "đây là chồng tôi, vợ tôi hay bạn gái tôi". "Họ thường gọi người yêu là 'bạn đời'", Patricia nói.
Gen Y (sinh năm 1981-1996) và Gen Z (1997-2012) ở Mỹ đang dùng từ "bạn đời" trên mạng xã hội như cách ủng hộ mối quan hệ phi truyền thống.
Cách xưng hô dần thay đổi cho thấy thế hệ trẻ không còn tuân theo những chuẩn mực tình yêu. Họ cởi mở hơn khi khám phá về bản dạng giới. Thậm chí, nhiều người tin rằng hôn nhân không phải đích đến cuối cùng của tình yêu.
Với Rouzer, cô cho rằng "boyfriend" là từ mô tả thiếu chính xác về người bạn tâm giao của mình. "Anh ấy đã 30 tuổi, qua tuổi thiếu niên. Anh ấy đã đóng thuế và quá trưởng thành để gọi là bạn trai", cô gái 31 tuổi nói.
- Chiều 9/1, Diệp Lâm Anh nói: "Trước đó, tôi và chồng 'chiến tranh lạnh' dù sống chung nhà. Hiện hôn nhân chúng tôi không thể cứu vãn được nữa".
Diệp Lâm Anh ly thân chồng
Nhận định, soi kèo Freiburg vs Bayern Munich, 21h30 ngày 25/1: Kiểm điểm bản thân
- Tôi lấy chồng năm 25 tuổi. Dù cuộc sống vất vả, khó khăn nhưng hai vợ chồng yêu thương nhau. Tuy nhiên khi con gái của chúng tôi mới được 5 tuổi, chồng tôi mất trong một vụ tai nạn lao động. Tôi phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều mới vượt qua được cú sốc này.
Nhìn con gái, tôi gắng gượng đứng dậy để sống tiếp. Vì con, tôi làm đủ mọi công việc để kiếm tiền. Suốt những năm tháng đó, có nhiều người ngỏ ý muốn làm bố con bé để giúp đỡ, che chở cho hai mẹ con nhưng tôi từ chối.
Có người khiến tôi rung động nhưng tôi lại sợ cảnh “con anh, con tôi” nên ngậm ngùi lắc đầu. Tôi muốn hy sinh hạnh phúc riêng để chăm lo cho con. Con đã quá nhiều thiệt thòi…
Ảnh: Đức Liên Thật may mắn hai mẹ con tôi vẫn đủ sức khỏe, sự mạnh mẽ để đi cùng nhau cho đến khi con gái lớn lên. Được mẹ chăm sóc, che chở, con gái tôi vào học một trường cao đẳng sau khi tốt nghiệp phổ thông.
Tuy nhiên cháu không chăm chỉ học hành mà chỉ mải yêu đương. Vốn có nhan sắc, khéo ăn nói, suốt thời đi học, cháu thay không biết bao bạn trai. Tôi nhiều lần nhắc nhở nhưng cháu không hề để tâm.
Sau khi ra trường, đi làm tại một nhà máy, cháu yêu một người cùng chỗ làm. Hai cháu tỏ vẻ yêu đương thắm thiết, mãnh liệt. Nhìn người bạn trai của con gái, tôi có cảm giác không đáng tin nên có khuyên bảo nhưng như mọi lần, cháu bỏ ngoài tai. Cuối cùng, con gái tôi có thai và thanh niên kia nhanh chóng phủi bỏ trách nhiệm.
Con gái đòi bỏ thai nhưng thấy đó là việc làm quá nhẫn tâm, tôi đã khuyên con giữ cái thai lại. Sau này, dù đói khổ hay sung sướng, tôi cũng sẽ giúp con vượt qua khó khăn.
Những năm sau đó, tôi cố gắng giúp con nuôi cháu. Vậy mà con gái chẳng có chút tình cảm nào với con mình. Cháu thường xuyên bỏ con lại cho bà ngoại chăm sóc và mải miết chạy theo các mối tình khác. Từ việc ăn uống đến đi chơi, đi học của cháu ngoại đều một tay tôi lo.
Gần đây nhất con gái tôi lại có bạn trai mới. Người này là trai tân, gia đình khá giả. Các cháu quen nhau qua lần dự đám cưới của người bạn. Cả hai đều thể hiện yêu đương nhau mãnh liệt. Bởi vậy chỉ mới quen nhau chưa được bao lâu, cháu đã đòi làm đám cưới. Tôi khuyên con gái nên bình tĩnh suy nghĩ, tìm hiểu kỹ đối phương và gia đình anh ta để tránh những đổ vỡ sau này. Cháu xua tay và kiên quyết với quyết định của mình.
Đáng buồn hơn, cháu tuyên bố, sau khi kết hôn, cả hai sẽ dọn ra ở riêng. Vì chồng tương lai chưa thích có con nên con gái tôi sẽ gửi con riêng lại cho tôi nuôi.
Tôi rất thương cháu ngoại và không ngại gì việc nuôi nấng, chăm sóc cháu. Nhưng khi cháu còn nhỏ, tôi có thể chăm sóc được. Sau này lớn lên, cháu cần có mẹ bên cạnh để lo việc học hành và phát triển về tâm, sinh lý. Tôi cũng hiểu rằng không ai có thể chăm sóc, nuôi dạy con tốt hơn cha mẹ.
Dù tôi phân tích đủ điều nhưng con gái tôi tuyên bố thẳng: Con yêu anh kia và không muốn người kia phật lòng. Khi tôi nói, mình từng hi sinh hạnh phúc riêng để nuôi con khôn lớn, con gái tôi lại lớn tiếng chê tôi tư tưởng cổ hủ, phong kiến.
Tôi nên làm gì với con và cháu mình? Nhìn cháu nhỏ hồn nhiên vui đùa mà lòng tôi đau như cắt.
Độc giả Nguyễn Phúc(55 tuổi)
Tôi bế tắc vì yêu người phụ nữ từng qua 'một lần đò'
Năm nay tôi ngoài đã 30 tuổi, tôi yêu và muốn lập gia đình với một người phụ nữ hơn tuổi, có con riêng. Tôi phải làm gì để thuyết phục bố mẹ bây giờ?
">Con gái tôi chối bỏ việc nuôi con, chạy theo tiếng gọi tình yêu
- Hoạt động này đã được Vinamilk thực hiện từ năm 1995 đến nay, nhằm góp phần mang đến cơ hội được chữa trị và sống khỏe mạnh cho các bệnh nhân nghèo, trong đó có nhiều trẻ em nhỏ trên cả nước.
Đại diện Vinamilk ủng hộ 500 triệu đồng cho Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM Vào tháng 4/2021, Vinamilk đã tiếp tục đồng hành cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM với việc tài trợ nguồn kinh phí 500 triệu đồng để thực hiện các ca mổ tim cho bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Nhân dịp này, đại diện Công ty Vinamilk và Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. HCM đã đến thăm bé Nguyễn Ngọc Bảo Trân (sinh năm 2016), em vừa hoàn thành ca phẫu thuật tim Tứ Chứng Fallot tại Bệnh viện tim Tâm Đức.
Bà Đỗ Thị The - bà nội của Bảo Trân cho biết, vào năm 2016 - 2017, gia đình phát hiện dấu hiệu bất thường nên nhanh chóng đưa bé lên TP.HCM để điều trị. Trải qua 2 ca phẫu thuật nhưng bệnh tình chưa có chuyển biến tốt. Năm 2021, Bảo Trân được khám bởi các bác sĩ bệnh viện tim Tâm Đức trong một chuyến khám bệnh từ thiện của bệnh viện. Theo BS. Trần Tử Nam - Trưởng khoa Phẫu thuật Tim bệnh viện tim Tâm Đức, tình trạng bệnh tim của em còn khá nặng, nếu không kịp thời mổ thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu sau này.
Trước tình hình nguy cấp đó, gia đình bé Trân dù mong muốn em được phẫu thuật nhưng không khỏi lo ngại vì chi phí mổ lên tới hơn 80 triệu đồng - số tiền quá lớn so với thu nhập của gia đình. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của Hội Bệnh nhân nghèo và các nhà hảo tâm, trong đó có Vinamilk, Bảo Trân đã được tiến hành ca phẫu thuật tim miễn phí. Chỉ sau 1 tuần, em phục hồi nhanh, linh hoạt, có thể vui đùa với các bạn và được phép xuất viện về nhà.
Đại diện Vinamilk cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM đến thăm và tặng quà cho bé Bảo Trân tại Bệnh viện tim Tâm Đức Trực tiếp nghe câu chuyện của Bảo Trân và thấy được sự cải thiện rõ rệt về sức khỏe của em sau khi được phẫu thuật, ông Nguyễn Quang Thái – Giám đốc Phát triển Hoạt động Cộng đồng Vinamilk chia sẻ: “Nhìn thấy những trường hợp bệnh nhi như Bảo Trân chiến thắng căn bệnh, hồi phục và xuất viện về nhà, đó là động lực rất lớn để Vinamilk tiếp tục duy trì các hoạt động cộng đồng, đặc biệt là các chương trình vì trẻ em. Vinamilk hy vọng sẽ giúp được nhiều em nhỏ hơn, để các em được lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc, có những cơ hội phát triển tốt hơn trong tương lai”.
Ông Võ Văn Xuân - Đại diện Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM cũng bày tỏ: “Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM đánh giá cao tấm lòng cũng như trách nhiệm của Vinamilk đối với cộng đồng, xã hội. Mong rằng Vinamilk tiếp tục phát triển để có thể giúp nhiều bệnh nhân nghèo hơn nữa”.
Ngoài Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM, từ năm 2018, Vinamilk cũng đồng hành cùng chương trình hợp tác, trao đổi y tế giữa Bệnh viện tim Hà Nội và tổ chức MD1World với tổng kinh phí tài trợ 1,4 tỷ đồng. MD1World là một diễn đàn y học đến từ Hoa Kỳ, giúp kết nối các y bác sĩ khắp thế giới để nâng cao trình độ y khoa, trong đó có chữa trị bệnh tim mạch. Đại diện Vinamilk bày tỏ, các hoạt động này của Vinamilk hướng đến mục đích góp phần giúp trẻ em có hoàn cảnh kém may mắn cơ hội chăm sóc sức khỏe, có một trái tim khỏe mạnh, để các em học tập, phát triển, hướng đến tương lai tươi sáng.
Tuyết Nhung
">Hơn 1200 bệnh nhân nghèo đã được Vinamilk hỗ trợ phẫu thuật tim và mắt
Nick James nhận được thông báo nói rằng có một “điều bất ngờ” trong đơn đặt hàng của anh.
Nick James, 50 tuổi, người Anh đã rất bất ngờ khi nhận được một chiếc iPhone SE miễn phí trong một lần đặt mua táo.
“Tôi đã ngờ rằng đó là một quả trứng Phục sinh hoặc một cái gì đó khác, nhưng tôi đã hơi sốc khi đó là một chiếc điện thoại iPhone”, James nói.
Lý do cho sự bất ngờ này là trang web bán hàng online Tesco Mobile đang triển khai chương trình tặng quà miễn phí các thiết bị của Apple như iPhone, AirPods và Samsung như một phần của chương trình khuyến mãi “siêu phẩm thay thế” trong tuần này.
Nick James đã được tặng một chiếc iPhone từ chuỗi siêu thị bán lẻ Tesco - một phần trong chương trình khuyến mãi mới của họ.
Đăng lên Twitter về món quà bất ngờ, James chia sẻ: “Xin gửi một lời cảm ơn sâu sắc tới Tesco và Tesco Mobile”.
Tesco Mobile đã tặng tổng cộng 80 sản phẩm đến hết ngày 18/4 tại một số cửa hàng của mình. Nhưng điều kiện là khách hàng cần phải mua một số vật phẩm nhất định để có cơ hội chiến thắng.
Đăng Dương(Theo Mirror)
Tưởng mua được iPhone giá hời, anh chàng ngã ngửa khi nhận hàng
Một người đàn ông tin rằng mình mua được một chiếc iPhone giá hời nhưng sau đó anh phát hiện ra đã nhầm khi một bưu kiện lớn bất ngờ được gửi đến trước cửa nhà.
">Đặt mua táo nhưng nhận được một chiếc iPhone