Ai cũng nghĩ rằng Amazon đã có một quý hai đầy rực rỡ. Phố Wall đặt kỳ vọng lợi nhuận lên tới gần 700 triệu USD trong khi con số thực tế chỉ là 197 triệu USD. Khi gã khổng lồ e-commerce thông báo rằng quý hiện tại cũng sẽ chứng kiến lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, cổ phiếu Amazon nhanh chóng sụt giảm tới 3% trong phiên giao dịch cuối ngày.

Những diễn biến đầy kịch tính này đã giúp cho ông chủ của Amazon, Jeff Bezos, vượt mặt Bill Gates để trở thành người giàu nhất thế giới trong vòng... vài giờ. Sau một quý kinh doanh khả quan của Microsoft cùng đà tiến vũ bão của đám mây Azure, Bill Gates chắc chắn sẽ tiếp tục nới rộng khoảng cách.

5 năm trước, chẳng có mấy ai dám nghĩ rằng Bezos lại có ngày đe dọa được đến vị trí của Bill Gates.

90, một người đại diện cho vị thế thống trị của PC còn một người nằm trong số rất ít các vĩ nhân "sống sót" qua thảm họa dotcom. 2 công ty của họ đã liên tục trồi sụt trong những năm vừa qua, nhưng từ khoảng 2014 đến nay, cả Microsoft và Amazon đã trở lại thành những cái tên đại diện cho tương lai công nghệ.

Họ là 2 con ngựa trong cuộc đua song mã của đám mây, là 2 cái tên duy nhất có thể tạo ra doanh thu và lợi nhuận tầm vóc tỷ đô từ cuộc cách mạng đang lướt qua toàn bộ thế giới.

Đám mây là cuộc đua có tiềm năng khổng lồ. Gần như không còn một doanh nghiệp nào muốn phải "ôm" những trung tâm dữ liệu đắt đỏ đi kèm với những bài toán quản lý nan giải nữa. Cả thế giới cần (và nên) đẩy hạ tầng IT và các dịch vụ dữ liệu lên mây. Khi họ làm điều đó, Amazon và Microsoft gần như là những cái tên duy nhất nên nghĩ đến. Google, IBM, Oracle... chỉ là mắt muỗi mà thôi.

Đám mây đã trở thành một xu thế công nghệ quan trọng đem lại hàng tỷ USD tài sản cho Bezos và Gates.

Chính sự màu mỡ và tất yếu của thị trường đám mây đã giúp cho Microsoft và Amazon trở lại mạnh mẽ đến vậy. Sau thất bại muối mặt trên thị trường di động cũng như doanh thu ngày một giảm vì PC suy yếu, đám mây và AI đã trở thành yếu tố tăng trưởng tiên quyết của Microsoft trong thời đại Satya Nadella. Còn Amazon dù kinh doanh rất nhiều nhưng về bản chất vẫn phụ thuộc vào đám mây và bán lẻ trực tuyến.

Mà bán lẻ thì lại là một mảng kinh doanh cực kỳ khốc liệt. Amazon trong những năm qua đã luôn đan xen lãi "vừa" với... lãi thấp và lỗ vì phải liên tiếp đầu tư mở rộng bán lẻ. Cắn răng vung tiền mở rộng là cách duy nhất để biến Amazon.com trở thành bến đỗ duy nhất của các tín đồ mua sắm.

Nhưng trong quý vừa qua, chính đám mây cũng đã trở thành một nguồn chi khủng khiếp của Amazon. Báo cáo tài chính mới nhất khẳng định chi phí đầu tư công nghệ và nội dung tăng tới 43%, chạm mốc... 5,5 tỷ USD. Lợi nhuận từ AWS chỉ đạt hơn 900 triệu USD, thấp so với mức kỳ vọng 1 tỷ USD của các nhà đầu tư.

Đáng tiếc rằng AWS đã không thể đáp ứng kỳ vọng lợi nhuận cho quý 2/2017.

Cùng lúc, chi phí dành cho khâu hoàn thiện đơn hàng của mảng bán lẻ lại giảm 33%. Gần như toàn bộ khoản tiền tiết kiệm được từ bán lẻ đã đem đổ sang mảng công nghệ/nội dung. Kết quả là một quý rực rỡ của Amazon (với các mốc thành công cho Echo hoặc sự kiện thâu tóm Whole Foods) phải kết thúc một cách buồn bã với lợi nhuận mỏng như dao cạo.

Ở phía ngược lại, những người nắm cổ phiếu của Microsoft lại đang mỉm cười. Những chiến lược mở rộng đầy đủ và sâu rộng của Satya Nadella đang mang lại lợi ích ngày càng rõ ràng. Doanh thu Azure vẫn chưa thể so bì với AWS nhưng tổng doanh thu từ các mảng đám mây (bao gồm cả những lĩnh vực bị Amazon bỏ ngỏ như SaaS và AaaS) đã lên tới hơn 7,5 tỷ USD. Đà tiến ngày một khủng khiếp của Office 365 cùng các công nghệ đầy hứa hẹn như Azure Stack, Cognitive AI hoặc tầm nhìn "intelligent cloud, intelligent edge" chính là yếu tố then chốt để thuyết phục các nhà đầu tư rằng Microsoft đã trở lại là một thế lực thống trị. Họ tin rằng Microsoft thậm chí sẽ còn tiến xa hơn nữa trong lúc đám mây không hề có dấu hiệu hạ nhiệt.

Đà tiến mạnh mẽ của Microsoft trong lĩnh vực cloud computing sẽ giúp Bill Gates yên tâm ở vị trí số 1 trong tương lai gần.

Chính nhờ tâm lý này, giá cổ phiếu của Microsoft lên tới 77 USD sau khi hãng này công bố kết quả tài chính cho quý 2/2016. Bill Gates hiện là cổ đông cá nhân lớn thứ hai của Microsoft: khoảng 190 triệu cổ phiếu MSFT do ông nắm giữ hiện có giá trị vào khoảng 14 tỷ USD. Và đó là còn chưa tính đến các cổ phiếu Microsoft mà Bill Gates có thể gián tiếp nắm giữ thông qua các quỹ đầu tư.

Như vậy, cuộc lật đổ chớp nhoáng của Bezos đã bắt đầu và kết thúc chính bằng những diễn tiến trên đám mây. Trong khi một kịch bản tương tự sẽ khó có thể tái diễn (bởi Bill Gates đã luôn bán cổ phiếu Microsoft nhằm đầu tư vào các hoạt động từ thiện), những giây phút kịch tính của ngày 28/7 sẽ khiến tất cả các tín đồ công nghệ phải ghi nhớ một điều: đám mây sẽ là đại diện cho cuộc chiến công nghệ của nửa sau thập niên 2010.

Theo GenK

" />

Ngôi vị giàu nhất thế giới giữa Bill Gates và Jeff Bezos đã được định đoạt bằng đám mây

Ai cũng nghĩ rằng Amazon đã có một quý hai đầy rực rỡ. Phố Wall đặt kỳ vọng lợi nhuận lên tới gần 700 triệu USD trong khi con số thực tế chỉ là 197 triệu USD. Khi gã khổng lồ e-commerce thông báo rằng quý hiện tại cũng sẽ chứng kiến lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái,ôivịgiàunhấtthếgiớigiữaBillGatesvàJeffBezosđãđượcđịnhđoạtbằngđámmânay có mưa không cổ phiếu Amazon nhanh chóng sụt giảm tới 3% trong phiên giao dịch cuối ngày.

Những diễn biến đầy kịch tính này đã giúp cho ông chủ của Amazon, Jeff Bezos, vượt mặt Bill Gates để trở thành người giàu nhất thế giới trong vòng... vài giờ. Sau một quý kinh doanh khả quan của Microsoft cùng đà tiến vũ bão của đám mây Azure, Bill Gates chắc chắn sẽ tiếp tục nới rộng khoảng cách.

5 năm trước, chẳng có mấy ai dám nghĩ rằng Bezos lại có ngày đe dọa được đến vị trí của Bill Gates.

90, một người đại diện cho vị thế thống trị của PC còn một người nằm trong số rất ít các vĩ nhân "sống sót" qua thảm họa dotcom. 2 công ty của họ đã liên tục trồi sụt trong những năm vừa qua, nhưng từ khoảng 2014 đến nay, cả Microsoft và Amazon đã trở lại thành những cái tên đại diện cho tương lai công nghệ.

Họ là 2 con ngựa trong cuộc đua song mã của đám mây, là 2 cái tên duy nhất có thể tạo ra doanh thu và lợi nhuận tầm vóc tỷ đô từ cuộc cách mạng đang lướt qua toàn bộ thế giới.

Đám mây là cuộc đua có tiềm năng khổng lồ. Gần như không còn một doanh nghiệp nào muốn phải "ôm" những trung tâm dữ liệu đắt đỏ đi kèm với những bài toán quản lý nan giải nữa. Cả thế giới cần (và nên) đẩy hạ tầng IT và các dịch vụ dữ liệu lên mây. Khi họ làm điều đó, Amazon và Microsoft gần như là những cái tên duy nhất nên nghĩ đến. Google, IBM, Oracle... chỉ là mắt muỗi mà thôi.

Đám mây đã trở thành một xu thế công nghệ quan trọng đem lại hàng tỷ USD tài sản cho Bezos và Gates.

Chính sự màu mỡ và tất yếu của thị trường đám mây đã giúp cho Microsoft và Amazon trở lại mạnh mẽ đến vậy. Sau thất bại muối mặt trên thị trường di động cũng như doanh thu ngày một giảm vì PC suy yếu, đám mây và AI đã trở thành yếu tố tăng trưởng tiên quyết của Microsoft trong thời đại Satya Nadella. Còn Amazon dù kinh doanh rất nhiều nhưng về bản chất vẫn phụ thuộc vào đám mây và bán lẻ trực tuyến.

Mà bán lẻ thì lại là một mảng kinh doanh cực kỳ khốc liệt. Amazon trong những năm qua đã luôn đan xen lãi "vừa" với... lãi thấp và lỗ vì phải liên tiếp đầu tư mở rộng bán lẻ. Cắn răng vung tiền mở rộng là cách duy nhất để biến Amazon.com trở thành bến đỗ duy nhất của các tín đồ mua sắm.

Nhưng trong quý vừa qua, chính đám mây cũng đã trở thành một nguồn chi khủng khiếp của Amazon. Báo cáo tài chính mới nhất khẳng định chi phí đầu tư công nghệ và nội dung tăng tới 43%, chạm mốc... 5,5 tỷ USD. Lợi nhuận từ AWS chỉ đạt hơn 900 triệu USD, thấp so với mức kỳ vọng 1 tỷ USD của các nhà đầu tư.

Đáng tiếc rằng AWS đã không thể đáp ứng kỳ vọng lợi nhuận cho quý 2/2017.

Cùng lúc, chi phí dành cho khâu hoàn thiện đơn hàng của mảng bán lẻ lại giảm 33%. Gần như toàn bộ khoản tiền tiết kiệm được từ bán lẻ đã đem đổ sang mảng công nghệ/nội dung. Kết quả là một quý rực rỡ của Amazon (với các mốc thành công cho Echo hoặc sự kiện thâu tóm Whole Foods) phải kết thúc một cách buồn bã với lợi nhuận mỏng như dao cạo.

Ở phía ngược lại, những người nắm cổ phiếu của Microsoft lại đang mỉm cười. Những chiến lược mở rộng đầy đủ và sâu rộng của Satya Nadella đang mang lại lợi ích ngày càng rõ ràng. Doanh thu Azure vẫn chưa thể so bì với AWS nhưng tổng doanh thu từ các mảng đám mây (bao gồm cả những lĩnh vực bị Amazon bỏ ngỏ như SaaS và AaaS) đã lên tới hơn 7,5 tỷ USD. Đà tiến ngày một khủng khiếp của Office 365 cùng các công nghệ đầy hứa hẹn như Azure Stack, Cognitive AI hoặc tầm nhìn "intelligent cloud, intelligent edge" chính là yếu tố then chốt để thuyết phục các nhà đầu tư rằng Microsoft đã trở lại là một thế lực thống trị. Họ tin rằng Microsoft thậm chí sẽ còn tiến xa hơn nữa trong lúc đám mây không hề có dấu hiệu hạ nhiệt.

Đà tiến mạnh mẽ của Microsoft trong lĩnh vực cloud computing sẽ giúp Bill Gates yên tâm ở vị trí số 1 trong tương lai gần.

Chính nhờ tâm lý này, giá cổ phiếu của Microsoft lên tới 77 USD sau khi hãng này công bố kết quả tài chính cho quý 2/2016. Bill Gates hiện là cổ đông cá nhân lớn thứ hai của Microsoft: khoảng 190 triệu cổ phiếu MSFT do ông nắm giữ hiện có giá trị vào khoảng 14 tỷ USD. Và đó là còn chưa tính đến các cổ phiếu Microsoft mà Bill Gates có thể gián tiếp nắm giữ thông qua các quỹ đầu tư.

Như vậy, cuộc lật đổ chớp nhoáng của Bezos đã bắt đầu và kết thúc chính bằng những diễn tiến trên đám mây. Trong khi một kịch bản tương tự sẽ khó có thể tái diễn (bởi Bill Gates đã luôn bán cổ phiếu Microsoft nhằm đầu tư vào các hoạt động từ thiện), những giây phút kịch tính của ngày 28/7 sẽ khiến tất cả các tín đồ công nghệ phải ghi nhớ một điều: đám mây sẽ là đại diện cho cuộc chiến công nghệ của nửa sau thập niên 2010.

Theo GenK