Nhiều ứng dụng sẽ xuất hiện từ làn sóng ChatGPT
Lời tòa soạn: ChatGPT là chương trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên do OpenAI phát triển với khả năng trả lời gần như mọi câu hỏi của người sử dụng. Chỉ sau 2 tháng kể từ khi ra mắt,ềuứngdụngsẽxuấthiệntừlànsótruc tiep bong da hom nay ChatGPT đã chạm mốc 100 triệu người dùng; bỏ xa các hiện tượng công nghệ khác. Cùng với sự nổi lên của ChatGPT, có không ít vấn đề xoay quanh chương trình AI này được "mổ xẻ". Đó là những câu chuyện về khả năng của công nghệ AI, tính ứng dụng hay các vấn đề pháp lý. VietNamNet gửi tới độc giả tuyến bài câu chuyện ChatGPT dưới góc nhìn của giới công nghệ Việt Nam. |
Gần đây ChatGPT nổi lên như một hiện tượng trong lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu, ông bình luận gì về hiện tượng ChatGPT?
Câu hỏi này đã được tôi “phỏng vấn” chính ChatGPT và nhận được câu trả lời: “ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ mạnh mẽ được huấn luyện bởi OpenAI, có khả năng tạo ra câu trả lời tự nhiên cho các câu hỏi về nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển công nghệ trợ giúp người dùng tìm kiếm thông tin và giải đáp các câu hỏi một cách nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các kết quả của ChatGPT có thể không luôn chính xác hoặc cập nhật, vì vậy cần phải kiểm tra thông tin bằng cách sử dụng nhiều nguồn khác nhau”.
Cá nhân tôi cho rằng, ChatGPT mà nhiều người dùng Việt Nam đang trải nghiệm là một thứ có tính chất "thay đổi cuộc chơi", thứ mà nhiều chuyên gia, nhiều hãng công nghệ đã đưa ra dự đoán từ lâu, nhưng vẫn bất ngờ với khả năng của nó. Rõ ràng, tiềm năng ứng dụng ChatGPT cũng như các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) liên quan là vô cùng lớn.
Ông đánh giá ChatGPT và các ứng dụng AI sẽ tác động ra sao đến các lĩnh vực hoạt động tại Việt Nam?
Thú thực, tôi cũng chưa hình dung hết được tác động của nó, cần thêm thời gian để trải nghiệm thực tế cũng như quan sát phản ứng của các hãng công nghệ toàn cầu. Nhìn chung, tôi cho rằng đây là một khởi đầu tạo những sự thay đổi đột phá trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Việt Nam, dù không tạo ra được nhiều công nghệ lõi quan trọng, nhưng lại là nơi sử dụng, ứng dụng rất nhanh. Vì thế, rất có thể trong năm nay chúng ta sẽ được thấy nhiều ứng dụng có tính chất "thay đổi cuộc chơi" tại Việt Nam.
Cảm nhận chung với nhiều người là ChatGPT hay các ứng dụng AI khác, có thể thay thế con người trong nhiều loại hình công việc, hoặc một số công đoạn trong một chu trình công việc. Điều này là chắc chắn!
Dự đoán các lĩnh vực đối mặt đe dọa là việc khó chính xác, tuy nhiên có nhiều dự đoán đã được nêu ra, và rất nhiều lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng trong tương lai, đặc biệt là các lĩnh vực cần đến thu thập - phân tích dữ liệu/thông tin. Rất nhiều nghề nghiệp được liệt kê, kể cả các nghề có tính chất truyền thống như nhà báo, giáo viên, phiên dịch, lễ tân, phân tích dữ liệu...
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng công nghệ sinh ra để phục vụ con người, nên cuối cùng thì đích của ứng dụng công nghệ là con người. Và công nghệ, dù có tinh vi hiện đại đến mấy, cũng không thể thay thế được hoàn toàn vai trò của con người, của nhân tính. Dĩ nhiên, chúng ta cũng cần quan tâm ở góc độ ngành cũng như cá nhân để hình dung và chuẩn bị trước cho sự thích ứng phù hợp.
Liệu rằng sự phổ biến của ChatGPT tại Việt Nam có khiến người dùng trở nên lười suy nghĩ như không ít người lo lắng?
Hãy tưởng tượng rằng hiện nay nếu không có Search Engine (máy tìm kiếm - PV), chúng ta làm việc, giải trí và sinh hoạt như thế nào? Tôi cho rằng sẽ rất khó khăn! Đến một thời điểm nào đó, công cụ ChatGPT cũng sẽ có một vai trò như Google Search bây giờ. Chúng ta sẽ bị phụ thuộc ít nhiều vào nó, không cần hoặc không phải hoặc không thể nhớ nhiều thứ nữa, và tư duy hay phương pháp luận cũng cần thay đổi. Ví dụ thay vì phải ghi nhớ thông tin cụ thể thì cần biết cách đặt câu hỏi và biết dùng công cụ. Nhưng tôi tin rằng con người sẽ thích nghi để dành năng lượng và bộ óc cho những việc khác tạo ra hiệu quả cao hơn.
Ông dự đoán sự phát triển của các ứng dụng AI như ChatGPT sẽ khiến con người thay đổi thế nào?
Đưa ra dự báo là điều luôn khó. Nhưng nếu nhìn lại 25 năm trước, khi Internet chưa vào Việt Nam, có thể thấy rõ ràng rằng đến nay chúng ta đã thay đổi cách tư duy, cách suy nghĩ và cách dùng công cụ công nghệ.
Năng lực tính toán, các sáng tạo công nghệ thực sự là luôn tạo ra bất ngờ và đột phá, và theo quy luật càng ngày thay đổi càng nhanh hơn.
Một điều chắc chắn xảy ra là chúng ta phải thích ứng với sự phát triển đột phá của công nghệ, thậm chí với tâm thế là biết - hiểu - dùng thạo đã là tốt, còn "làm chủ công nghệ" là một thách thức lớn.
Ở khía cạnh người dùng, tôi cho rằng chúng ta cần thích ứng càng sớm càng tốt, ứng dụng các công cụ mới cho việc cách tân mọi lĩnh vực có thể.
Còn với cơ quan nhà nước, có lẽ sẽ có những câu hỏi đặt ra trong thời gian tới và cũng không dễ tìm câu trả lời. Đây là một bài toán thường xuyên lặp lại khi có những đột phá về công nghệ, trên cơ sở mạng Internet toàn cầu và các nền tảng ứng dụng toàn cầu rất khó phân định "biên giới quốc gia". Nói cho cùng, có lẽ không cần quản lý sự đột phá của công nghệ, mà tiếp cận theo cách quản lý các tác động hoặc quản lý hành vi của các đối tượng liên quan trên không gian mạng.
Cảm ơn ông!
Bài 9: Sau ChatGPT, Việt Nam có nhiều tiềm năng, dư địa để đưa AI vào đời sống