Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho thanh toán không dùng tiền mặt
Trình Chính phủ ban hành Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt trước ngày 1/7/2020. Ảnh: Vneconomy |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ra Chỉ thị về đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Chỉ thị nêu rõ sau 4 năm thực hiện “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020” (theo Quyết định 2545/QĐ-TTg),ìnhChínhphủbanhànhNghịđịnhvềthanhtoánkhôngdùngtiềnmặttrướlịch thi đấu bóng đá.com.vn hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ghi nhận nhiều tích cực. Tuy nhiên, theo đánh giá, chỉ tiêu tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn còn cao. Giao dịch tiền mặt còn phổ biến nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử chưa tương xứng với tiềm năng phát triển; việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục còn khiêm tốn…
Để tiếp tục thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử đạt được các mục tiêu đề ra nhất là đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan, các địa phương tích cực, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 2545/QĐ-TTg và các Nghị quyết của Chính phủ.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, đáp ứng yêu cầu phát triển các mô hình, sản phẩm dịch vụ thanh toán mới. Đồng thời chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định thay thế Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt trước ngày 1/7/2020.
Tiếp tục nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hoàn thành xây dựng, phát triển Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH), chính thức đưa vào vận hành, triển khai dịch vụ hoàn thành trước ngày 15/12/2020. Khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp phát triển hạ tầng POS dùng chung an toàn, an ninh,…Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ việc triển khai các mô hình dịch vụ thanh toán mới để kịp thời đảm bảo công tác quản lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp xác thực, nhận biết khách hàng (KYC) bằng phương thức điện tử để thúc đẩy tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán cùng với các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử…
Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt với các dịch vụ thiết yếu
Trong Chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan triển khai nhiều nhiệm vụ cần thiết để tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở mọi lĩnh vực, nhất là các dịch vụ thiết yếu.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thành ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử; khuyến khích thanh toán điện tử trong thương mại điện tử trước ngày 1/7.
Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức tín dụng với hạ tầng của các cơ quan Thuế, Hải Quan, Kho bạc Nhà nước để phục vụ yêu cầu phối hợp thu ngân sách Nhà nước bằng phương thức điện tử; Nghiên cứu mở rộng các giải pháp cho phép các ngân hàng thương mại tra cứu thông tin tờ khai hải quan, hỗ trợ ngân hàng thương mại trong công tác kiểm soát hồ sơ, chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu và hạn chế rủi ro gian lận.
Bộ Tài chính cũng cần có hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp trong việc chi trả phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán đảm bảo áp dụng khả thi, thực hiện thống nhất trước ngày 1/7.
Ngoài ra, các Bộ Y tế, GD&ĐT khẩn trương, tập trung triển khai chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị trong ngành thực hiện thu phí dịch vụ y tế, giáo dục,…bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; Bộ GTVT nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng, thẻ không tiếp xúc, thẻ phi vật lý để thu phí cầu đường, mua vé tàu, xe...
Bộ LĐ – TB&XH và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các hướng dẫn, tiêu chuẩn, lộ trình chuẩn hóa thông tin dữ liệu về người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, các chế độ an sinh xã hội để có thể kết nối chia sẻ thông tin với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán thực hiện chi trả các chế độ an sinh xã hội, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua ngân hàng trước ngày 1/7.
Bộ Công an hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xư lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử, trung gian thanh toán; Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành liên quan tăng cường điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử, trung gian thanh toán và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông; áp dụng thống nhất việc định danh các khoản thu phạt vi phạm hành chính; kết nối chia sẻ thông tin thu phạt với Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các đơn vị có liên quan; ứng dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu phạt vi phạm hành chính.
Cũng trong Chỉ thị mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ TT&TT tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho người dân về tiện lợi và tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử.
Duy Vũ