W-ten-mien-lua-dao-1-1-1.jpg
Trong tháng 6 vừa qua, các ngân hàng, tổ chức tài chính tiếp tục là nhóm doanh nghiệp bị các đối tượng xấu tạo lập website giả mạo thương hiệu để lừa đảo người dùng. Ảnh minh họa: T.Hiền

Phân tích của các chuyên gia của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia chỉ ra rằng, mục tiêu hướng đến của các đối tượng lừa đảo là lừa người dân thông qua giả mạo các website của cơ quan chức năng, các tổ chức tài chính - ngân hàng, các sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

Việc các đối tượng sử dụng website giả mạo để lừa đảo người dùng không chỉ gây thiệt hại cho người dân mà cũng ảnh hưởng tiêu cực đến đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo website.

Với việc có thêm 68 website giả mạo thương hiệu của các cơ quan, tổ chức để lừa đảo người dùng được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận trong tháng 6/2024, chỉ tính trong 4 tháng gần đây, tổng số website giả mạo trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức đã lên tới gần 300, trong đó tháng 3 phát hiện 100 website, tháng 4 là 42 website và 71 là số trang web giả mạo thương hiệu bị phát hiện trong tháng 5.

W-danh sach website gia mao thang 6 1.jpg
Danh sách website giả mạo bị phát hiện trong tháng 6/2024, vừa được Cục An toàn thông tin công bố rộng rãi để người dân cảnh giác. Ảnh: NCSC

Thông tin mới được Cục An toàn thông tin cập nhật về công tác phát hiện và ngăn chặn lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam tháng 6/2024 cho thấy, trong 68 website giả mạo thương hiệu các cơ quan, tổ chức vừa được ghi nhận, các ngân hàng, tổ chức tài chính bị giả mạo nhiều hơn cả, với tổng số 36 trang; tiếp đó là các sàn giao dịch thương mại điện tử và các doanh nghiệp lớn.

Đáng chú ý, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện 2 website giả mạo trang thông tin điện tử của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và 1 trang giả mạo website của Thanh tra Chính phủ.  

Doanh nghiệp, tổ chức chủ động tham gia phát hiện sớm website giả mạo

Bên cạnh khuyến cáo người dùng nâng cao cảnh giác để không truy cập vào các website giả mạo, Cục An toàn thông tin cũng đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động rà quét, phát hiện sớm các website lừa đảo, giả mạo đơn vị mình để kịp thời cảnh báo đến người dùng; qua đó, góp phần ngăn chặn các hoạt động lừa đảo đến người dùng, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng cũng như bảo vệ chính thương hiệu của tổ chức.

Liên quan đến câu chuyện phòng chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, nhóm giải pháp truyền thông cũng đang được Cục An toàn thông tin đặc biệt chú trọng.

Song song với việc thường xuyên cảnh báo người dùng về các hình thức lừa đảo trực tuyến, từ trung tuần tháng 7, Cục An toàn thông tin phối hợp với Meta, công ty mẹ của mạng xã hội Facebook, phát động chiến dịch ‘Nhận diện Lừa đảo’, chia sẻ tới cộng đồng người dùng mạng xã hội những cách thức phòng tránh lừa đảo trực tuyến.

Theo đại diện Cục An toàn thông tin, chiến dịch truyền thông ‘Nhận diện lừa đảo’ tập trung vào 6 trong số 24 hình thức lừa đảo trực tuyến đã được xác định là điểm nóng tại Việt Nam.

Mục tiêu hướng tới của chiến dịch là đảm bảo sự an toàn của người sử dụng mạng xã hội, bao gồm cả việc nâng cao kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến.

W-lua-dao-truc-tuyen-1-1-1.jpg
Trong cuộc chiến chống lừa đảo trực tuyến, nhóm giải pháp truyền thông được Cục An toàn thông tin đặc biệt chú trọng. Ảnh: NCSC

Trao đổi với phóng viên VietNamNetvề các biện pháp trọng tâm để các tổ chức, doanh nghiệp cũng như người dân phòng chống lừa đảo trực tuyến hiệu quả hơn, ông Nguyễn Hoàng Sơn, Giám đốc Kỹ thuật của Công ty cổ phần Công nghệ Giải pháp quốc tế VNCS nhấn mạnh: Người dùng, bao gồm cả doanh nghiệp và các cá nhân, phải luôn giữ tâm thế chủ động trong cuộc chiến chống lừa đảo trực tuyến.

Ông Nguyễn Hoàng Sơn cho rằng biện pháp quan trọng là người dùng cần nâng cao nhận thức về các mối hiểm họa trên không gian mạng, trang bị tốt cho bản thân về công nghệ và kỹ năng để bảo đảm an toàn thông tin, cập nhật các hình thức lừa đảo mới để luôn có những phản ứng tốt trong các tình huống.

Một số việc cụ thể mà người dùng cần lưu ý, theo khuyến nghị của chuyên gia VNCS Global, đó là: Không nên cài đặt các ứng dụng hoặc click vào các đường link lạ không rõ nguồn gốc; không chuyển tiền theo yêu cầu của người quen qua mạng xã hội, phải xác thực qua điện thoại, nhưng tốt nhất là gặp trực tiếp; không cung cấp mật khẩu ngân hàng, mã OTP cho bất cứ ai; cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân trên các hoạt động tại các nền tảng xã hội.

"Người dùng cũng cần xác minh kỹ thông tin khi nhận được những cuộc gọi lạ tự xưng từ các tổ chức, cơ quan chức năng. Tốt nhất, người dùng nên xác thực toàn bộ thông tin từ người gọi và đến trực tiếp cơ quan liên quan để giải quyết các vấn đề nếu có, tránh gặp tình huống kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo”, ông Nguyễn Hoàng Sơn lưu ý thêm.

Tạo hàng trăm nghìn địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức để lừa đảoTháng 3/2024, hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phát hiện 100 website giả mạo thương hiệu để lừa đảo. Lũy kế đến hết quý 1, cơ quan này ghi nhận 124.579 địa chỉ website giả mạo, liên quan đến lừa đảo trực tuyến." />

Phát hiện thêm 68 website giả mạo thương hiệu để lừa đảo người dùng Việt

Đối tượng lừa đảo tạo gần 300 website giả mạo trong 4 tháng

Tạo website giả mạo thương hiệu của các cơ quan,áthiệnthêmwebsitegiảmạothươnghiệuđểlừađảongườidùngViệthời tiết ngày mai tổ chức là một trong những thủ đoạn được các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều trên không gian mạng Việt Nam.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), thời gian qua, trong quá trình kiểm tra, rà soát an toàn thông tin trên không gian mạng, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC trực thuộc cơ quan này đã ghi nhận 124.928 địa chỉ website giả mạo các cơ quan, tổ chức.

W-ten-mien-lua-dao-1-1-1.jpg
Trong tháng 6 vừa qua, các ngân hàng, tổ chức tài chính tiếp tục là nhóm doanh nghiệp bị các đối tượng xấu tạo lập website giả mạo thương hiệu để lừa đảo người dùng. Ảnh minh họa: T.Hiền

Phân tích của các chuyên gia của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia chỉ ra rằng, mục tiêu hướng đến của các đối tượng lừa đảo là lừa người dân thông qua giả mạo các website của cơ quan chức năng, các tổ chức tài chính - ngân hàng, các sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

Việc các đối tượng sử dụng website giả mạo để lừa đảo người dùng không chỉ gây thiệt hại cho người dân mà cũng ảnh hưởng tiêu cực đến đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo website.

Với việc có thêm 68 website giả mạo thương hiệu của các cơ quan, tổ chức để lừa đảo người dùng được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận trong tháng 6/2024, chỉ tính trong 4 tháng gần đây, tổng số website giả mạo trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức đã lên tới gần 300, trong đó tháng 3 phát hiện 100 website, tháng 4 là 42 website và 71 là số trang web giả mạo thương hiệu bị phát hiện trong tháng 5.

W-danh sach website gia mao thang 6 1.jpg
Danh sách website giả mạo bị phát hiện trong tháng 6/2024, vừa được Cục An toàn thông tin công bố rộng rãi để người dân cảnh giác. Ảnh: NCSC

Thông tin mới được Cục An toàn thông tin cập nhật về công tác phát hiện và ngăn chặn lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam tháng 6/2024 cho thấy, trong 68 website giả mạo thương hiệu các cơ quan, tổ chức vừa được ghi nhận, các ngân hàng, tổ chức tài chính bị giả mạo nhiều hơn cả, với tổng số 36 trang; tiếp đó là các sàn giao dịch thương mại điện tử và các doanh nghiệp lớn.

Đáng chú ý, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện 2 website giả mạo trang thông tin điện tử của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và 1 trang giả mạo website của Thanh tra Chính phủ.  

Doanh nghiệp, tổ chức chủ động tham gia phát hiện sớm website giả mạo

Bên cạnh khuyến cáo người dùng nâng cao cảnh giác để không truy cập vào các website giả mạo, Cục An toàn thông tin cũng đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động rà quét, phát hiện sớm các website lừa đảo, giả mạo đơn vị mình để kịp thời cảnh báo đến người dùng; qua đó, góp phần ngăn chặn các hoạt động lừa đảo đến người dùng, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng cũng như bảo vệ chính thương hiệu của tổ chức.

Liên quan đến câu chuyện phòng chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, nhóm giải pháp truyền thông cũng đang được Cục An toàn thông tin đặc biệt chú trọng.

Song song với việc thường xuyên cảnh báo người dùng về các hình thức lừa đảo trực tuyến, từ trung tuần tháng 7, Cục An toàn thông tin phối hợp với Meta, công ty mẹ của mạng xã hội Facebook, phát động chiến dịch ‘Nhận diện Lừa đảo’, chia sẻ tới cộng đồng người dùng mạng xã hội những cách thức phòng tránh lừa đảo trực tuyến.

Theo đại diện Cục An toàn thông tin, chiến dịch truyền thông ‘Nhận diện lừa đảo’ tập trung vào 6 trong số 24 hình thức lừa đảo trực tuyến đã được xác định là điểm nóng tại Việt Nam.

Mục tiêu hướng tới của chiến dịch là đảm bảo sự an toàn của người sử dụng mạng xã hội, bao gồm cả việc nâng cao kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến.

W-lua-dao-truc-tuyen-1-1-1.jpg
Trong cuộc chiến chống lừa đảo trực tuyến, nhóm giải pháp truyền thông được Cục An toàn thông tin đặc biệt chú trọng. Ảnh: NCSC

Trao đổi với phóng viên VietNamNetvề các biện pháp trọng tâm để các tổ chức, doanh nghiệp cũng như người dân phòng chống lừa đảo trực tuyến hiệu quả hơn, ông Nguyễn Hoàng Sơn, Giám đốc Kỹ thuật của Công ty cổ phần Công nghệ Giải pháp quốc tế VNCS nhấn mạnh: Người dùng, bao gồm cả doanh nghiệp và các cá nhân, phải luôn giữ tâm thế chủ động trong cuộc chiến chống lừa đảo trực tuyến.

Ông Nguyễn Hoàng Sơn cho rằng biện pháp quan trọng là người dùng cần nâng cao nhận thức về các mối hiểm họa trên không gian mạng, trang bị tốt cho bản thân về công nghệ và kỹ năng để bảo đảm an toàn thông tin, cập nhật các hình thức lừa đảo mới để luôn có những phản ứng tốt trong các tình huống.

Một số việc cụ thể mà người dùng cần lưu ý, theo khuyến nghị của chuyên gia VNCS Global, đó là: Không nên cài đặt các ứng dụng hoặc click vào các đường link lạ không rõ nguồn gốc; không chuyển tiền theo yêu cầu của người quen qua mạng xã hội, phải xác thực qua điện thoại, nhưng tốt nhất là gặp trực tiếp; không cung cấp mật khẩu ngân hàng, mã OTP cho bất cứ ai; cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân trên các hoạt động tại các nền tảng xã hội.

"Người dùng cũng cần xác minh kỹ thông tin khi nhận được những cuộc gọi lạ tự xưng từ các tổ chức, cơ quan chức năng. Tốt nhất, người dùng nên xác thực toàn bộ thông tin từ người gọi và đến trực tiếp cơ quan liên quan để giải quyết các vấn đề nếu có, tránh gặp tình huống kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo”, ông Nguyễn Hoàng Sơn lưu ý thêm.

Tạo hàng trăm nghìn địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức để lừa đảoTháng 3/2024, hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phát hiện 100 website giả mạo thương hiệu để lừa đảo. Lũy kế đến hết quý 1, cơ quan này ghi nhận 124.579 địa chỉ website giả mạo, liên quan đến lừa đảo trực tuyến.