您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Lỗ hổng khiến Han Kang bị 'giấu nhẹm' tiền bản quyền tác phẩm
NEWS2025-01-27 17:45:47【Thời sự】1人已围观
简介11 tác phẩm của Han Kang được sử dụng trong sách giáo khoa ở Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg.Hiệp hội Bản qtin quần vợttin quần vợt、、
11 tác phẩm của Han Kang được sử dụng trong sách giáo khoa ở Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg. |
Hiệp hội Bản quyền Văn học,ỗhổngkhiếnHanKangbịaposgiấunhẹmapostiềnbảnquyềntácphẩtin quần vợt Tác phẩm Học thuật và Nghệ thuật Hàn Quốc (KOLAA), chịu trách nhiệm phân phối tiền bản quyền cho mục đích giáo dục, đã nêu lý do là "không thể tìm thấy thông tin liên lạc của tác giả".
Theo Dân biểu Kim Jae-won từ đảng Tái thiết Hàn Quốc, KOLAA chưa trả bất kỳ khoản tiền bản quyền nào cho việc sử dụng các tác phẩm của Han Kang cho mục đích giáo dục. Trên trang web, KOLAA liệt kê 34 trường hợp tác phẩm của Han đang được sử dụng: 11 trong sách giáo khoa, 4 cho mục đích giáo dục và 19 để hỗ trợ bài học, theo The Korea Times.
"Để phân phối tiền bản quyền, chúng tôi cần thông tin cá nhân và sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền. Chúng tôi đã thông báo cho các nhà xuất bản về quy trình này kể từ năm 2017, nhưng chúng tôi không thể có được thông tin liên lạc của tác giả", một viên chức của KOLAA cho biết.
Độc giả tìm mua sách của Han Kang ở Seoul. Ảnh: Yonhap. |
Han Kang không phải là người duy nhất bị ảnh hưởng. Trong 10 năm qua (2014-2023), tiền bản quyền chưa trả ở Hàn Quốc đã lên tới 10,5 tỷ won (8,1 triệu USD). Hàng năm, có khoảng 1 tỷ won tiền bản quyền vẫn chưa được nhận và tích lũy lại trong quỹ của hiệp hội.
"Lời giải thích của KOLAA rằng họ không trả tiền bản quyền cho Han Kang vì không có thông tin liên lạc của bà ấy thật lố bịch. Tiền bản quyền là một hệ thống được thiết kế để bảo vệ quyền của tác giả và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo của họ, nhưng sự tắc trách của KOLAA trong vấn đề này và việc họ chỉ tập trung vào việc tăng doanh thu của chính mình là một vấn đề nghiêm trọng. Cần phải hành động ngay lập tức để đảm bảo rằng các tác giả nhận được khoản bồi thường hợp pháp của họ", Dân biểu Kim phát biểu.
Nếu tiền bản quyền không được tác giả nhận trong hơn 5 năm, KOLAA, với sự chấp thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, có thể sử dụng tiền cho mục đích công cộng. Trong thập kỷ qua, KOLAA đã sử dụng khoảng 13,8 tỷ won (10 triệu USD) theo cách này.
Một trong những nguyên nhân chính là do lỗ hổng trong quá trình phân phối tiền bản quyền. Theo luật bản quyền, tiền bản quyền cho các tác phẩm được sử dụng trong sách giáo khoa phải được phân phối thông qua KOLAA sau khi thu được từ các nhà xuất bản.
Hệ thống này yêu cầu tác giả phải nộp đơn xin tiền bản quyền trực tiếp, nhưng nhiều tác giả thậm chí còn không biết rằng tác phẩm của họ đang được sử dụng. Hơn nữa, những nỗ lực của KOLAA nhằm thông báo cho tác giả bị coi là không đủ, ví dụ như trường hợp của Han Kang.
Hồi tháng 9, nhà văn nổi tiếng Chang Kang-myoung cũng chỉ trích hệ thống này qua bài đăng trên Facebook.
"Thật vô lý bởi sau một thời gian dài, các tác giả mới phát hiện ra tác phẩm của mình được đưa vào sách giáo khoa. Không trả tiền bản quyền trừ khi tác giả nộp đơn là một hành vi không công bằng", Chang viết.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
很赞哦!(9)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Bình Định vs Nam Định, 18h00 ngày 24/1: Khách hoan ca
- Mô hình The S
- Triều Tiên tố UAV Hàn Quốc 3 lần xâm phạm không phận, Seoul phản bác
- BIM Group khánh thành khách sạn thương hiệu quốc tế thứ hai tại Lào
- Nhận định, soi kèo PAOK vs Slavia Praha, 3h00 ngày 24/1: Vé sớm cho chủ nhà
- Điều kiện tách thửa đất mới nhất tại Bắc Giang
- Khu vườn tươi tốt của người đàn ông ấp ủ tình yêu làm vườn từ năm 8 tuổi
- Hà Nội có hơn 12.300 căn nhà được đưa vào kinh doanh
- Soi kèo phạt góc Torino vs Cagliari, 2h45 ngày 25/1
- Phê duyệt đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN 1.256 tỷ đồng tại Bắc Giang
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Persita vs Madura United, 19h00 ngày 24/1: Cửa dưới thất thế
- Chuyên gia: "Sóng" đất nền hiện nay mới chỉ mang tính cục bộDương Tâm
(Dân trí) - Chuyên gia nhìn nhận, hiện nay "sóng" đất nền mới chỉ mang tính cục bộ tại một số nơi ven Hà Nội, chưa lan tỏa ra nhiều khu vực khác. Dự báo tới quý II/2025, thị trường đất nền mới rõ sự tích cực.
Theo dữ liệu thị trường bất động sản 9 tháng đầu năm của một đơn vị, 2 loại hình nhà riêng và đất nền có cải thiện về mức độ quan tâm và giao dịch. Tuy nhiên, cải thiện chỉ diễn ra cục bộ tại một số khu vực, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc. Trong đó, mức độ quan tâm tới đất nền tại Hưng Yên tăng mạnh nhất 43% so với quý trước đó.
Còn theo số liệu của Bộ Xây dựng, trong quý II có 124.991 giao dịch đất nền thành công, tăng 28% so với quý I và tăng 85% so với cùng kỳ.
Mặc dù mức độ quan tâm và giao dịch đất nền tăng trong thời gian qua, song các chuyên gia cho rằng sự tích cực mới chỉ mang tính cục bộ tại một số khu vực.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Đình Chung, Thành viên Tổ công tác thị trường Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - cho biết từ tháng 4 đến nay, ngoài vùng ven Hà Nội thì một số tỉnh xung quanh như Bắc Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh... giá đất cũng tăng 10-20% so với thời kỳ đáy, giao dịch thực tế có cải thiện hơn nhiều so với năm 2023.
Theo ông, một số nhà đầu tư đã bắt đầu hành trình đi mua gom đất nền tại một số khu vực giá chưa tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Những người này đang có xu hướng đi trước đón đầu, vì hiện theo Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 quy định không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã trên cả nước.
Ông Chung nhìn nhận, hiện nay "sóng" đất nền mới chỉ mang tính cục bộ tại một số khu vực ven Hà Nội, chưa lan tỏa ra nhiều khu vực. Phải đến quý II/2025 thị trường đất nền mới thấy rõ sự tích cực. Tuy nhiên, đầu tư đất nền thời điểm này cần xác định thu hồi vốn trung hạn ít nhất từ 1-3 năm, thay vì lướt sóng.
"Dù 3 luật mới về bất động sản đã có hiệu lực khoảng 2 tháng nhưng mới chỉ tác động tích cực tới tâm lý của nhà đầu tư. Do đó, vẫn cần thời gian để luật thẩm thấu vào thị trường khi ấy mới thấy rõ được tác động", ông Chung nói.
Đồng thời, vị này cho rằng, các nhà đầu tư không nên "bỏ trứng vào một giỏ", mua gom, mua số lượng lớn vào lúc này mà nên lựa chọn dự án có tính pháp lý, sản phẩm có giá hời hoặc địa điểm có đủ tiện ích.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, mặt bằng giá đất nền ở một số khu vực ngoại thành Hà Nội đã tăng khoảng 10% trong một năm nay.
Ông nói, đất nền tiềm năng nhưng không có nghĩa là "mua đâu cũng thắng" mà tùy từng khu vực, từng thời điểm. Giai đoạn tới, người đầu tư cần khó tính hơn, trước khi xuống tiền phải dựa trên dữ liệu, phân tích thông tin quy hoạch chính xác.
"Đã có không ít nhà đầu tư "đu đỉnh" đất nền méo mặt bởi mua rồi nhưng khó bán hoặc phải cắt lỗ nếu cần tiền gấp. Đất nền tăng nhưng theo khảo sát vẫn còn một số khu vực rất trầm lắng, giao dịch giảm", vị này chia sẻ.
Theo ông, sẽ phải đến quý II/2025, khi tâm lý của nhà đầu tư tự tin vào kinh tế và lợi suất, lúc này đất nền mới có thể nhận được nhiều sự quan tâm. Năm 2024 vẫn là "năm của chung cư" và đến giữa 2025 đất nền mới khởi sắc.
Đầu năm 2026, thị trường bất động sản nói chung bước vào giai đoạn ổn định và lúc này sân chơi mới thực sự ghi nhận sự trở lại của nhiều loại hình đa dạng trong đó đất nền mới lấy lại phong độ.
"Sau khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, thị trường đất nền có nhiều sự thay đổi lớn từ nguồn cung cho đến hoạt động giao dịch. Phân khúc đất nền diễn biến theo hướng tích cực hơn, giảm tải tình trạng sốt đất, ảo giá, tạo sóng thị trường. Thay vào đó là một chu kỳ mới với phân khúc đất nền phát triển ổn định, minh bạch và bền vững hơn", vị chuyên gia chia sẻ.
">Chuyên gia: "Sóng" đất nền hiện nay mới chỉ mang tính cục bộ
- Những mẫu nhà phố 2 tầng khác lạ 1 tỷ đồng đang "sốt"
Đây là những mẫu trẻ trung, hiện đại, đa phong cách, hợp với túi tiền các gia đình, là xu thế xây dựng năm 2020. Đây cũng là nhà nằm trên diện tích giới hạn, nên các kiến trúc sư phải “gồng mình” để thiết kế sao cho hợp lý.
Theo Lâm Vỹ
Tiền Phong/Joemobile
">Những mẫu nhà phố 2 tầng khác lạ 1 tỷ đồng đang "sốt"
- Đại sứ quán Việt Nam bắt đầu các hoạt động kỷ niệm 25 quan hệ Việt-Mỹ
Chuyến thăm Arizona của Đại sứ Hà Kim Ngọc là sự kiện đầu tiên trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao 2 nước tại Hoa Kỳ.
Từ 10-12/2, nhận lời mời của Chính quyền, Quốc hội bang Arizona, thành phố Phoenix và Viện McCain, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc đã thăm làm việc bang Arizona và thành phố Pheonix. Trong ba ngày của chuyến thăm, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã có một loạt các cuộc gặp, làm việc với các quan chức Chính quyền, Quốc hội bang Arizona và thành phố Phoenix, chủ trì và tham dự các cuộc thảo luận, trao đổi về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam – Arizona.
Chuyến thăm Arizona của Đại sứ Hà Kim Ngọc là những hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước tại Hoa Kỳ, tri ân Thượng nghị sĩ John McCain, một trong những người đi tiên phong trong việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Chuyến thăm cũng nhằm thúc đẩy các cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và bang Arizona, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục – đào tạo, du lịch và giao lưu nhân dân.
Hoạt động nổi bật của chuyến thăm là Hội thảo "25 năm quan hệ đối tác Việt Nam - Hoa Kỳ và Cơ hội cho tương lai: Góc nhìn từ Arizona" do Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ phối hợp cùng công ty Snell&Wilmer và Viện McCain đồng tổ chức trưa ngày 11/2/2020. Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 200 khách mời là đại diện Chính quyền, Quốc hội, các tổ chức, doanh nghiệp của bang Arizona và thành phố Phoenix. Các đại biểu tâm đắc chia sẻ các đánh giá của Đại sứ Hà Kim Ngọc về những bước phát triển đặc biệt của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong 25 năm qua, chuyển từ kẻ thù thành bạn và trở thành đối tác toàn diện từ năm 2013.
Các đại biểu đều bồi hồi xúc động khi Đại sứ Hà Kim Ngọc chia sẻ những kỷ niệm về tầm nhìn chiến lược, sự dũng cảm vượt qua các rào cản của Thượng nghị sĩ John McCain góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, bình thường hóa quan hệ hai nước. Trong phát biểu, Đại sứ Hà Kim Ngọc cũng đánh giá cao những đóng góp của Thượng nghị sĩ McCain trong quá trình thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ về khắc phục hậu quả chiến tranh, tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân, cũng như phối hợp về các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có Biển Đông.
Đại sứ Hà Kim Ngọc nhấn mạnh từ nền tảng quan hệ Đối tác toàn diện hiện nay, cùng với Việt Nam và Hoa Kỳ còn rất nhiều tiềm năng để nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Tại phiên trao đổi của Hội thảo do phu nhân Cindy McCain và Đại sứ đồng chủ trì, các đại biểu quan tâm tìm hiểu sâu hơn về quan hệ hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, giáo dục, đào tạo, y tế và tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020, đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Ngay trước Hội thảo, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã có cuộc gặp riêng với bà Cindy McCain, Phu nhân của Thượng nghị sĩ John McCain, hiện là Chủ tịch danh dự Viện McCain và con trai James McCain.
Bà Cindy McCain và con trai rất xúc động khi cùng Đại sứ và gia đình ôn lại những kỉ niệm sống động của Thượng nghị sĩ John McCain và tình cảm của gia đình bà đối với Việt Nam. Bà cho biết lúc sinh thời, Thượng nghị sĩ McCain là người rất yêu Việt Nam, cổ vũ nhiệt thành và biến sự ủng hộ thành những hành động cụ thể, kêu gọi nhiều chính khách, bạn bè Mỹ đóng góp cho quan hệ và cho đất nước Việt Nam để hiện nay, chính bà cùng các con của mình đang và sẽ tiếp tục thực hiện những tâm nguyện của Thượng nghị sỹ đóng góp cho quan hệ hai nước.
Đại sứ Hà Kim Ngọc chân thành cảm ơn và xúc động, tri ân những đóng góp quý giá của Thượng nghị sĩ, Phu nhân Cindy McCain và gia đình đối với Việt Nam, trong đó có những hoạt động nhân đạo, giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh. Đại sứ Hà Kim Ngọc gửi lời cảm ơn và thăm hỏi của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến gia đình và thân mẫu của Thượng nghị sĩ. Phu nhân McCain cảm ơn lời thăm hỏi của Lãnh đạo cấp cao ta, cũng như rất cảm động và cảm ơn tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho Thượng nghị sĩ John McCain.
Trong các cuộc gặp với Thị trưởng thành phố Phoenix Kate Gallego và các hạ nghị sĩ thuộc các Uỷ ban quan trọng của Quốc hội bang Arizona, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã bày tỏ vinh dự được đến thăm thành phố thủ phủ bang Arizona với tốc độ phát triển hàng đầu Hoa Kỳ.
Đại sứ và Thị trưởng Gallego cũng như các nghị sĩ mong muốn Việt Nam và bang Arizona nói chung, các thành phố lớn của Việt Nam và Phoenix cùng các thành phố mà các nghị sĩ đại diện nói riêng sẽ tiếp tục có những kết nối, trao đổi để tìm kiếm những cơ hội hợp tác, đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực mà Arizona có thế mạnh như giáo dục, công nghệ, y tế, du lịch, nông nghiệp và xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Phoenix và một thành phố của Việt Nam.
Các nghị sĩ, nhất là Hạ nghị sĩ Noel Campbell – một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, đã vô cùng xúc động khi xem bộ phim ngắn về tình cảm gắn bó của Thượng nghị sĩ John McCain đối với Việt Nam (bộ phim do Truyền hình Quân đội sản xuất) và mong muốn có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho quan hệ hai nước, trao đổi khả năng mở văn phòng đại diện thương mại của Phoenix tại Việt Nam.
Trong chương trình chuyến thăm, Đại sứ Hà Kim Ngọc cũng đã có các cuộc nói chuyện và trao đổi với Hội đồng Lãnh đạo Toàn cầu Hoa Kỳ (USGLC), sinh viên trường Đại học Bang Arizona (Arizona State University), thăm và có cuộc trao đổi với lãnh đạo Đại học Bang Arizona về hướng hợp tác sắp tới trong giáo dục đào tạo với các ngành nghề: giáo dục tiểu học, đại học, y tế, thành phố thông minh và hợp tác khu vực Mê Công. Nhân dịp này, Đại sứ đã đến thăm cơ sở của Tập đoàn Intel, trao đổi với Lãnh đạo công ty First Solar - hiện đang là những nhà đầu tư Hoa Kỳ lớn tại Việt Nam. Lãnh đạo của các công ty cam kết sẽ tiếp tục đầu tư kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
Tại cuộc gặp với đại diện bà con người Việt tại Arizona, Đại sứ Hà Kim Ngọc cảm ơn những ý kiến đóng góp thiết thực của bà con và mong bà con có cuộc sống ổn định, phát triển tại Arizona và tôn trọng luật pháp sở tại, tiếp tục hướng về quê hương đất nước và đóng góp thiết thực cho sở tại cũng như quan hệ hai nước.
Các cuộc gặp gỡ, trao đổi với các giới tại Arizona cho thấy tiềm năng hợp tác rất lớn giữa Việt Nam – Hoa Kỳ và Việt Nam với bang Arizona. Đồng thời, hai nước cần tiếp tục phát huy những điểm tương đồng, tiếp tục hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lòng tin, phát triển quan hệ ngày càng chặt chẽ và mạnh mẽ hơn./.
Một số hình ảnh trong chuyến thăm Arizona của Đại sứ Hà Kim Ngọc:
Theo PV
VOV-Washington
">Đại sứ quán Việt Nam bắt đầu các hoạt động kỷ niệm 25 quan hệ Việt
Nhận định, soi kèo Kuala Lumpur City vs Công an Hà Nội, 21h00 ngày 23/1: Chính thức giành vé
- Phó Thủ tướng yêu cầu quy định chặt sàn giao dịch bất động sản điện tửPhương Liên
(Dân trí) - Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để quy định chặt chẽ đối với hoạt động của sàn giao dịch bất động sản điện tử bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
Chiều nay (25/6), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
Tại cuộc họp, các đại biểu tiếp tục phân tích, làm rõ nội hàm, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của loại hình văn phòng, căn hộ kết hợp lưu trú, cung cấp dịch vụ du lịch, khách sạn, để thống nhất, đồng bộ với quy định của Luật Đất đai về đất thương mại, dịch vụ.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến các địa phương, chuyên gia, đại diện hiệp hội, doanh nghiệp bất động sản… để hoàn thiện, theo hướng quy định bao quát được thực tiễn, cũng như tình huống phát sinh trong tương lai.
Về mô hình tổ chức, hoạt động của sàn giao dịch bất động sản, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, dự thảo Nghị định thiết kế theo hướng khuyến khích giao dịch bất động sản qua sàn theo hình thức trực tiếp hoặc giao dịch điện tử.
Ngoài ra, các điều kiện pháp lý để các sản phẩm được đưa lên sàn giao dịch; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của sàn giao dịch bất động sản; chế tài đình chỉ, chấm dứt hoạt động…
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để quy định chặt chẽ đối với hoạt động của sàn giao dịch bất động sản điện tử bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, trách nhiệm của đơn vị vận hành.
Cho ý kiến về nội dung điều tiết thị trường bất động sản, Phó Thủ tướng cho rằng cần tiếp cận bằng công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở để thực hiện dự án bất động sản; mục tiêu, quy mô, tiến độ, cơ cấu sản phẩm của các dự án bất động sản; thuế, tín dụng…
Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất phương pháp theo dõi, thống kê, đánh giá biến động chỉ số giá bất động sản ở các phân khúc, loại hình cụ thể; báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền thực hiện các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản khi cần thiết.
">Phó Thủ tướng yêu cầu quy định chặt sàn giao dịch bất động sản điện tử
- Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm: Chưa nên mở rộng Vùng Thủ đô
Đây là quan điểm của Tiến sỹ, Kiến trúc sư ĐÀO NGỌC NGHIÊM - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam về phương án mở rộng Vùng Thủ đô được Bộ KH&ĐT đưa ra mới đây.
Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, vấn đề quan trọng lúc này là tổ chức và triển khai tốt quy hoạch Vùng Thủ đô hiện có. Trong khi, Vùng Thủ đô hiện chưa vận hành trơn tru thì đã tính chuyện mở rộng là chưa hợp lý.
Xin ông lý giải quản điểm của mình đối với phương án mở rộng Vùng Thủ đô lên 15 tỉnh, thành của Bộ KH&ĐT đưa ra trong Dự thảo Báo cáo bổ sung về các phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030 để triển khai Luật Quy hoạch?
-Theo phương án của Bộ KH&ĐT, Vùng Thủ đô mới sẽ gồm 15 tỉnh, thành phố bao gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.Phương án mở rộng cần phải được xem xét lại một cách kỹ lưỡng và hiện tại chưa nên mở rộng Vùng Thủ đô lên đến 15 tỉnh thành. Bởi vì với quy mô 9 tỉnh thành như hiện nay, Vùng Thủ đô đã đáp ứng cơ bản yêu cầu và khả năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, kỹ thuật rồi.
Rõ ràng, có sự khác nhau giữa vai trò của Vùng Thủ đô và Vùng đồng bằng sông Hồng. Chúng ta không nên đổi Vùng đồng bằng sông Hồng thành Vùng Thủ đô mới. Nếu Vùng Thủ đô có cả những tỉnh giáp biên giới Trung Quốc như Quảng Ninh và cả vùng nông nghiệp rộng lớn thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Hồng với những đặc điểm địa lý, kinh tế quá khác biệt với Hà Nội là chưa phù hợp.
Vậy theo ông, mô hình Vùng Thủ đô hiện tại đã là tối ưu?
-Đối với Vùng Thủ đô, từ năm 2008 chúng ta đã có quyết định phê duyệt gồm 7 tỉnh, thành phố với đầu tàu là Hà Nội. Sau gần 5 năm thực hiện, đến 2012, Chính phủ đề xuất vùng thủ đô mở rộng thêm ra Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang.
Sau 4 năm nghiên cứu khá kỹ lưỡng thì đến năm 2016, quy hoạch điều chỉnh Vùng Thủ đô đến 2030 tầm nhìn đến 2050 mới được phê duyệt. Đây là nghiên cứu tổng hoà nhiều yếu tố, chúng ta nên giữ quy mô vùng như hiện tại.
Nếu như theo đề xuất của Bộ KH&ĐT thì Vùng Thủ đô sẽ trùng lặp với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, như vậy là chỉ kinh tế đơn thuần chứ không mang tính chất trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục và kinh tế tổng hợp của quốc gia nữa. Trong khi, chúng ta đang muốn đẩy Vùng này lên trở thành có vị thế trong khu vực và trên thế giới thì quy mô hiện nay là hợp lý.
Với mô hình được xác định là Vùng kinh tế tổng hợp, với thế mạnh của vùng này, nếu làm tốt sẽ có vị thế không phải với quốc gia mà còn có vị thế đối ngoại với khu vực và thế giới. Đây là sự khác biệt giữa vùng Thủ đô với vùng kinh tế trọng điểm để liên kết nhằm tạo nên sự phát triển kinh tế quốc gia.
Sau hơn 10 năm, có thể khẳng định với mục tiêu hình thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục đào tạo, trong đó chính trị là quan trọng, kinh tế là nòng cốt thì quy mô như hiện tại của Vùng Thủ đô là cơ bản tối ưu.
Thực tế dù đã được điều chỉnh nhưng sự liên kết chung, đặc biệt là về kinh tế của các địa phương trong Vùng Thủ đô hiện tại vẫn chưa được như kỳ vọng. Vậy vấn đề nằm ở đâu, thưa ông?
-Từ lần điều chỉnh năm 2012 được phê duyệt năm 2016 đến nay qua gần 10 năm hình thành Vùng Thủ đô dù đã phát huy vai trò liên kết vùng một cách nhất định, nhưng còn tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch.
Thứ nhất, sự liên kết liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng còn mang nhiều tính hình thức, “mạnh ai nấy chạy”, tỉnh nào mạnh thì làm theo hướng của tỉnh đó.
Thứ hai, chúng ta còn thiếu cơ chế điều phối vùng. Từ năm 2008, chúng ta đã có mô hình văn phòng Ban chỉ đạo quy hoạch Vùng nhưng sau đó phải giải thể, đến năm 2016 tiếp tục kiến nghị phải có một Ban chỉ đạo Vùng. Ban chỉ đạo này không phải do Chủ tịch các Tỉnh thay phiên nhau điều hành mà phải do một Phó Thủ tướng phụ trách. Tuy nhiên đến nay, chúng ta vẫn chưa thực hiện được các đề xuất này.
Một nguyên nhân quan trọng, Vùng là mô hình chưa được Hiến định trong Hiến pháp nên các các cơ chế chính sách để thúc đẩy cũng còn nhiều hạn chế do bị chi phối bởi Luật Thủ đô, các nghị quyết phát triển của từng tỉnh...
- Vậy theo ông cần giải pháp gì để giải quyết điểm nghẽn trên?
Để mô hình vùng phát triển thì nhất thiết phải có sự đổi mới về hình thức liên kết với nhau. Trước mắt, đối với Vùng Thủ đô chúng ta có thể kiến nghị Quốc hội cho phép thí điểm mô hình cơ quan điều phối hay Ban Chỉ đạo Vùng để thúc đẩy liên kết.
Bởi, liên kết tự nguyện thì mỗi tỉnh thành vì lợi của địa phương mình chứ không vì cái chung. Trong khi, mô hình Văn phòng Ban chỉ đạo Vùng đã được kiến nghị tái thành lập từ năm 2016 đến nay vẫn vướng các luật và nghị quyết. Đây là vấn đề cần được sự chấp thuận của Quốc hội.
Kinh nghiệm quốc tế đối với địa giới hành chính vùng hiện ra sao, thưa ông?
-Theo tôi được biết, tại nhiều nước, Vùng là một đơn vị tổ chức hành chính được hiến định trong hiến pháp. Do đó, họ có một cơ quan điều phối vùng hoạt động rất hiệu quả. Vấn đề của Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của họ chính là chúng ta cần có mô hình điều phối vùng được Quốc hội thông qua. Từ đó, Chính phủ sẽ cụ thể hóa bằng những quy định thì chúng ta sẽ thực hiện được hiệu quả mô hình vùng.
- Xin cảm ơn ông!
KTS. Trần Huy Ánh - Ủy viên Ban chấp hành Hội Kiến trúc sư Hà Nội:
Việc hình thành, quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội là tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển đồng thời kích thích sự phát triển của các địa phương xung quanh. Thay vì mất công sức cho phân vùng "hữu danh vô thực", 15 tỉnh thành nên tập trung thực hiện điều 27 Luật Quy hoạch "Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị, nông thôn" từ đó định ra "Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển; Phương hướng phát triển ngành quan trọng trên địa bàn; lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội".
KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam:
Không có cơ sở để gọi tên Vùng Thủ đô với 15 tỉnh, thành mà Bộ KHĐT vừa đề xuất. Bởi cũng giống như các nước trên thế giới, việc hình thành vùng Thủ đô được tính toán rất kỹ, có nguyên lý, có tiêu chí về địa lý, dân số, lịch sử, văn hóa, xã hội, giao thông, cảnh quan, phát triển đô thị… Cơ cấu đô thị - nông thôn được tính toán rất kỹ lưỡng, bài bản.
Với đề xuất hiện nay, vùng Thủ đô mới như "trộn" giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Đồng bằng sông Hồng hiện hữu. Vùng Thủ đô mới sẽ "ôm" thêm cả khu vực nông nghiệp rộng lớn của các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và vùng núi xa xôi, vùng giáp biên Trung Quốc của Quảng Ninh làm mất đi ý nghĩa của vùng Thủ đô. Bán kính giữa Thủ đô và các địa phương trong vùng chỉ nên khoảng 50 – 70km, để người dân thuận tiện đi vào Thủ đô làm việc, đồng thời tạo nên những khu vực phát triển năng động sát cạnh Thủ đô.
Theo Lê Sáng
Diễn đàn Bất động sản
">Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm: Chưa nên mở rộng Vùng Thủ đô
- Gỡ nút thắt lớn cho các địa phương về đấu thầu dự án đầu tư khu đô thịNinh An
(Dân trí) - Nghị định 115 quy định tỷ lệ tối thiểu nộp ngân sách nhà nước khi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị; khu dân cư nông thôn tính theo tỷ lệ % thay vì số tiền như trước đây.
Quy định tỷ lệ tối thiểu nộp ngân sách Nhà nước thay vì số tiền
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 115/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất. Thay đổi lớn nhất của nghị định này là xác định rõ tỷ lệ tối thiểu doanh nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước.
Theo Luật sư Phạm Thanh Tuấn, trước đây, theo quy định tại Nghị định 25/2020 việc xác định giá trị nộp ngân sách Nhà nước ngoài tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (trước đây gọi là m3) các địa phương gặp khó khăn ở 3 vấn đề.
Thứ nhất là không có quỹ đất tham chiếu vì chưa có kết quả đấu giá hoặc có quá nhiều quỹ đất tham chiếu dẫn đến khó khăn trong việc tổng hợp. Thứ 2 là khó xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự kiến. Thứ 3 là khó phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương trong công tác thẩm định giá trị này. Đây là một trong những lý do dẫn đến việc nhiều địa phương lúng túng khi tổ chức đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Để khắc phục những bất cập trên, Điều 48 Nghị định 115/2024 quy định tỷ lệ tối thiểu nộp ngân sách Nhà nước (gọi chung là giá trị m) khi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị; khu dân cư nông thôn tính theo tỷ lệ % thay vì số tiền như trước đây.
Tỷ lệ % được tính trên cơ sở tham chiếu tỷ lệ tăng bình quân sau đấu giá quyền sử dụng đất (chênh lệch giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá) các khu đất thực hiện dự án tại địa phương.
Khu đất đấu giá thực hiện dự án được tham chiếu (không sử dụng kết quả đấu giá đất riêng lẻ cho người dân làm nhà ở) phải có kết quả đấu giá thành công trong thời gian 3 năm liền kề trước ngày có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án (tối đa 7 năm trong một số trường hợp đặc biệt) và tương đồng về địa điểm (cùng địa bàn cấp huyện hoặc huyện khác thuộc tỉnh) với khu đất đấu thầu.
Như vậy, Nghị định đã thay đổi cách xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo hướng áp dụng "tỷ lệ tối thiểu nộp ngân sách nhà nước" thay vì xác định giá trị này bằng tiền cụ thể như trước đây. Giá trị nộp ngân sách nhà nước thực tế (giá trị M) sẽ bằng tỷ lệ nộp ngân sách do nhà đầu tư đề xuất nhân với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thực tế của dự án.
Kỳ vọng đem lại nguồn thu đáng kể cho địa phương
Chuyên gia pháp lý bất động sản lấy minh họa việc xác định giá trị m như sau:
UBND tỉnh A đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất của 4 dự án khu đô thị. Địa phương A sẽ sử dụng kết quả đấu giá của 4 dự án này để tính tỷ lệ tăng bình quân sau trúng đấu giá (tỷ lệ giữa giá sàn và giá trúng đấu giá), được kết quả là 10%. Tỷ lệ 10% được quy định trong hồ sơ mời thầu là tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước tối thiểu mà nhà đầu tư phải nộp (giá trị m).
Các nhà đầu tư phải đề xuất tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước từ 10% trở lên. Giá trị nộp ngân sách nhà nước thực tế sẽ bằng tỷ lệ do nhà đầu tư trúng thầu đề xuất (ví dụ 20%) nhân với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thực tế phải nộp (ví dụ: 200 tỷ đồng). Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tính theo quy định pháp luật về đất đai. Như vậy, nhà đầu tư sẽ nộp thêm vào ngân sách nhà nước ngoài nghĩa vụ về tiền sử dụng đất (giá trị M) là 40 tỷ đồng.
Nếu địa phương chưa từng tổ chức đấu giá dự án nên sẽ không có quỹ đất tham chiếu để đưa vào công thức, khoản 6 Điều 48 Nghị định cũng quy định trường hợp không có quỹ đất đấu giá để tham chiếu thì được sử dụng tỷ lệ tăng bình quân của giá trị nộp ngân sách của các dự án đã tổ chức đấu thầu trong 5 năm liền kề trước ngày có quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản phê duyệt thông tin của dự án đang tổ chức đấu thầu.
Trường hợp địa phương chưa tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo phương thức đấu giá, đấu thầu nên không có quỹ đất tham chiếu thì hồ sơ mời thầu không quy định tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước (m). Tỷ lệ này do nhà đầu tư tự đề xuất trong hồ sơ dự thầu. Giá trị nộp ngân sách nhà nước do nhà đầu tư đề xuất (M) sẽ được nộp cùng với thời điểm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo hình thức, tiến độ quy định tại Hợp đồng dự án.
Như vậy, việc xác định tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước (m) đã rõ ràng, đầy đủ, gỡ khó cho nhiều địa phương. Quy định mới về xác định giá trị nộp ngân sách nhà nước (m) được kỳ vọng sẽ đem lại nguồn thu đáng kể cho các địa phương, cải thiện môi trường đầu tư theo hướng minh bạch và hấp dẫn.
Tuy nhiên, theo luật sư Phạm Thanh Tuấn, cách tính trên cũng có thể làm chi phí thực hiện dự án của doanh nghiệp tăng đáng kể từ khoản tiền M phải nộp.
">Gỡ nút thắt lớn cho các địa phương về đấu thầu dự án đầu tư khu đô thị