Huawei nhận định 5G đã thay đổi cuộc sống của người dẫn lẫn bản thân ngành viễn thông.

Từ khi triển khai năm 2019, 5G đã thay đổi cuộc sống thường nhật của người dân lẫn bản thân ngành viễn thông, theo ông Wen. “Khi phủ sóng đến các nông trường, người nông dân có thể livestream và quảng bá sản phẩm đến cả nước chỉ bằng một chiếc điện thoại”, ông nói.

Các nhà mạng quốc doanh China Mobile, China Telecom, China Unicom cùng nhà sản xuất thiết bị Huawei là những tên tuổi lớn tham dự MWC Thượng Hải. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của Qualcomm, Học viện công nghệ thông tin và truyền thông Trung Quốc (CACIT), Hiệp hội tiêu chuẩn viễn thông Trung Quốc.

Là một trong những nền kinh tế lớn đầu tiên ra mắt 5G, tính đến tháng 5, Trung Quốc đã có hơn 2,8 triệu trạm gốc 5G, theo Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin (MIIT) và CAICT. Thiết bị Huawei đóng vai trò lớn trong mạng lưới. “Gã khổng lồ” đến từ Thâm Quyến gần đây trúng thầu cung cấp 52% trạm gốc 5G cho China Mobile từ năm 2023 đến 2024.

Tính đến tháng 9/2022, Trung Quốc có 500 triệu thuê bao 5G, tương đương 35% dân số.

Theo ông Cao Ming, Chủ tịch sản phẩm mạng không dây Huawei, chỉ mất ba năm để 5G đạt tỷ lệ sử dụng mà 4G mất 6 năm mới làm được. Ông cho biết Huawei đang nghiên cứu 5.5G, công nghệ mới có tốc độ gấp 10 lần hiện tại.

“5G đã thay đổi cuộc sống và công việc của mọi người, trở thành động lực quan trọng đối với phát triển kinh tế số, giúp nhà mạng đạt thành công. Huawei sẽ hợp tác với toàn ngành để tăng tốc đổi mới và đưa 5.5G thành hiện thực”, ông Cao phát biểu.

Trong khi đó, China Mobile đang phát triển mạng điện toán quốc gia nhằm chia sẻ nguồn lực giữa các khu vực khác nhau trên cả nước, theo Li Bin, Phó Tổng giám đốc China Mobile Internet. Các loại mạng này ngày càng quan trọng trong kỷ nguyên AI, vốn cần dữ liệu khổng lồ để đào tạo các mô hình.

Dù vậy, vẫn cần thời gian để 5G đến với mọi người, mọi vùng. Ông Wen lưu ý phạm vi phủ sóng 5G của Trung Quốc cần được cải thiện tại một số khu vực nhất định. Chẳng hạn, dùng 5G trên tàu cao tốc chưa mượt mà.

MWC là triển lãm viễn thông di động lớn nhất thế giới, sự kiện chính tổ chức thường niên tại Barcelona, Tây Ban Nha. MWC Thượng Hải trở lại sau hai năm gián đoạn vì dịch Covid-19. Triển lãm năm nay diễn ra từ ngày 28/6 đến 20/6 tại Trung tâm triển lãm quốc tế mới Thượng Hải với chủ đề “velocity”, tập trung vào chuyển đổi 5G, Internet of Things và thực tế tăng cường (AR).

(Theo SCMP)

MWC Thượng Hải trở lại sau hai năm gián đoạn Covid-19Lấy chủ đề “Velocity”, MWC Thượng Hải năm nay tập trung vào ba lĩnh vực chính: chuyển đổi 5G, Internet of Things (IoT) và thực tế tăng cường (AR)." />

Huawei: 5G giúp người dân đổi đời

Tại MWC Thượng Hải,úpngườidânđổiđờlịch thi đấu bóng đá vô địch quốc gia ý những người chơi lớn nhất trong ngành viễn thông Trung Quốc đã thể hiện sự ủng hộ với mạng di động thế hệ mới. Wen Ku, Chủ tịch Hiệp hội tiêu chuẩn viễn thông Trung Quốc, chia sẻ, việc theo đuổi 5G từ bốn năm trước đã ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà mạng và mang đến nhiều công việc mới.

Huawei nhận định 5G đã thay đổi cuộc sống của người dẫn lẫn bản thân ngành viễn thông.

Từ khi triển khai năm 2019, 5G đã thay đổi cuộc sống thường nhật của người dân lẫn bản thân ngành viễn thông, theo ông Wen. “Khi phủ sóng đến các nông trường, người nông dân có thể livestream và quảng bá sản phẩm đến cả nước chỉ bằng một chiếc điện thoại”, ông nói.

Các nhà mạng quốc doanh China Mobile, China Telecom, China Unicom cùng nhà sản xuất thiết bị Huawei là những tên tuổi lớn tham dự MWC Thượng Hải. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của Qualcomm, Học viện công nghệ thông tin và truyền thông Trung Quốc (CACIT), Hiệp hội tiêu chuẩn viễn thông Trung Quốc.

Là một trong những nền kinh tế lớn đầu tiên ra mắt 5G, tính đến tháng 5, Trung Quốc đã có hơn 2,8 triệu trạm gốc 5G, theo Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin (MIIT) và CAICT. Thiết bị Huawei đóng vai trò lớn trong mạng lưới. “Gã khổng lồ” đến từ Thâm Quyến gần đây trúng thầu cung cấp 52% trạm gốc 5G cho China Mobile từ năm 2023 đến 2024.

Tính đến tháng 9/2022, Trung Quốc có 500 triệu thuê bao 5G, tương đương 35% dân số.

Theo ông Cao Ming, Chủ tịch sản phẩm mạng không dây Huawei, chỉ mất ba năm để 5G đạt tỷ lệ sử dụng mà 4G mất 6 năm mới làm được. Ông cho biết Huawei đang nghiên cứu 5.5G, công nghệ mới có tốc độ gấp 10 lần hiện tại.

“5G đã thay đổi cuộc sống và công việc của mọi người, trở thành động lực quan trọng đối với phát triển kinh tế số, giúp nhà mạng đạt thành công. Huawei sẽ hợp tác với toàn ngành để tăng tốc đổi mới và đưa 5.5G thành hiện thực”, ông Cao phát biểu.

Trong khi đó, China Mobile đang phát triển mạng điện toán quốc gia nhằm chia sẻ nguồn lực giữa các khu vực khác nhau trên cả nước, theo Li Bin, Phó Tổng giám đốc China Mobile Internet. Các loại mạng này ngày càng quan trọng trong kỷ nguyên AI, vốn cần dữ liệu khổng lồ để đào tạo các mô hình.

Dù vậy, vẫn cần thời gian để 5G đến với mọi người, mọi vùng. Ông Wen lưu ý phạm vi phủ sóng 5G của Trung Quốc cần được cải thiện tại một số khu vực nhất định. Chẳng hạn, dùng 5G trên tàu cao tốc chưa mượt mà.

MWC là triển lãm viễn thông di động lớn nhất thế giới, sự kiện chính tổ chức thường niên tại Barcelona, Tây Ban Nha. MWC Thượng Hải trở lại sau hai năm gián đoạn vì dịch Covid-19. Triển lãm năm nay diễn ra từ ngày 28/6 đến 20/6 tại Trung tâm triển lãm quốc tế mới Thượng Hải với chủ đề “velocity”, tập trung vào chuyển đổi 5G, Internet of Things và thực tế tăng cường (AR).

(Theo SCMP)

MWC Thượng Hải trở lại sau hai năm gián đoạn Covid-19Lấy chủ đề “Velocity”, MWC Thượng Hải năm nay tập trung vào ba lĩnh vực chính: chuyển đổi 5G, Internet of Things (IoT) và thực tế tăng cường (AR).