Kỳ thi cao học ở Trung Quốc được tổ chức vào cuối tháng 12 hàng năm. Mùa đông lạnh giá cũng là thời điểm hàng triệu thí sinh nỗ lực để vượt qua kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ.

Thống kê cho thấy số lượng người đăng ký kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ năm nay là 4,57 triệu, tăng 800.000 người so với năm 2020 và cao gấp đôi so với 5 năm trước.

Theo The Paper, số thí sinh dự tuyển sau đại học tăng mạnh song tình hình tuyển sinh không có nhiều thay đổi, tỷ lệ tuyển vẫn ở mức nhất định dẫn đến tỷ lệ chọi cao và khả năng đậu ngày càng khó.

Dù có nhiều lý do, hoàn cảnh khác nhau khiến một người quyết định học lên thạc sĩ, nhưng họ đều có chung mục tiêu là hướng đến tương lai tốt đẹp, thay đổi vận mệnh nhờ bằng cấp cao.

chay dua len thac si anh 1

Mỗi năm có hàng triệu người thi lên lớp thạc sĩ ở Trung Quốc. Ảnh: China News.

Ước mơ đổi đời

Hai năm sau khi tốt nghiệp đại học, Xiao Yang quyết định thi tuyển sinh lên cao học. Cô nói không muốn dừng lại ở những công việc bình thường, nhưng lại không có đủ bằng cấp hay kinh nghiệm cho vị trí cao hơn.

"Tôi muốn cho mình cơ hội để có được nền tảng tốt hơn. Vị trí yêu thích của tôi đòi hỏi phải có bằng thạc sĩ nên tôi quyết tâm tham gia kỳ thi này".

Trước đây, cô thi trượt trường đại học yêu thích. Nhưng vì áp lực phải thi lại, Xiao chấp nhận học một trường bình thường khác.

Giờ đây, thi tuyển sinh sau đại học là cơ hội để cô bù đắp cho sai lầm trong quá khứ. "Suy cho cùng, áp lực tuyển sinh cao học vẫn nhẹ nhàng hơn so với thi gaokao", Xiao nói.

Cơn sốt thi cao học cũng kéo theo sự phát triển của những ngành kinh tế liên quan.

chay dua len thac si anh 2

Không ít người trẻ quyết tâm học lên thạc sĩ để tìm cơ hội đổi đời.

Trong chuỗi kinh tế "thi tuyển sinh sau đại học", ngành luyện thi chiếm vị trí quan trọng, bao gồm cả đăng ký học, mua tài liệu, thuê địa điểm ôn thi.

Ngành luyện thi sau đại học đang nở rộ, được chia làm các lớp trực tiếp và lớp online. Mỗi lớp còn chia thành nhiều loại như lớp lớn, nhỏ, đào tạo chuyên sâu, lớp tập trung hay kèm một - một với các mức giá từ cao đến thấp.

Khi tìm kiếm từ khóa thi tuyển sinh sau đại học, hàng nghìn kết quả trả về có thể khiến thí sinh choáng ngợp. Không chỉ có lớp đào tạo, sách tham khảo mà còn có hàng loạt sản phẩm liên quan.

Gần đến kỳ thi, các khách sạn gần điểm thi cũng bắt đầu cháy phòng. Giá phòng của khách sạn có thể tăng 7-10 lần so với bình thường, lên đến 2.000 tệ/đêm. Nhiều người không thể tìm được chỗ ở chuẩn bị cho kỳ thi, đành chấp nhận cắn răng thuê với giá cao.

Áp lực

Quá trình thi cử khó khăn cũng khiến nhiều thí sinh bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Cảm xúc lo lắng, xen lẫn mệt mỏi, áp lực cao khiến nhiều người bỏ cuộc giữa chừng.

Xiao đã dành 9 tháng để ôn luyện. Giai đoạn sau, khi quỹ thời gian ngày càng ngắn với khối kiến thức vẫn còn nhiều, cô cảm thấy căng thẳng và lo lắng.

"Tôi ngồi trong thư viện cả ngày, từ 6h30 sáng đến 22h mới về phòng. Cứ như vậy ngày này qua ngày khác khiến tôi kiệt quệ. Nếu không học, tôi lại thấy tội lỗi. Một số người tôi biết còn trốn vào nhà vệ sinh khóc, hoặc nghiện ăn cay để giải tỏa stress", Xiao kể.

chay dua len thac si anh 3

Không ít người rơi vào căng thẳng, thậm chí trầm cảm vì thi cao học.

Cơn sốt chạy đua lên thạc sĩ tại Trung Quốc phản ánh tình trạng cạnh tranh việc làm đầy áp lực.

Theo số liệu mới nhất được công bố năm 2020, nước này có 200 triệu người có bằng cử nhân. Một bộ phận lớn cử nhân đang bị coi nhẹ, trình độ học vấn của họ không đủ sức cạnh tranh.

Học lên thạc sĩ cũng là yếu tố quan trọng để một người giành được vị trí công việc tốt hơn. Một số chính sách của các thành phố trong giới thiệu nhân tài vẫn ưu tiên lớn cho người có bằng cấp cao.

Sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm, nhiều người rơi vào áp lực của thực tế xã hội, sợ hãi khi phải cạnh tranh khốc liệt. Nhiều người chọn học tiếp lên thạc sĩ chỉ để có thêm 4 năm yên ấm trên giảng đường.

Trong một cuộc khảo sát do Trung tâm khảo sát xã hội của China Youth Daily thực hiện với 1.157 người, hơn 65% người được hỏi tin rằng có thể cải thiện trình độ học vấn trong quá trình chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển sinh.

Bên cạnh đó, 53% người được hỏi cho rằng học cao có thể mở rộng tầm nhìn của họ, 53,7% trong đó cũng nhận định người có bằng cao học có lợi thế rất lớn.

Bằng thạc sĩ không nhất định đem lại một công việc tốt, nhưng ít nhất nó giúp mọi người đạt đến nền tảng cao hơn, theo đuổi vị trí tốt với mức lương cao hơn.

Theo Zing

Nhiều đứa trẻ ở Trung Quốc thành công cụ kiếm tiền của cha mẹ

Nhiều đứa trẻ ở Trung Quốc thành công cụ kiếm tiền của cha mẹ

Nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc sẵn sàng ép con quay clip theo kịch bản, hành động không phù hợp với lứa tuổi để kiếm tiền bằng sự nổi tiếng.

" />

Cơn sốt học lên thạc sĩ ở Trung Quốc

Kỳ thi cao học ở Trung Quốc được tổ chức vào cuối tháng 12 hàng năm. Mùa đông lạnh giá cũng là thời điểm hàng triệu thí sinh nỗ lực để vượt qua kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ.

Thống kê cho thấy số lượng người đăng ký kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ năm nay là 4,ơnsốthọclênthạcsĩởTrungQuốkết quả premier league57 triệu, tăng 800.000 người so với năm 2020 và cao gấp đôi so với 5 năm trước.

Theo The Paper, số thí sinh dự tuyển sau đại học tăng mạnh song tình hình tuyển sinh không có nhiều thay đổi, tỷ lệ tuyển vẫn ở mức nhất định dẫn đến tỷ lệ chọi cao và khả năng đậu ngày càng khó.

Dù có nhiều lý do, hoàn cảnh khác nhau khiến một người quyết định học lên thạc sĩ, nhưng họ đều có chung mục tiêu là hướng đến tương lai tốt đẹp, thay đổi vận mệnh nhờ bằng cấp cao.

chay dua len thac si anh 1

Mỗi năm có hàng triệu người thi lên lớp thạc sĩ ở Trung Quốc. Ảnh: China News.

Ước mơ đổi đời

Hai năm sau khi tốt nghiệp đại học, Xiao Yang quyết định thi tuyển sinh lên cao học. Cô nói không muốn dừng lại ở những công việc bình thường, nhưng lại không có đủ bằng cấp hay kinh nghiệm cho vị trí cao hơn.

"Tôi muốn cho mình cơ hội để có được nền tảng tốt hơn. Vị trí yêu thích của tôi đòi hỏi phải có bằng thạc sĩ nên tôi quyết tâm tham gia kỳ thi này".

Trước đây, cô thi trượt trường đại học yêu thích. Nhưng vì áp lực phải thi lại, Xiao chấp nhận học một trường bình thường khác.

Giờ đây, thi tuyển sinh sau đại học là cơ hội để cô bù đắp cho sai lầm trong quá khứ. "Suy cho cùng, áp lực tuyển sinh cao học vẫn nhẹ nhàng hơn so với thi gaokao", Xiao nói.

Cơn sốt thi cao học cũng kéo theo sự phát triển của những ngành kinh tế liên quan.

chay dua len thac si anh 2

Không ít người trẻ quyết tâm học lên thạc sĩ để tìm cơ hội đổi đời.

Trong chuỗi kinh tế "thi tuyển sinh sau đại học", ngành luyện thi chiếm vị trí quan trọng, bao gồm cả đăng ký học, mua tài liệu, thuê địa điểm ôn thi.

Ngành luyện thi sau đại học đang nở rộ, được chia làm các lớp trực tiếp và lớp online. Mỗi lớp còn chia thành nhiều loại như lớp lớn, nhỏ, đào tạo chuyên sâu, lớp tập trung hay kèm một - một với các mức giá từ cao đến thấp.

Khi tìm kiếm từ khóa thi tuyển sinh sau đại học, hàng nghìn kết quả trả về có thể khiến thí sinh choáng ngợp. Không chỉ có lớp đào tạo, sách tham khảo mà còn có hàng loạt sản phẩm liên quan.

Gần đến kỳ thi, các khách sạn gần điểm thi cũng bắt đầu cháy phòng. Giá phòng của khách sạn có thể tăng 7-10 lần so với bình thường, lên đến 2.000 tệ/đêm. Nhiều người không thể tìm được chỗ ở chuẩn bị cho kỳ thi, đành chấp nhận cắn răng thuê với giá cao.

Áp lực

Quá trình thi cử khó khăn cũng khiến nhiều thí sinh bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Cảm xúc lo lắng, xen lẫn mệt mỏi, áp lực cao khiến nhiều người bỏ cuộc giữa chừng.

Xiao đã dành 9 tháng để ôn luyện. Giai đoạn sau, khi quỹ thời gian ngày càng ngắn với khối kiến thức vẫn còn nhiều, cô cảm thấy căng thẳng và lo lắng.

"Tôi ngồi trong thư viện cả ngày, từ 6h30 sáng đến 22h mới về phòng. Cứ như vậy ngày này qua ngày khác khiến tôi kiệt quệ. Nếu không học, tôi lại thấy tội lỗi. Một số người tôi biết còn trốn vào nhà vệ sinh khóc, hoặc nghiện ăn cay để giải tỏa stress", Xiao kể.

chay dua len thac si anh 3

Không ít người rơi vào căng thẳng, thậm chí trầm cảm vì thi cao học.

Cơn sốt chạy đua lên thạc sĩ tại Trung Quốc phản ánh tình trạng cạnh tranh việc làm đầy áp lực.

Theo số liệu mới nhất được công bố năm 2020, nước này có 200 triệu người có bằng cử nhân. Một bộ phận lớn cử nhân đang bị coi nhẹ, trình độ học vấn của họ không đủ sức cạnh tranh.

Học lên thạc sĩ cũng là yếu tố quan trọng để một người giành được vị trí công việc tốt hơn. Một số chính sách của các thành phố trong giới thiệu nhân tài vẫn ưu tiên lớn cho người có bằng cấp cao.

Sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm, nhiều người rơi vào áp lực của thực tế xã hội, sợ hãi khi phải cạnh tranh khốc liệt. Nhiều người chọn học tiếp lên thạc sĩ chỉ để có thêm 4 năm yên ấm trên giảng đường.

Trong một cuộc khảo sát do Trung tâm khảo sát xã hội của China Youth Daily thực hiện với 1.157 người, hơn 65% người được hỏi tin rằng có thể cải thiện trình độ học vấn trong quá trình chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển sinh.

Bên cạnh đó, 53% người được hỏi cho rằng học cao có thể mở rộng tầm nhìn của họ, 53,7% trong đó cũng nhận định người có bằng cao học có lợi thế rất lớn.

Bằng thạc sĩ không nhất định đem lại một công việc tốt, nhưng ít nhất nó giúp mọi người đạt đến nền tảng cao hơn, theo đuổi vị trí tốt với mức lương cao hơn.

Theo Zing

Nhiều đứa trẻ ở Trung Quốc thành công cụ kiếm tiền của cha mẹ

Nhiều đứa trẻ ở Trung Quốc thành công cụ kiếm tiền của cha mẹ

Nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc sẵn sàng ép con quay clip theo kịch bản, hành động không phù hợp với lứa tuổi để kiếm tiền bằng sự nổi tiếng.