Nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT Việt Nam tăng gấp 4 lần sau 10 năm
Phát triển phần mềm chiếm ưu thế bền vững trong thập kỷ “gia công”
VietnamWorks vừa công bố báo cáo “Thị trường nhân lực ngành CNTT Việt Nam” thập niên 2010 - 2020.
Báo cáo được thực hiện dựa trên việc phân tích các số liệu từ hai nguồn chính gồm: dữ liệu về các công việc ngành CNTT được đăng tuyển trong giai đoạn 2010–2019; và dữ liệu khảo sát thị trường nhân lực ngành CNTT 2020 do đơn vị này thực hiện bằng phương pháp định lượng trên 2.000 nhân lực ngành CNTT.
Trong đó,ầutuyểndụngngànhCNTTViệtNamtănggấplầnsaunăvòng loại cúp c2 châu âu (play off) các số liệu về lương được sử dụng trong báo cáo là mức lương hàng tháng trước thuế và bảo hiểm, được tính theo USD với tỉ giá là 23.300 đồng/1 USD.
Thống kê cho thấy, giai đoạn từ 2010 đến đầu năm 2020, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành Phát triển phần mềm luôn chiếm hơn 50% nhu cầu tuyển dụng của toàn ngành CNTT |
Lấy năm 2010 làm mốc, báo cáo “Thị trường nhân lực ngành CNTT Việt Nam” thập niên 2010 – 2020 cho thấy nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT tại Việt Nam đã tăng gấp 4 lần sau 1 thập kỷ.
Trong đó, 7 nhóm ngành thuộc lĩnh vực CNTT có như cầu tuyển dụng phổ biến lần lượt là: Phát triển phần mềm; Hỗ trợ kỹ thuật; Quản lý dự án/Sản phẩm; Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) và Giao diện (UI); Kỹ sư kiểm định chất lượng sản phẩm QA/QC và Khoa học dữ liệu.
Đáng chú ý, giai đoạn từ 2010 đến đầu năm 2020, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành Phát triển phần mềm luôn chiếm hơn 50% và có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu tuyển dụng của toàn ngành CNTT. Khi so sánh nửa đầu thập kỷ và nửa cuối thập kỷ, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này tăng trưởng gần gấp đôi.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, trong nhóm ngành Phát triển phần mềm, nhu cầu tuyển dụng chủ yếu là các kỹ sư có chuyên môn Mobile, Web, ERP (giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng) đi kèm các kỹ năng lập trình ngôn ngữ phổ biến là JAVA, PHP, .NET luôn chiếm tỷ lệ cao cho thấy xu hướng phát triển phần mềm tại Việt Nam trong thập kỷ qua nằm ở dịch vụ gia công phần mềm (Outsourcing), đặc biệt là Web App và Mobile App.
Ngoài ra. nếu xét theo kỹ năng phổ biến, kỹ năng lập trình Web Javascript vẫn thể hiện được khả năng hợp với xu thế phát triển phần mềm tại Việt Nam. Nhóm kỹ năng này có mức tăng trưởng mạnh nhất về nhu cầu tuyển dụng, lên đến 63,3% nếu so với năm 2010. Theo sau đó là nhóm kỹ năng lập trình cho iOS tăng trưởng 29,8% và kỹ năng lập trình cho Android tăng 26,8%.
Xu hướng CNTT thay đổi qua các năm xét từ góc độ “mức lương cao nhất”
Cũng theo báo cáo “Thị trường nhân lực ngành CNTT Việt Nam” thập niên 2010 – 2020, mức lương đăng tuyển trung bình cao nhất có sự thay đổi qua từng năm cho thấy sự thay đổi xu hướng CNTT tại Việt Nam trong thập kỷ qua.
Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2012, đây là thời kỳ của Phát triển ứng dụng trên điện thoại (Mobile App), do đó mức lương trung bình cao nhất thuộc về bộ đôi bổ trợ cho nhau là Kỹ sư lập trình nhúng hệ thống (Embedded Developer) với mức lương 3.750 USD và Kỹ sư phần cứng (Hardware Engineer) có mức lương 3.500 USD.
Giai đoạn năm 2013 - 2014 đánh dấu bước trỗi dậy của thời đại “Tập trung vào dữ liệu” (Data driven) khi các doanh nghiệp đều hướng đến việc tận dụng khai thác các lợi thế của dữ liệu lớn, kéo theo mức lương cao nhất thuộc về hai công việc phục vụ cho Khoa học dữ liệu là Kỹ sư khoa học dữ liệu (Data scientist) với mức lương 3.531 USD và Kỹ sư lập trình ngôn ngữ Python với mức lương 2.900 USD.
Nửa thập kỷ sau vào những năm từ 2015 - 2019, tiếp tục là sự phát triển của Khoa học dữ liệu khi công nghệ này ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn với doanh nghiệp. Điều này thể hiện qua việc mức lương đăng tuyển cho vị trí “Phát triển hệ thống quản trị thông minh cho doanh nghiệp” (BI) với mức lương 1.532 USD vào năm 2015.
Các xu hướng công nghệ cao bắt đầu du nhập vào Việt Nam thời điểm này và cũng thể hiện được thông qua mức lương cao được chi trả cho các vị trí như Kỹ sư lập trình vạn vật kết nối (IoT Developer) với mức lương 1.800 USD; Kỹ sư lập trình trí tuệ nhân tạo (AI Developer) với mức lương 1.958 USD; Kỹ sư lập trình công nghệ chuỗi khối (Blockchain Developer) được đề xuất mức lương 2.033 USD; Kỹ sư lập trình Dữ liệu đám mây (Cloud Developer) với mức lương 2.006 USD, Kỹ sư lập trình thị giác máy tính (Computer Vision Developer) với mức lương 2.382 USD.
Nếu xét theo vai trò công việc, Quản lý dự án/sản phẩm là nhóm được nhà tuyển dụng đề xuất mức lương đăng tuyển cao nhất là 1.775 USD. Tiếp theo là Phát triển phần mềm với mức lương đăng tuyển trung bình là 1.527 USD. Nhóm Khoa học dữ liệu đứng ở vị trí thứ 3 với mức lương là 1.356 USD.
Còn xét theo lĩnh vực công việc, Top 3 lĩnh vực có mức lương cao nhất lần lượt là: Fintech với mức lương đăng tuyển trung bình là 1.115 USD; Công nghệ cao (IoT; AI; Blockchain…) có mức lương trung bình là 1.055USD; Thương mại điện tử (E-Commerce) với mức lương là 895 USD.
M.T
Tập trung phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số
Trong năm 2019, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã có nhiều chuyển biến quan trọng theo chủ trương “chuyển đổi số” của Chính phủ, đặc biệt trong công tác phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.