Đại biểu Quốc hội đề nghị siết quảng cáo trên TikTok, Facebook
Các đại biểu Quốc hội đề nghị có biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động quảng cáo trên các mạng xã hội như TikTok,ĐạibiểuQuốchộiđềnghịsiếtquảngcáotrêlịch thi đấu bóng đá đông nam á Facebook, YouTube. Ảnh: Reuters. |
Chiều 25/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Trong đó, nhiều đại biểu cho rằng cần có biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, YouTube...
Điều chỉnh thời gian, tần suất quảng cáo trên YouTube, Facebook
Cụ thể, đại biểu Sùng A Lềnh (tỉnh Lào Cai) cho biết một số nền tảng xem video trực tuyến như YouTube, Facebook đang chèn quảng cáo một hoặc nhiều lần trong quá trình xem video. Tuy nhiên, người xem không thể tắt quảng cáo nếu chưa hết thời lượng video quảng cáo được chèn.
Đại biểu đề nghị nghiên cứu để có quy định điều chỉnh trường hợp này, không tạo lỗ hổng pháp lý đối với hoạt động quảng cáo trên nền tảng xem video trực tuyến, tạo sự bất bình đẳng giữa hoạt động quảng cáo trên các nền tảng này với các hoạt động quảng cáo trên các kênh khác.
Đại biểu Sùng A Lềnh. Ảnh: Quochoi. |
Đại biểu Chamaléa Thị Thủy (tỉnh Ninh Thuận) đóng góp trong dự án Luật cần quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm đối với hoạt động quảng cáo.
Theo đại biểu, hiện nay, hoạt động quảng cáo hoặc những nội dung có thông điệp quảng cáo được đăng tải trên môi trường mạng theo dạng bài viết, video trên trang cá nhân như Facebook, Tiktok rất đa dạng. Có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng nhưng được lan truyền trên không gian mạng một cách rộng rãi, công khai.
Cơ quan chức năng cũng có các biện pháp để xử lý, ngăn chặn các hành vi quảng cáo không đúng với quy định. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra nên trong việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo lần này, đại biểu mong muốn các quy định được bổ sung phải đảm bảo tính hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo.
Ngoài ra, ban soạn thảo dự án Luật cũng cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ để quy định phù hợp, khả thi, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về quảng cáo. Bên cạnh đó, đại biểu cũng kiến nghị cũng cần nghiên cứu kỹ về quy định trình tự, thủ tục xác minh, xác định, kết luận các thông điệp mang tính quảng cáo và quy định, mức độ xử lý vi phạm cho tương xứng và phù hợp.
Làm rõ quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo
Đại biểu Sùng A Lềnh ý kiến thêm rằng cần cân nhắc quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo.
Đại biểu bày tỏ tán thành chủ trương quy định cụ thể, rõ ràng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, cần cân nhắc, đánh giá tác động kỹ lưỡng hơn của quy định người quảng cáo phải trực tiếp sử dụng sản phẩm quảng cáo như mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Đồng thời, đại biểu đề nghị làm rõ một số nội dung như việc đăng tải ý kiến, cảm nhận được thực hiện bằng hình thức nào. Hiện nay, có rất nhiều hình thức đăng tải như video clip, phát trên mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến. Ví dụ, quảng cáo thông qua video clip, bài viết trên mạng xã hội, thông qua việc bình luận trên các trang thông tin điện tử, trang cá nhân của người khác.
Cùng với đó, cần làm rõ cơ chế xác nhận người quảng cáo là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm hay chưa. Cần có biện pháp, chế tài đối với trường hợp phát hiện người chuyển tải chưa trực tiếp sử dụng sản phẩm quảng cáo, hoặc đã sử dụng nhưng kết quả thực tế không đúng như quảng cáo.
Tương tự, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (tỉnh Đắk Nông) đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung một số quyền và lợi ích hợp pháp của người quảng cáo. Ví dụ như quyền được doanh nghiệp, nhà sản xuất cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm quảng cáo…
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng giải trình tại phiên họp. Ảnh: Quochoi. |
Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến đóng góp hợp lý của các đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng Hùng khẳng định lĩnh vực quảng cáo là lĩnh vực khó, so với Luật Quảng cáo hiện hành, dự thảo Luật có nhiều điểm mới, trong đó đặc biệt có nội dung về quảng cáo trên không gian mạng. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết chưa thể lường hết được hình thức quảng cáo này sẽ phát triển như thế nào trong bối cảnh khoa học công nghệ đang phát triển nhanh như vũ bão hiện nay.
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật, việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu cùng là một yêu cầu lớn.
Liên quan đến quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết sẽ tính toán lại và đề xuất Chính phủ hướng dẫn.
Quốc hội yêu cầu giải pháp đưa giá bất động sản về đúng giá trịQuốc hội yêu cầu có giải pháp đưa giá bất động sản về đúng giá trị nội tại, ngăn chặn việc thao túng, sử dụng các phiên đấu giá quyền sử dụng đất nhằm mục đích tạo “sốt” giá. |
Samyang ra ống kính cho Samsung NX
Tuy nhiên, các website công nghệ nhận xét rằng, ngoài đơn giá và một số phụ kiện, phiên bản Luxury của chiếc máy tính bảng Galaxy Tab dường như không khác gì nhiều so với Galaxy Tab, cũng sử dụng hệ điều hành Android.
Galaxy Tab Luxury Edition sẽ được bán với giá khoảng 1.000 USD và được bọc trong một chiếc bao da, đi kèm tai nghe Bluetooth.
Hiện nay, tại Mỹ Galaxy Tab bán với giá 599 USD qua nhà mạng Verizon, hoặc 399 USD qua nhà mạng Sprint hoặc T-Mobile – kèm với một gói cước dữ liệu 3G. AT&T bán Galaxy Tab với giá 650 USD không kèm hợp đồng.
" alt="Samsung Galaxy Tab Luxury giá 1.000 USD">