Tìm ra cách phòng cúm không cần vắc
Phương pháp mới phát hiện hứa hẹn sẽ giúp con người loại bỏ bệnh cúm mà không cần dùng vắc-xin. Ảnh minh họa: Corbis |
Phương pháp phòng bệnh cúm mới không đòi hỏi phải dùng virus (trong vắc-xin) hoặc interferon - một chất chống viêm nhiễm cực mạnh. Các kết quả thử nghiệm trên cả tế bào của chuột và người hé lộ, việc thao túng cơ thể để sản sinh ra một protein đặc biệt có thể làm giảm tính trầm trọng của bệnh cúm và rốt cuộc có thể ngăn chặn được nhiễm trùng nói chung.
Vì phương pháp trên không đặc trị bất kỳ chủng virus cúm nào, nên các nhà nghiên cứu tin rằng nó có khả năng chống lại mọi chủng cúm, kể cả những chủng có thể làm khởi phát đại dịch.
Tiến sĩ Jacob Yount đến từ Đại học Ohio (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Vắc-xin cúm cần phải thay đổi hằng năm, vì virus liên tục biến đổi. Điều mà chúng tôi đang làm là nhắm đến một quá trình căn bản hơn, không riêng biệt cho bất kỳ chủng virus cụ thể nào".
Sau khi phát hiện, việc thay đổi vai trò của một protein trong tế bào có thể ngăn chặn virus cúm phát tác, tiến sĩ Yount và các cộng sự đã bắt đầu dùng thuốc thử nghiệm để kiểm tra chiến lược phòng cúm của họ trên chuột. Theo ông Yount, phải mất nhiều năm nữa phương pháp này mới có thể ứng dụng cho con người, nhưng mục tiêu dài hạn của họ là phát triển một phương pháp phòng ngừa nhiễm cúm không cần vắc-xin.
Nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng, phương pháp của họ liên quan đến việc tăng hàm lượng một protein đã được ghi nhận hữu hiệu trong việc chống lại mọi chủng cúm từng được kiểm nghiệm. Tuy nhiên, chìa khóa để phòng ngừa nhiễm trùng là tăng hàm lượng của protein đó trong các tế bào trước khi virus bộc phát. Các nhà khoa học nhận thấy, để làm được điều này cần ức chế chức năng của một protein khác.
Protein hiệu quả trong phòng chống bệnh cúm có tên gọi là IFITM3. Trong các điều kiện tự nhiên, protein này được sản sinh ra với lượng lớn chỉ sau khi virus cúm xuất hiện, để nó có thể làm giảm tính trầm trọng của nhiễm trùng. Tuy nhiên, cách protein này tấn công virus, bằng cách bắt nhốt nó và vô hiệu hóa khả năng tạo ra các bản sao của chính nó, đồng nghĩa rằng tăng hàm lượng của nó trước khi bệnh cúm xuất hiện sẽ ngăn chặn được được việc nhiễm trùng.
IFITM3 đã được ghi nhận rất quan trọng đối với con người, vì nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng, nó là protein được nhận diện duy nhất chứa một đột biến gen thường xuyên có liên quan đến các bệnh nhiễm cúm nghiêm trọng.
(责任编辑:Thế giới)
- ·Nhận định, soi kèo Augsburg vs Stuttgart, 23h30 ngày 12/1: Thiên nga gẫy cánh
- ·Cống hiến 2023: Hoàng Thùy Linh khóc nức nở, Trần Bảo Sơn đọc sai 'Gieo quẻ'
- ·Nhận định, soi kèo Servette với Grasshoppers, 23h00 ngày 20/4: Bừng tỉnh
- ·Nhận định, soi kèo Sparta Prague với Banik Ostrava, 20h00 ngày 20/04: Đảm bảo vị trí
- ·Nhận định, soi kèo Bologna vs AS Roma, 0h00 ngày 13/1: Lấy lại vị thế
- ·Nghệ sĩ saxophone từng đoạt giải Grammy Kenny G xin ngừng chu cấp cho vợ cũ
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Phân tích kèo hiệp 1 Pachuca vs Juarez, 9h ngày 25/10
- ·Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Barcelona, 2h00 ngày 13/1: Khó lường
- ·Ngọc Anh 3A hội ngộ Tấn Minh, Thanh Lam, Hà Trần
- ·Nhận định, soi kèo Shillong Lajong FC vs Sporting Club Bengaluru, 18h00 ngày 13/1: Tiếp tục bét bảng
- ·Nhận định, soi kèo PSS Sleman với Dewa United, 19h00 ngày 20/4: Cửa dưới ‘ghi điểm’
- ·Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Pachuca, 9h00 ngày 21/10
- ·Trịnh Thăng Bình xin lỗi sau ồn ào tẩy chay liên quan Hiền Hồ
- ·Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Club Necaxa, 1h00 ngày 13/1: Nối mạch bất bại
- ·Nhận định, soi kèo Bali United với Bhayangkara, 19h00 ngày 20/04: Đối lập hoàn toàn
- ·Ca sĩ Chi Dân khóc, xin lỗi vì 'sống không đúng với nghề nghiệp'
- ·Nhận định, soi kèo Club America vs Santos Laguna, 7h00 ngày 20/10
- ·Nhận định, soi kèo Feyenoord vs Utrecht, 20h30 ngày 12/1: Đứt mạch đối đầu ấn tượng
- ·Trịnh Công Sơn đã yêu và sống hết mình nhưng nỗi buồn thân phận vẫn bị đè nặng