Sách giáo khoa ‘bỏ quên’ Đại tướng!
Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại sự xúc động mạnh mẽ đối với hàng triệu đồng bào. Các học sinh,áchgiáokhoabỏquênĐạitướgiá vàng nhẫn 9999 hôm nay sinh viên, thanh niên, thiếu nhi đã dành những tình cảm thiêng liêng đối với Đại tướng. Với họ, ông không chỉ là một vị tướng tài mà còn là một tấm gương về lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh. Ông chính là những bài học lịch sử gần gũi và sinh động nhất.
Điều đáng ngạc nhiên là nhân vật lịch sử rất đặc biệt này lại không hề có mặt trong các sách giáo khoa (SGK) phổ thông. “Lỗ hổng” ấy, xuất phát từ nhiều nguyên nhân lịch sử, cho thấy một lối biên soạn SGK có nhiều khiếm khuyết và đấy chính là một trong những nguyên nhân khiến học sinh không hứng thú với các bài học lịch sử.
Hàng ngàn học sinh ở Lệ Thủy, Quảng Bình đến viếng Đại tướng tại quê nhà - Ảnh Độc Lập |
Cuộc kháng chiến chống Pháp, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, rồi tới kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đều hiện diện trong SGK. Nhưng tại sao tên tuổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh quân đội đã có những đóng góp quan trọng trong các chuỗi sự kiện lịch sử ấy, lại hoàn toàn vắng bóng?
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (ngụ Q.4, TP.HCM), một phụ huynh kể lại, cho đến ngày Đại tướng mất, con nhà chị đi học (lớp 11, Trường THPT Lê Thánh Tông, Q.7), được cô giáo văn (cô Kim Thoa) dành 1 phút mặc niệm để tướng nhớ người.
Đồng thời, cô giáo đã dành cả tiết văn để nói về Đại tướng. Điều này, tính ra cô giáo làm sai phân phối chương trình. Nhưng đổi lại, học sinh được cảm nhận, kính nể Đại tướng bằng cả trái tim.
Đến hôm truy điệu Đại tướng, cháu nhà chị xem truyền hình trực tiếp mà bật khóc.
Chị bộc bạch: Học sinh hiện giờ chỉ thần tượng và luôn có đầy đủ thông tin về diễn viên, ca sĩ… mà mình yêu thích. Trong khi đó, một tấm gương sáng ngời và vĩ đại như Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì các em lại không biết và cũng không có cơ hội để tìm hiểu.
“Vậy, tại sao chúng ta không đưa vào SGK bài học của Đại tướng, để thế hệ học sinh hiện tại, và mai sau, cảm nhận được một con người đầy tài năng và đức độ?”, chị Hiền đặt câu hỏi.
Đại tướng không được nhắc trong SGK
Những bạn trẻ có mặt trong đêm vái vọng Đại tướng trước nhà 30 Hoàng Diệu - Ảnh Độc Lập |
Cụ thể, ở SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ, nhưng cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử: Võ Nguyên Giáp.
“Ở cấp tiểu học, phần sử trong sách Lịch sử và Địa lý 5, từ bài 1 đến bài 6 là những bài học về nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu… Nhưng chưa có bài nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, bà Nguyễn Thị Hào, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4, TP.HCM) cho biết.
Bà Nguyễn Ái Hằng - nguyên Tổ trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho biết: “Trong SGK lịch sử ở cấp 3, những bài chính đều không nhắc tới Đại tướng. Ở những bài phần tham khảo, đọc thêm có thể hiện một số nhân vật lịch sử, nhưng cũng không có thông tin nào xoay quanh Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.
Đưa Đại tướng đến với học sinh
Học sinh Trường THCS-THPT Phạm Ngũ Lão, Q. Gò Vấp, TP.HCM đeo băng tang tưởng niệm Đại tướng - Ảnh: Minh Luân |
Khi PV đặt vấn đề, có cần đưa cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào SGK lịch sử, tất cả những người tiếp xúc với chúng tôi đều cho biết: Rất cần thiết!
Nhiều ý kiến còn cho rằng, đây còn là cách để giúp thế hệ mai sau hiểu biết, cảm thụ nhiều hơn về vị tướng huyền thoại, không chỉ ở tài trí song toàn mà còn là đức độ, lối sống gương mẫu.
Ông Trịnh Văn Tù (sinh năm 1946, là cựu chiến binh, hiện ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: “Điều tôi phục Đại tướng nhất là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ông cũng hoàn thành nhiệm vụ. Có những thời khắc, ông được phân công công tác sang những lĩnh vực xem chừng không liên quan gì đến quân sự, nhưng ông vẫn không từ nan mà làm đến nơi đến chốn. Đây là khía cạnh mà học sinh cũng cần biết rõ”.
Ông Trần Đình Tư, giáo viên sử của Trường THPT Long Thới (Nhà Bè, TP.HCM), cho biết: “Ngoài tài quân sự, Đại tướng còn là một người đức độ hiếm thấy. Ông đã khiến cho những đối thủ từng bại trận dưới tay mình phải tâm phục khẩu phục. Ông còn là một vị tướng lỗi lạc, nổi bật, được cả thế giới kính trọng. Đây là điều đặc biệt. Vì vậy, tại sao chúng ta không đưa cuộc đời Đại tướng vào SGK để giáo dục thế hệ con em mình?”.
“Theo quan điểm của tôi thì Bác Hồ là người vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống Pháp, Mỹ. Và công lao sau đó cần phải kể đến là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi nghĩ cần thiết phải đưa những thông tin về tài cầm quân, lòng yêu nước của Đại tướng vào SGK để mọi thế hệ học sinh đều được học. Việc này hoàn toàn có thể làm được, khi mà chúng đang có thời cơ tốt, vì sắp vào giai đoạn đổi mới SGK sau năm 2015”, bà Nguyễn Ái Hằng nói.
Ông Phạm Văn Hiền, Trưởng ban đại diện phụ huynh Trường Phạm Ngũ Lão (Gò Vấp), cho biết: “Công trạng của Đại tướng đối với dân tộc Việt Nam là quá lớn. Sách viết nhiều về Đại tướng nhưng học sinh thì học cả ngày, thường không có thời gian đọc sách. Vậy nên để học sinh hiểu hơn về Đại tướng trong những bài học chính khóa ở ngay trong SGK”.
(Theo Minh Luân/ Thanh Niên)
Nội dung chương trình SGK vừa thừa vừa thiếu Chương trình, SGK phổ thông hiện hành được thực hiện đến năm học này là 11 năm. Tháng 12.2000, Quốc hội ra Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đến tháng 6.2001 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị để thực hiện nghị quyết này của Quốc hội. Theo đó, lần lượt triển khai đại trà việc áp dụng chương trình - SGK mới bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002 - 2003, lớp 10 từ năm học 2006 - 2007. Như vậy, đến hết năm học 2008 - 2009, “lứa” học sinh đầu tiên của chương trình SGK hiện hành mới tốt nghiệp THPT, kết thúc quá trình thay sách theo kiểu “cuốn chiếu”. Báo cáo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khi thay mặt Chính phủ giải trình với Quốc hội về chất lượng giáo dục phổ thông năm 2012 đã thừa nhận: Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chưa được xây dựng như một chỉnh thể xuyên suốt từ tiểu học đến THPT, từ chương trình cấp học đến từng môn học; không có SGK từ lớp 1 đến lớp 12. Sở dĩ có tình trạng này là do ban chỉ đạo đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thành lập muộn hơn nhiều so với các ban chỉ đạo biên soạn chương trình cấp học. Báo cáo giám sát của Thường vụ Quốc hội về giáo dục phổ thông năm 2013 cũng có nhận định: Nội dung chương trình, SGK hiện hành thừa những kiến thức nặng nề, xa vời nhưng chương trình - SGK lại thiếu những điều cơ bản cho học sinh. (Tuệ Nguyễn) |
Học sinh nói gì? “Suốt 12 năm phổ thông, em không được học gì về Đại tướng. Đến khi Đại tướng mất, thông qua báo đài, em mới thật sự hiểu biết về cuộc đời của ông. Em mong là SGK có thêm bài học về Đại tướng, để tất cả học sinh chúng em đều được học, đều được biết” (Nguyễn Quang Mẫn, học sinh lớp 12A1, Trường THCS, THPT Phạm Ngũ Lão, TP.HCM) Mười năm học phổ thông, thật tình em chỉ nghe tên Đại tướng chứ chưa hề xem, học, hay được kể. Lấy chuyện từ cá nhân em để thấy rằng, học sinh chúng em thật sự đang thiếu một bài học về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.(Nguyễn Thị Tú, học sinh lớp 10A1, Trường THPT Lương Văn Can, Q.8, TP.HCM) “Năm em học lớp 6, trong một bữa cơm, em nghe ba kể về tài chỉ đạo quân sự của Đại tướng. Nhưng qua lời kể của ba, em nhớ nhiều điều về Đại tướng trong đó có sự kiện lịch sử Điện Biên Phủ. Cũng từ đó, em nhớ luôn chi tiết trận đánh, quân ta giành đồi A1 như thế nào, kéo pháo đánh trận ra sao… Em cũng hơi khó hiểu là từ trước giờ, chưa có thầy cô nào nói gì về Đại tướng cho chúng em nghe.(Mai Thy, lớp 10A1 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM) |