Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thứ trưởng Thương mại Anh Greg Hands và Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy Ian Hatton. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
TheĐạigiaAnhđầutưtỷUSDlàmđiệngiótạiBìnhThuậbong da +o Cổng thông tin điện tử Chính phủ, chiều 30/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với ông Greg Hands, Thứ trưởng Thương mại Vương quốc Anh và ông Ian Raymond Hatton, Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy. Anh là nước giàu kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và hiện sở hữu công suất điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới.
Tại buổi làm việc, ông Ian Hatton cho biết, tập đoàn Enterprize Energy đang hợp tác với UBND tỉnh Bình Thuận và các đối tác Việt Nam để triển khai dự án điện gió ngoài khơi Kê Gà, Bình Thuận. Dự án đi vào hoạt động sẽ giảm phát khí thải CO2 rất lớn. Ông Hatton mong muốn Chính phủ cấp phép để tập đoàn phát triển lưới truyền tải, giải toả công suất cho dự án này.
Enterprize Energy ước tính sẽ đầu tư 12 tỷ USD cho dự án, 50% là đầu tư vào kinh tế Việt Nam. Nếu Chính phủ khuyến khích phát triển dự án này thì các nhà sản xuất turbine điện gió của tập đoàn sẽ đến Việt Nam đầu tư sản xuất thiết bị. Tập đoàn có kế hoạch hướng tới sử dụng điện từ dự án để điện phân nước biển, giúp giải quyết khó khăn về vấn đề truyền tải, sản xuất nguồn khí hydro và amoniac hoá lỏng.
Ông Ian Hatton kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự án điện gió này vào Quy hoạch điện 8 với dự kiến bắt đầu phát điện vào cuối năm 2025, đến năm 2028 phát điện toàn bộ dự án. Trong giai đoạn đầu, Tập đoàn dự kiến huy động vốn đầu tư từ một số đối tác nước ngoài và sẵn sàng đầu tư đường truyền tải để kết nối với hệ thống điện quốc gia. Với kinh nghiệm của mình, ông Ian Hatton tin tưởng giá thành sản xuất điện sẽ xuống thấp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh ý tưởng đầu tư của tập đoàn Enterprize Energy sau khi khảo sát thực địa, nhất là dự án sẽ bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí; hoan nghênh Tập đoàn có ý định đầu tư xây dựng lưới truyền tải cho dự án và ý tưởng điện phân nước biển để sản xuất các sản phẩm mới.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng đây là dự án đầu tiên được đề xuất ở Việt Nam với quy mô và tổng mức đầu tư lớn, công nghệ mới hiện đại, có thể có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình xin trình duyệt, cấp phép và kể cả khi triển khai thực hiện dự án. Vì vậy, người đứng đầu Chính phủ đề nghị nhà đầu tư phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của Việt Nam, kịp thời báo cáo các khó khăn vướng mắc nhằm thúc đẩy dự án được triển khai thuận lợi, suôn sẻ nhất.
Về ý định bổ sung Quy hoạch điện 8, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn báo cáo Bộ Công Thương vấn đề này; giao Bộ Công Thương chủ trì, cùng với các cơ quan liên quan xem xét. Thủ tướng cũng mong Tập đoàn hợp tác với Việt Nam trong cả lĩnh vực dầu khí, sản xuất thiết bị điện gió...
Hải Lam
Việt Nam có cơ hội sử dụng nguồn tài nguyên này để đáp ứng gần 30% nhu cầu điện vào năm 2050, và ngành công nghiệp điện gió sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong những năm sau đó.