Chị Linh gọi đây là bộ sưu tập búp bê "ngôn ngữ các loài hoa", từ trái sang lần lượt là: hoa phăng, hoa diên vỹ, hoa hồng, hoa ly.

Chị Mai Linh (Hà Nội) chưa bao giờ dám khoe bộ sưu tập búp bê sứ hơn 100 cô búp bê của mình vì… ngại mọi người bàn tán. Mới chơi búp bê được hơn 1 năm nay nhưng chị đã sở hữu gia tài khổng lồ cả về số lượng lẫn giá trị bộ sưu tập. 

Tháng 1/2022, chị Linh mua cô búp bê đầu tiên với giá 3,5 triệu đồng. “Bây giờ, giá cô này chỉ có 2,8 triệu đồng, xuống giá rất nhanh”. Mức giá búp bê trong bộ sưu tập của chị thường dao động trong khoảng 4-6 triệu đồng/cô. 

Chị Linh nói, chị sở hữu nhiều nhưng không có những “cô” quá đắt tiền như nhiều chị em khác. Những mẫu búp bê đắt nhất mà chị mua thường khoảng 9 triệu đồng/cô. “Có cô Lọ Lem màu trắng này mua 9 triệu hàng giới hạn số lượng. Bây giờ nó đã lên giá 13 triệu rồi”. 

Giống như nhiều bà nội trợ khác, chị Linh thích cắm hoa nên chị thường dùng búp bê để “decor” bên cạnh. Mỗi cô búp bê sẽ phù hợp với một bình hoa riêng tuỳ thuộc vào màu sắc, dáng hoa và bình. 

Bà nội trợ này cho biết, chơi búp bê sứ cũng có nhiều cái thú riêng. Mỗi cô đều có một cái tên, có những câu chuyện, tiểu sử khác nhau, chứ không phải chỉ là búp bê vô danh. “Ví dụ như cô màu tím này là một bà hoàng hậu rất xinh đẹp. Vì cô yêu một người đàn ông khác nên nhà vua muốn giết. Nhưng nhà vua lại không nỡ ra tay khi cô trút bỏ xiêm y, để lộ thân hình quá đẹp” - chị Linh kể câu chuyện của một cô búp bê. 

Và không phải cô búp bê nào cũng mua được dễ dàng dù có tiền. “Có những cô không được bán rộng rãi ở các shop, mà người mua thường phải đấu giá. Các cô này đều được người bản xứ giữ làm kỷ niệm. Khi họ không muốn sở hữu nữa thì mới mang đi bán. Vì thế, có những cô đã được sản xuất rất lâu rồi”. 

Nói về các dòng búp bê sứ của Anh, chị Lê Ngọc (hiện sống ở London, Anh) cho biết có 2 dòng: búp bê cổ và búp bê hiện đại. Bản thân chị Ngọc là một người sưu tầm với gia tài khoảng 200 cô búp bê. Thỉnh thoảng có người thích thì chị sẽ bán một vài con trong bộ sưu tập của mình. 

“Người chơi búp bê có nhiều kiểu, có người thích sưu tầm búp bê sứ cổ, có giá trị thời gian nhưng thường thì những búp bê này nhìn không bắt mắt và hiện đại như các cô búp bê được sản xuất từ những năm 2000 trở đi. 

Có khách mua búp bê chỉ để decor những những ấm trà, bình hoa, không cần búp bê quá xịn và hiếm. Họ chỉ mua búp bê vừa tầm tiền. Giá đắt hay rẻ tuỳ thuộc vào độ hiếm của búp bê”.

Chị Ngọc cho biết, chị thích búp bê dòng cổ hơn và đang sở hữu những cô búp bê được sản xuất vào giai đoạn 1935-1950. Đó là những cô sứ với trang phục xưa, thể hiện đúng giai đoạn mà búp bê được sản xuất. Mặc dù đã sản xuất cách đây gần 100 năm nhưng màu sắc và nước men vẫn rất bóng đẹp, gần như không bị ảnh hưởng bởi thời gian. 

“Những ai thích vẻ đẹp hiện đại, váy bồng bềnh to đẹp thì họ sẽ không thích dòng này. Họ sẽ chọn những cô búp bê sản xuất giai đoạn 2000 đổ về sau. Những cô này thì không được sản xuất nhiều tại Anh. Chúng sẽ được sản xuất tại nước thứ 3 như Thái Lan, sau đó sẽ được chuyển về bán tại Anh. 

Không sở hữu gia tài khổng lồ như chị Linh hay chị Ngọc, chị Mai Sinh (Hà Nội) chơi búp bê sứ được hơn 2 năm nay, chủ yếu là mua về để decor với hoa và trà. Hiện chị có khoảng 30 cô búp bê, cô đắt nhất mua với giá 6,5 triệu đồng, cô rẻ nhất 350 nghìn đồng của Trung Quốc, phổ biến nhất là trên dưới 5 triệu đồng/cô. “Nhà mình ở chung cư nên cũng không có nhiều chỗ bày. Vả lại, sở thích cũng phải phù hợp với khả năng tài chính mặc dù người thân không có ai phàn nàn gì về sở thích của mình cả”.

Chị Sinh cho biết, giá cả búp bê phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: nguồn gốc, hãng sản xuất, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, độ giới hạn của sản phẩm. “Ngoài ra mỗi người bán cũng có giá khác nhau tuỳ vào việc họ mua hay đấu giá được sản phẩm rẻ hay đắt, vận chuyển có bị vỡ hay không…”.

Vì là búp bê sứ (đôi khi là bột sứ) nên món đồ chơi này rất dễ vỡ. Chúng thường được chủ nhân bày trong tủ kính, thỉnh thoảng đem ra rửa dưới vòi nước cho hết bụi, rồi lại để khô, cất vào tủ.

Chị Sinh cho biết, dù không phải là người sưu tập đình đám trong giới chơi búp bê nhưng mỗi lần mua được một cô búp bê ưng ý, chị đều rất vui.

“Mình biết nhiều người mua những cô búp bê gần 100 triệu đồng, có những bạn sở hữu bộ sưu tập giá hàng tỷ đồng cơ”. 

Một vài cô búp bê trong bộ sưu tập của chị Sinh:

Ảnh: Nhân  vật cung cấp

7X Hà thành tiết lộ bí quyết dưỡng và cắm hoa súng đẹp triệu người mê

7X Hà thành tiết lộ bí quyết dưỡng và cắm hoa súng đẹp triệu người mê

Chị Lê Lam Hà nổi tiếng trên mạng xã hội với những clip hướng dẫn cách cắm các bình hoa tươi triệu view. Mới đây, clip hướng dẫn cách cắm hoa súng cam cá hồi của chị thu hút hơn 10 triệu lượt xem." />

Thú chơi búp bê sứ làm các bà nội trợ sẵn sàng chi vài trăm triệu đồng

Chúng đều là hàng nhập khẩu,úchơibúpbêsứlàmcácbànộitrợsẵnsàngchivàitrămtriệuđồtin bong dá được bán với giá vài triệu đồng một cô, có cô lên tới cả trăm triệu đồng. Chỉ người trong giới chơi búp bê mới biết gia tài của một số bà nội trợ “khủng” tới cỡ nào. 

Chị Linh gọi đây là bộ sưu tập búp bê "ngôn ngữ các loài hoa", từ trái sang lần lượt là: hoa phăng, hoa diên vỹ, hoa hồng, hoa ly.

Chị Mai Linh (Hà Nội) chưa bao giờ dám khoe bộ sưu tập búp bê sứ hơn 100 cô búp bê của mình vì… ngại mọi người bàn tán. Mới chơi búp bê được hơn 1 năm nay nhưng chị đã sở hữu gia tài khổng lồ cả về số lượng lẫn giá trị bộ sưu tập. 

Tháng 1/2022, chị Linh mua cô búp bê đầu tiên với giá 3,5 triệu đồng. “Bây giờ, giá cô này chỉ có 2,8 triệu đồng, xuống giá rất nhanh”. Mức giá búp bê trong bộ sưu tập của chị thường dao động trong khoảng 4-6 triệu đồng/cô. 

Chị Linh nói, chị sở hữu nhiều nhưng không có những “cô” quá đắt tiền như nhiều chị em khác. Những mẫu búp bê đắt nhất mà chị mua thường khoảng 9 triệu đồng/cô. “Có cô Lọ Lem màu trắng này mua 9 triệu hàng giới hạn số lượng. Bây giờ nó đã lên giá 13 triệu rồi”. 

Giống như nhiều bà nội trợ khác, chị Linh thích cắm hoa nên chị thường dùng búp bê để “decor” bên cạnh. Mỗi cô búp bê sẽ phù hợp với một bình hoa riêng tuỳ thuộc vào màu sắc, dáng hoa và bình. 

Bà nội trợ này cho biết, chơi búp bê sứ cũng có nhiều cái thú riêng. Mỗi cô đều có một cái tên, có những câu chuyện, tiểu sử khác nhau, chứ không phải chỉ là búp bê vô danh. “Ví dụ như cô màu tím này là một bà hoàng hậu rất xinh đẹp. Vì cô yêu một người đàn ông khác nên nhà vua muốn giết. Nhưng nhà vua lại không nỡ ra tay khi cô trút bỏ xiêm y, để lộ thân hình quá đẹp” - chị Linh kể câu chuyện của một cô búp bê. 

Và không phải cô búp bê nào cũng mua được dễ dàng dù có tiền. “Có những cô không được bán rộng rãi ở các shop, mà người mua thường phải đấu giá. Các cô này đều được người bản xứ giữ làm kỷ niệm. Khi họ không muốn sở hữu nữa thì mới mang đi bán. Vì thế, có những cô đã được sản xuất rất lâu rồi”. 

Nói về các dòng búp bê sứ của Anh, chị Lê Ngọc (hiện sống ở London, Anh) cho biết có 2 dòng: búp bê cổ và búp bê hiện đại. Bản thân chị Ngọc là một người sưu tầm với gia tài khoảng 200 cô búp bê. Thỉnh thoảng có người thích thì chị sẽ bán một vài con trong bộ sưu tập của mình. 

“Người chơi búp bê có nhiều kiểu, có người thích sưu tầm búp bê sứ cổ, có giá trị thời gian nhưng thường thì những búp bê này nhìn không bắt mắt và hiện đại như các cô búp bê được sản xuất từ những năm 2000 trở đi. 

Có khách mua búp bê chỉ để decor những những ấm trà, bình hoa, không cần búp bê quá xịn và hiếm. Họ chỉ mua búp bê vừa tầm tiền. Giá đắt hay rẻ tuỳ thuộc vào độ hiếm của búp bê”.

Chị Ngọc cho biết, chị thích búp bê dòng cổ hơn và đang sở hữu những cô búp bê được sản xuất vào giai đoạn 1935-1950. Đó là những cô sứ với trang phục xưa, thể hiện đúng giai đoạn mà búp bê được sản xuất. Mặc dù đã sản xuất cách đây gần 100 năm nhưng màu sắc và nước men vẫn rất bóng đẹp, gần như không bị ảnh hưởng bởi thời gian. 

“Những ai thích vẻ đẹp hiện đại, váy bồng bềnh to đẹp thì họ sẽ không thích dòng này. Họ sẽ chọn những cô búp bê sản xuất giai đoạn 2000 đổ về sau. Những cô này thì không được sản xuất nhiều tại Anh. Chúng sẽ được sản xuất tại nước thứ 3 như Thái Lan, sau đó sẽ được chuyển về bán tại Anh. 

Không sở hữu gia tài khổng lồ như chị Linh hay chị Ngọc, chị Mai Sinh (Hà Nội) chơi búp bê sứ được hơn 2 năm nay, chủ yếu là mua về để decor với hoa và trà. Hiện chị có khoảng 30 cô búp bê, cô đắt nhất mua với giá 6,5 triệu đồng, cô rẻ nhất 350 nghìn đồng của Trung Quốc, phổ biến nhất là trên dưới 5 triệu đồng/cô. “Nhà mình ở chung cư nên cũng không có nhiều chỗ bày. Vả lại, sở thích cũng phải phù hợp với khả năng tài chính mặc dù người thân không có ai phàn nàn gì về sở thích của mình cả”.

Chị Sinh cho biết, giá cả búp bê phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: nguồn gốc, hãng sản xuất, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, độ giới hạn của sản phẩm. “Ngoài ra mỗi người bán cũng có giá khác nhau tuỳ vào việc họ mua hay đấu giá được sản phẩm rẻ hay đắt, vận chuyển có bị vỡ hay không…”.

Vì là búp bê sứ (đôi khi là bột sứ) nên món đồ chơi này rất dễ vỡ. Chúng thường được chủ nhân bày trong tủ kính, thỉnh thoảng đem ra rửa dưới vòi nước cho hết bụi, rồi lại để khô, cất vào tủ.

Chị Sinh cho biết, dù không phải là người sưu tập đình đám trong giới chơi búp bê nhưng mỗi lần mua được một cô búp bê ưng ý, chị đều rất vui.

“Mình biết nhiều người mua những cô búp bê gần 100 triệu đồng, có những bạn sở hữu bộ sưu tập giá hàng tỷ đồng cơ”. 

Một vài cô búp bê trong bộ sưu tập của chị Sinh:

Ảnh: Nhân  vật cung cấp

7X Hà thành tiết lộ bí quyết dưỡng và cắm hoa súng đẹp triệu người mê

7X Hà thành tiết lộ bí quyết dưỡng và cắm hoa súng đẹp triệu người mê

Chị Lê Lam Hà nổi tiếng trên mạng xã hội với những clip hướng dẫn cách cắm các bình hoa tươi triệu view. Mới đây, clip hướng dẫn cách cắm hoa súng cam cá hồi của chị thu hút hơn 10 triệu lượt xem.