- "Sau tai nạn, tôi xin tạm nghỉ ở nhà và nhiều ngày sau tôi vẫn còn ám ảnh. Tôi không ngủ được liên tục trong nhiều đêm bởi mỗi lần nhắm mắt lại, hình ảnh người phụ nữ bế con ngồi giữa đường ray chờ tàu lao đến trong ngày mùng 2 Tết cứ hiện lên rõ mồn một".

LTS: Sau mỗi tai nạn đường sắt, chính người lái tàu cũng là một nạn nhân với nhiều ám ảnh về tâm lý. Có người phải bỏ nghề, có người phải xin thuyên chuyển công tác bởi những vụ tai nạn thảm khốc ám ảnh họ không phải 1 ngày, 2 ngày, mà nhiều năm sau đó.

Kể về những tai nạn đường sắt, lái tàu Nguyễn Cảnh Dương (SN 1964), XN Đầu máy Hà Nội, có 32 năm kinh nghiệm, trong đó 28 năm lái chính, không khỏi rùng mình. 

Ông nói: "Cầm lái nhiều năm, đối mặt với nhiều tai nạn nhưng tôi vẫn ám ảnh nhất với vụ việc ngày mùng 2 Tết năm ngoái (2015)".

Ông kể, vào buổi sáng đầu năm mới đó, ông lái tàu SE8 đi trên đường sắt Bắc - Nam ra Hà Nội với tâm trạng háo hức để về nhà đón Tết. Trên chuyến tàu hôm ấy, có nhiều hành khách mang niềm vui phơi phới trong thời khắc đặc biệt của ngày đầu năm.

Tuy nhiên khi tàu chạy đến địa phận giao nhau với đường ngang dân sinh không rào chắn tại địa phận xã Nghi Liên, TP Vinh (Nghệ An) thì gặp sự cố.

{keywords}

Lái tàu Nguyễn Cảnh Dương có 32 năm kinh nghiệm, trong đó 28 năm lái chính

Ông Dương chia sẻ: "Lúc đó, khoảng 9h40 ngày 20/2, tàu đang chạy, tôi phát hiện thấy phía trước có một phụ nữ đi xe máy chở theo con gái khoảng 2-3 tuổi có nhiều biển hiện lạ".

Theo ông Dương, người phụ nữ trên điều khiển xe đến gần đường ray (cách khoảng 4m) thì chị chậm rãi dừng lại. Chị cởi mũ bảo hiểm ra treo bên xe và gạt chân chống dựng xe bên đường.

Chị tiếp tục bế con gái chậm rãi bước lên đường ray. Ban đầu người lái tàu tưởng chị vượt qua đường nhưng đến chính giữa đường tàu, chị ôm con gái ngồi xuống một cách bình thản, kiên quyết. 

Thấy người phụ nữ tiếp tục ngồi giữa đường ray mà không có dấu hiệu di chuyển ông Dương nhanh chóng quyết định rung chuông để cảnh báo. Mặc cho từng hồi chuông gióng giả nhưng người phụ nữ dường như không để tâm.

Phán đoán có chuyện chẳng lành, người lái tàu sinh năm 1964 này quyết định cho dừng tàu. Tuy nhiên, do khoảng cách quá gần, tàu đã không kịp dừng và đâm vào hai mẹ con. Vụ tai nạn khiến cả hai tử vong ngay dưới gầm tàu.

Phát hiện tai nạn, tàu SE8 dừng bánh khẩn cấp hơn 20 phút. Không chỉ lái tàu, phụ tàu mà hàng trăm hành khách cũng vô cùng sững sờ khi tai nạn xảy ra. Họ đã gom các thi thể không còn nguyên vẹn lại để báo lực lượng chức năng, người nhà nạn nhân ra giải quyết. 

Cuối cùng, những hành khách cùng nhân viên tàu đã góp tiền để ủng họ cho nạn nhân. Họ hi vọng việc làm nho nhỏ của mình có thể an ủi người xấu số.

Theo ông Dương, sau khi người nhà nạn nhân có mặt ông mới hay, người phụ nữ trên là người dân ở địa phương. Trong ngày đầu năm mới, do có mâu thuẫn với gia đình chồng nên chị quyết định ôm con bỏ đi. Khi qua đường ray, thấy tàu sắp chạy tới chị đã nảy ra ý định quyên sinh.

Nhớ về sự cố này, ông Dương vẫn còn cảm giác rợn người: "Những ngày Tết, khi người ta hướng đến những niềm vui, sum vầy thì lại có người chọn cách ra đi thảm khốc như vậy. Ngay hôm đó, tôi xin tạm nghỉ ở nhà và nhiều ngày sau tôi vẫn còn ám ảnh. Tôi không ngủ được liên tục suốt nhiều đêm bởi mỗi lần nhắm mắt lại, những hình ảnh đó lại hiện lên rõ mồn một".

Ông Dương nhấn mạnh thêm: "Trong quá trình lái tàu, người lái phải nắm rõ các quy định những trường hợp dùng đến lệnh dừng tàu. Khi người lái tàu đã hoàn thành xong thao tác hãm phanh thì chỉ biết ngồi nhìn, không thể làm gì hơn. 

Các phương tiện như ô tô, xe máy nếu phanh thì phương tiện sẽ ngay lập tức dừng lại nhưng với tàu hỏa thì khác. Nếu khoảng cách hợp lý, tàu dừng đúng lúc sẽ tránh được tai nạn nhưng nếu khoảng cách quá gần thì điều may mắn không thể xảy ra bởi sau khi dừng, tàu vẫn tiếp tục trượt trên đường ray một khoảng nữa do quán tính".

Người lái tàu này cũng cho biết thêm, trong nhiều năm cầm lái, họ gặp không ít vụ tai nạn. Những chuyến tàu đầu tiên gặp sự cố họ vô cùng sợ hãi, ám ảnh nhưng khi số năm lái đã nhiều, tâm lý vững vàng thì họ đã dần bình thản hơn để đối mặt.

"Tuy nhiên cũng có những tai nạn như một vết đen trong tâm trí, suốt nhiều năm sau đó tôi không thể quên. Mỗi lần đi qua địa điểm từng xảy ra vụ việc tôi lại hồi tưởng và thoáng rùng mình", ông Dương chia sẻ.

(Còn tiếp)

Ngọc Trang - Vũ Lụa

" />

Người lái tàu kể chuyện

 - "Sau tai nạn,ườiláitàukểchuyệmu liv tôi xin tạm nghỉ ở nhà và nhiều ngày sau tôi vẫn còn ám ảnh. Tôi không ngủ được liên tục trong nhiều đêm bởi mỗi lần nhắm mắt lại, hình ảnh người phụ nữ bế con ngồi giữa đường ray chờ tàu lao đến trong ngày mùng 2 Tết cứ hiện lên rõ mồn một".

LTS: Sau mỗi tai nạn đường sắt, chính người lái tàu cũng là một nạn nhân với nhiều ám ảnh về tâm lý. Có người phải bỏ nghề, có người phải xin thuyên chuyển công tác bởi những vụ tai nạn thảm khốc ám ảnh họ không phải 1 ngày, 2 ngày, mà nhiều năm sau đó.

Kể về những tai nạn đường sắt, lái tàu Nguyễn Cảnh Dương (SN 1964), XN Đầu máy Hà Nội, có 32 năm kinh nghiệm, trong đó 28 năm lái chính, không khỏi rùng mình. 

Ông nói: "Cầm lái nhiều năm, đối mặt với nhiều tai nạn nhưng tôi vẫn ám ảnh nhất với vụ việc ngày mùng 2 Tết năm ngoái (2015)".

Ông kể, vào buổi sáng đầu năm mới đó, ông lái tàu SE8 đi trên đường sắt Bắc - Nam ra Hà Nội với tâm trạng háo hức để về nhà đón Tết. Trên chuyến tàu hôm ấy, có nhiều hành khách mang niềm vui phơi phới trong thời khắc đặc biệt của ngày đầu năm.

Tuy nhiên khi tàu chạy đến địa phận giao nhau với đường ngang dân sinh không rào chắn tại địa phận xã Nghi Liên, TP Vinh (Nghệ An) thì gặp sự cố.

{ keywords}

Lái tàu Nguyễn Cảnh Dương có 32 năm kinh nghiệm, trong đó 28 năm lái chính

Ông Dương chia sẻ: "Lúc đó, khoảng 9h40 ngày 20/2, tàu đang chạy, tôi phát hiện thấy phía trước có một phụ nữ đi xe máy chở theo con gái khoảng 2-3 tuổi có nhiều biển hiện lạ".

Theo ông Dương, người phụ nữ trên điều khiển xe đến gần đường ray (cách khoảng 4m) thì chị chậm rãi dừng lại. Chị cởi mũ bảo hiểm ra treo bên xe và gạt chân chống dựng xe bên đường.

Chị tiếp tục bế con gái chậm rãi bước lên đường ray. Ban đầu người lái tàu tưởng chị vượt qua đường nhưng đến chính giữa đường tàu, chị ôm con gái ngồi xuống một cách bình thản, kiên quyết. 

Thấy người phụ nữ tiếp tục ngồi giữa đường ray mà không có dấu hiệu di chuyển ông Dương nhanh chóng quyết định rung chuông để cảnh báo. Mặc cho từng hồi chuông gióng giả nhưng người phụ nữ dường như không để tâm.

Phán đoán có chuyện chẳng lành, người lái tàu sinh năm 1964 này quyết định cho dừng tàu. Tuy nhiên, do khoảng cách quá gần, tàu đã không kịp dừng và đâm vào hai mẹ con. Vụ tai nạn khiến cả hai tử vong ngay dưới gầm tàu.

Phát hiện tai nạn, tàu SE8 dừng bánh khẩn cấp hơn 20 phút. Không chỉ lái tàu, phụ tàu mà hàng trăm hành khách cũng vô cùng sững sờ khi tai nạn xảy ra. Họ đã gom các thi thể không còn nguyên vẹn lại để báo lực lượng chức năng, người nhà nạn nhân ra giải quyết. 

Cuối cùng, những hành khách cùng nhân viên tàu đã góp tiền để ủng họ cho nạn nhân. Họ hi vọng việc làm nho nhỏ của mình có thể an ủi người xấu số.

Theo ông Dương, sau khi người nhà nạn nhân có mặt ông mới hay, người phụ nữ trên là người dân ở địa phương. Trong ngày đầu năm mới, do có mâu thuẫn với gia đình chồng nên chị quyết định ôm con bỏ đi. Khi qua đường ray, thấy tàu sắp chạy tới chị đã nảy ra ý định quyên sinh.

Nhớ về sự cố này, ông Dương vẫn còn cảm giác rợn người: "Những ngày Tết, khi người ta hướng đến những niềm vui, sum vầy thì lại có người chọn cách ra đi thảm khốc như vậy. Ngay hôm đó, tôi xin tạm nghỉ ở nhà và nhiều ngày sau tôi vẫn còn ám ảnh. Tôi không ngủ được liên tục suốt nhiều đêm bởi mỗi lần nhắm mắt lại, những hình ảnh đó lại hiện lên rõ mồn một".

Ông Dương nhấn mạnh thêm: "Trong quá trình lái tàu, người lái phải nắm rõ các quy định những trường hợp dùng đến lệnh dừng tàu. Khi người lái tàu đã hoàn thành xong thao tác hãm phanh thì chỉ biết ngồi nhìn, không thể làm gì hơn. 

Các phương tiện như ô tô, xe máy nếu phanh thì phương tiện sẽ ngay lập tức dừng lại nhưng với tàu hỏa thì khác. Nếu khoảng cách hợp lý, tàu dừng đúng lúc sẽ tránh được tai nạn nhưng nếu khoảng cách quá gần thì điều may mắn không thể xảy ra bởi sau khi dừng, tàu vẫn tiếp tục trượt trên đường ray một khoảng nữa do quán tính".

Người lái tàu này cũng cho biết thêm, trong nhiều năm cầm lái, họ gặp không ít vụ tai nạn. Những chuyến tàu đầu tiên gặp sự cố họ vô cùng sợ hãi, ám ảnh nhưng khi số năm lái đã nhiều, tâm lý vững vàng thì họ đã dần bình thản hơn để đối mặt.

"Tuy nhiên cũng có những tai nạn như một vết đen trong tâm trí, suốt nhiều năm sau đó tôi không thể quên. Mỗi lần đi qua địa điểm từng xảy ra vụ việc tôi lại hồi tưởng và thoáng rùng mình", ông Dương chia sẻ.

(Còn tiếp)

Ngọc Trang - Vũ Lụa