“Tôi sẽ thảo luận với Samsung về một liên minh chiến lược cùng Arm”,ácđạigiabándẫntìmkiếmliênminhchiếnlượcvớihãngthiếtkếhôm nay ngày âm bao nhiêu ông Son cho biết trước chuyến thăm lần đầu tiên trong 3 năm trở lại đây tới Hàn Quốc.
Trước đó, Phó Chủ tịch Samsung Jay Y. Lee cho hay, CEO Softbank có thể sẽ “đưa ra lời đề nghị” trong chuyến thăm dự kiến vào tháng tới.
Năm 2016, Arm - công ty thiết kế bán dẫn đằng sau các loại chip dành cho iPhone và hầu hết các thiết bị smartphone khác, được Softbank mua lại với giá 32 tỷ USD. Sau đó, công ty này suýt thuộc về Nvidia nếu không có sự phản đối mạnh mẽ của cả ngành công nghiệp cũng như các rào cản về pháp lý.
Nhà lãnh đạo Softbank sang Hàn Quốc trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về việc hình thành liên minh công nghệ đầu tư vào Arm, nhằm đảm bảo tính trung lập của công ty đang có vị trí quan trọng trong ngành bán dẫn.
“Có thể Son sẽ đóng vai trò trung gian để dẫn dắt các công ty khác cùng nhau thành lập một liên minh”, Lee Min-hee, chuyên gia phân tích tại BNK Investment & Securities nhận định.
Trong khi đó, Softbank đang ghi nhận lỗ lớn tại chi nhánh đầu tư Vision Fund và phải bán bớt cổ phần ở Alibaba Group để huy động tiền mặt. Do đó, kiếm lợi nhuận từ Arm đang là mối quan tâm hàng đầu với ban lãnh đạo tập đoàn này. Sau khi thoả thuận với Nvidia đổ vỡ, Masayoshi Son đã lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu công ty chip trên sàn chứng khoán Mỹ.
Về phía Samsung, một thoả thuận liên minh với Arm sẽ phù hợp với chiến lược chung của tập đoàn khi gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đang dẫn đầu thị trường chip nhớ, nhưng lại bị TSMC bỏ xa về chip logic (non-memory).
Tập đoàn Hàn Quốc vẫn bị coi là gặp hạn chế kỹ thuật trong công nghệ ban đầu dành cho các mẫu chip non-memory, chẳng hạn như kiến trúc bộ xử lý ứng dụng, lĩnh vực mà Arm đang chuyên sản xuất.
Bên cạnh Samsung, Intel cũng cho thấy sự quan tâm tham gia liên minh mua lại Arm vào đầu năm nay. Tiếp đến, còn có SK Hynix – đối thủ cạnh tranh với Samsung và Qualcomm – công ty đang bị chính Arm kiện vì vi phạm thoả thuận cấp phép và vi phạm nhãn hiệu.
Thế Vinh(Theo Reuters)