您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Giảng viên Trường Đại học Việt Nhật 'bắt giò' những điểm yếu sinh viên Việt Nam
NEWS2025-01-28 00:42:38【Bóng đá】8人已围观
简介-Ít tìm tòi sáng tạo,ảngviênTrườngĐạihọcViệtNhậtbắtgiònhữngđiểmyếusinhviênViệbóng đá việt nam mới nhbóng đá việt nam mới nhấtbóng đá việt nam mới nhất、、
- Ít tìm tòi sáng tạo,ảngviênTrườngĐạihọcViệtNhậtbắtgiònhữngđiểmyếusinhviênViệbóng đá việt nam mới nhất tiếng Anh kém, khả năng trình bày trước đám đông hạn chế và tính kỷ luật không cao được cho là những điểm yếu lớn của sinh viên Việt Nam.
Là một trong 4 sinh viên đầu tiên được cấp học bổng sang Nhật Bản du học ở bậc Đại học (vào năm 1993), TS. Phan Lê Bình được đào tạo trong hệ thống giáo dục của Nhật Bản từ đại học cho tới tiến sĩ. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, TS. Bình làm việc nhiều năm tại Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam và là người đầu tiên và duy nhất mang quốc tịch Việt Nam làm việc tại trụ sở chính của JICA ở Nhật Bản.
Với tư cách là giảng viên được phía Nhật Bản phái cử sang giảng dạy tại Trường ĐH Việt Nhật (VJU), TS Phan Lê Bình chia sẻ với VietNamNet cách nhìn của ông về những điều mà sinh viên Việt Nam cần phải học hỏi từ người Nhật cũng như sinh viên Nhật Bản từ những trải nghiệm của cá nhân ông.
TS. Phan Lê Bình – Chuyên gia JICA, Giảng viên chương trình đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật Hạ tầng |
- Xin ông cho biết lý do ông lựa chọn hợp tác và giảng dạy tại Trường ĐH Việt Nhật (VJU)? Đây có phải là sự chuyển hướng công việc của ông?
Tôi là lứa du học sinh đầu tiên học ĐH tại Nhật Bản. Năm đó có 4 sinh viên đã học qua năm thứ nhất đại học tại Việt Nam và được cấp học bổng đi Nhật Bản, trong đó có 2 sinh viên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và 2 sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP. HCM.
Với bản thân tôi, đây là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời, bởi tôi đã có cơ hội được học tập, rèn luyện trong môi trường đào tạo tiên tiến, đặc biệt được tiếp thu những giá trị văn hóa, tinh thần, tính kỷ luật và lối tư duy khoa học của người Nhật.
Chính vì điều đó, tôi luôn có nguyện vọng ngoài cống hiến cho đất nước mình thì có thể là cầu nối giữa quan hệ hai nước. Bản thân tôi trước đây trong thời gian dài làm ở Văn phòng JICA Việt Nam cũng đã có những đóng góp tương đối cho sự kết nối 2 nước.
Bốn năm gần đây, tôi chuyển sang làm cho trụ sở JICA tại Nhật Bản. Trong thời gian đó tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quốc tế. Vào thời điểm tôi sắp chuyển vị trí công tác thì Trường ĐH Việt Nhật có hoạt động triển khai đào tạo. Tôi đã đề đạt mong muốn và được tham gia vào dự án này.
Đây là dự án có được sự quan tâm rất cao của cả 2 chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Tôi hi vọng trong thời gian công tác tại Trường ĐH Việt Nhật, tôi sẽ được truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức của mình cho lớp sinh viên kế cận tại Việt Nam.
- Từ trải nghiệm cá nhân, ông cho rằng, mô hình đào tạo của VJU và các trường ĐH Nhật Bản có gì khác biệt so với các trường ĐH của Việt Nam hiện nay?
Qua kinh nghiệm làm việc và tiếp xúc xã hội tôi cảm thấy cách đào tạo bậc ĐH ở Việt Nam phần lớn là chú trọng đào tạo chuyên môn, chuyên sâu. Điều đó xuất phát từ yêu cầu của Việt Nam là học đại học xong ra trường phải làm được việc ngay. Chẳng hạn, một sinh viên tốt nghiệp ĐH vào một công ty thì phải thiết kế được ngay cái bàn, hay cây cầu.
Ở Nhật Bản thì việc đào tạo như vậy được thực hiện tại hệ cao đẳng. Những người học hệ cao đẳng ở Nhật Bản ra trường là đã có tay nghề và làm được việc ngay. Còn ở trường ĐH họ quan tâm nhiều hơn đào tạo cho sinh viên tầm nhìn đa dạng và phương pháp luận vững vàng. Trong vòng 2-3 năm đầu sau khi tốt nghiệp ĐH, họ sẽ được học theo những người trong nội bộ công ty để có thêm kiến thức và kỹ năng.
Điều này cũng xuất phát từ yêu cầu của xã hội Nhật Bản. Các doanh nghiệp của Nhật khi nhận sinh viên vào làm ít khi họ hỏi là anh chị học ngành nào. Bản thân tôi tốt nghiệp ngành xây dựng, nhưng lớp ĐH của tôi ở ĐH Tokyo chỉ có phân nửa làm xây dựng, giao thông, phân nửa còn lại nghề rất đa dạng, có người làm quảng cáo, có người làm bất động sản.
Với sự ảnh hưởng của chương trình đào tạo của các ĐH Nhật Bản, Trường ĐH Việt Nhật sẽ nghiêng một phần theo hướng đào tạo của Nhật Bản nhưng không 100% theo kiểu Nhật vì một trong những mục tiêu là đào tạo nhân lực phục vụ cho Việt Nam. Việc trang bị cho học viên có kỹ năng chuyên môn có thể làm việc tốt ngay từ bước đầu cũng là yêu cầu không thể thiếu nhưng đồng thời học viên cũng được trang bị kiến thức rộng hơn.
-Vậy sinh viên Nhật Bản có điều gì khác so với sinh viện Việt Nam?
Ở Nhật Bản, tôi thấy người ta đòi hỏi sinh viên phải tìm hiểu và giải quyết vấn đề quyết liệt hơn. Chẳng hạn ngay từ đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên. Theo như tôi cảm nhận, ở một số trường ĐH của Việt Nam, khóa luận chỉ giống như một bài tập lớn hoặc hơn một chút.
Còn ở Nhật Bản, đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên cũng phải tìm ra được cái gì mới mà người khác chưa tìm được. Hầu hết sinh viên ở Nhật Bản sẽ không ngồi chờ giáo viên giao đề tài mà tự tìm tòi. Khi tìm ra đề tài rồi thì giải quyết như thế nào cũng là do sinh viên tự tìm hiểu, giáo viên chỉ là người hướng dẫn. Qua việc làm khóa luận tốt nghiệp, sinh viên sẽ được tôi luyện nhiều hơn. Nhiều sinh viên các đại học Nhật Bản vẫn có công bố quốc tế. Điều đó khác với đào tạo của Việt Nam.
Một điểm yếu của sinh viên Việt Nam là trình độ tiếng Anh khá kém so với mặt bằng các nước xung quanh. Điều này làm hạn chế khả năng cạnh tranh của sinh viên Việt Nam cũng như các trường ĐH trên đấu trường quốc tế.
Ngoài ra, sinh viên Việt Nam cũng có hạn chế trong khả năng trình bày trước công chúng. Ở Nhật Bản, sinh viên có nhiều cơ hội để luyện tập kỹ năng này. Đặc biệt là bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Ở trường tôi học, mỗi sinh viên chỉ có 7 phút để trình bày báo cáo của mình. Để gói gọn báo cáo khóa luận trong thời gian nghiêm ngặt 7 phút là một quá trình luyện tập, mài dũa rất công phu. Nhờ vậy, khả năng trình diễn trước công chúng của sinh viên Nhật tốt hơn.
Một điểm nữa, tôi cho rằng, kỷ luật của sinh viên Việt Nam có vẻ khá kém. Chẳng hạn như chuyện thời hạn nộp bài. Ở Nhật Bản, sinh viên không được phép nộp khóa luận hay luận văn muộn và đây là quy định rất nghiêm khắc mà tất cả sinh viên đều phải tuân thủ và không có ngoại lệ. Điều này cũng là để đảm bảo sự công bằng đối với những người khác.
- Vậy theo ông VJU sẽ khắc phục như thế nào những hạn chế của sinh viên Việt Nam?
VJU đã và đang triển khai xây dựng một môi trường đào tạo khá toàn diện. Trước tiên về chương trình đào tạo tại VJU được xây dựng và triển khai có sự tham khảo và tham gia sâu của các đại học đối tác phía Nhật Bản. Triết lý giáo dục tại VJU là triết lý giáo dục khai phóng tức là ngoài việc đào tạo kiến thức nền tảng mang tính cốt lõi, học viên sẽ được khuyến khích tinh thần tự học, tính sáng tạo, lối tư duy mở và liên ngành. Học viên cũng sẽ được rèn luyện các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng hội nhập với môi trường làm việc quốc tế.
Tôi tin rằng lứa học viên tốt nghiệp từ VJU sẽ có đủ sự tự tin về kiến thức, tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, có tầm nhìn rộng và đặc biệt là khả năng ứng biến mềm dẻo thích ứng với bất cứ môi trường làm việc nào dù tại Việt Nam hay quốc tế.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ngày 09/09/2016, Trường Đại học Việt Nhật – Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ tổ chức lễ khai trường và khai giảng các chương trình đào tạo của Nhà trường. Buổi lễ dự kiến sẽ có sự tham dự của hơn 400 khách mời. Trường Đại học Việt Nhật - trường đại học thành viên thứ 7 thuộc ĐHQGHN, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập vào ngày 21/7/2014. Trường với mục tiêu sớm trở thành một trường đại học đẳng cấp quốc tế, được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, góp phần gia tăng giá trị đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Năm 2016, Trường mở 6 chương trình đào tạo thạc sĩ đầu tiên thuộc các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao và khoa học liên ngành là Công nghệ Nano, Kỹ thuật Môi trường, Kỹ thuật Hạ tầng, Khu vực học, Chính sách Công và Quản trị Kinh doanh. Trong những năm tới, Trường xem xét tiếp tục mở các chương trình đào tạo mà Nhật Bản có thế mạnh và theo nhu cầu thực tiễn, trong đó các chương trình đang được nghiên cứu nhu cầu thực tiễn gồm: Biến đổi Khí hậu và Phát triển; Khoa học Thủy sản; và Khoa học Chính trị và Lãnh đạo. Các chương trình đào tạo tại Trường đều có triết lý xuyên suốt là phát triển bền vững. |
- Lê Văn
很赞哦!(6)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Wolfsburg vs Holstein Kiel, 02h30 ngày 25/01
- Vừa nhập ngũ, tân binh xin về cưới vợ, không kịp mặc lễ phục
- 'Nữ hoàng nhạc phim' trải lòng về scandal sex
- Bom tấn đầu tiên của năm 2014 tung trailer mãn nhãn
- Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1: Cửa trên ‘tạch’
- Sao nữ thừa nhận 'quan hệ' thật khi đóng phim
- "Donald Trump 2.0" có gì khác biệt so với ngày đầu vào Nhà Trắng?
- Dàn diễn viên '12A và 4H' giờ ra sao?
- Nhận định, soi kèo Malmo vs Twente, 0h45 ngày 24/1: Chiến thắng danh dự
- Từ chối thư mời của đại học Mỹ, 8X Hàn Quốc tới Việt Nam làm tiến sĩ
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Man City vs Chelsea, 00h30 ngày 26/01
- ">
Ferrari lại dâng chiến thắng cho Verstappen
- Mẹ nói sẽ thuê phòng trọ cho chúng tôi nếu chúng tôi không chấp nhận người đàn ông đó. Có lẽ, với chị em tôi sẽ là giải thoát, nhưng với vong hồn bố tôi đó là sự xúc phạm thô bạo. Họ ngang nhiên tình tự, ngả nghiêng ngay trong nhà của bố, ngang nhiên sống cùng nhau khi bố tôi cỏ chưa xanh mộ.
Tôi năm nay 20 tuổi hiện là sinh viên của một trường đại học trên địa bàn tỉnh, tôi có 1 em trai 15 tuổi. Bố tôi là người đàn ông hiền lành, tốt bụng, chí thú làm ăn và với chị em tôi, bố là người đàn ông vĩ đại nhất nhưng đôi khi bố lại nhu nhược, mềm yếu vì quá yêu mẹ.
Còn mẹ như mọi người nói là một người phụ nữ đa tình, lẳng lơ, chẳng xem bố tôi ra gì. Tuổi thơ của chúng tôi lớn lên bên cạnh những câu chửi chồng của mẹ. Nào là anh là kẻ bất tài vô dụng; kẻ ăn bám vợ con; kẻ ngu đần vô học… mẹ dùng những từ ngữ thô tục, bất lịch sự và xúc phạm nhất để nói với bố, cho dù mẹ chỉ là nhân viên hành chính của một cơ quan nhà nước
Bố có 1 cửa hàng kinh doanh sơn tương đối lớn, kinh tế trong gia đình một tay ông lo hết. Tôi vẫn còn nhớ, đã quá 3 lần mẹ có nhân tình bên ngoài bị bố phát hiện. Tức giận, đau khổ nhưng khi mẹ quỳ xuống xin lỗi thì bố lại bỏ qua. Bố nói để gia đình yên ấm, chị em tôi có đủ cả bố lẫn mẹ, đỡ bị bạn bè chê cười.
Bố chấp nhận tất cả những gì thiệt thòi nhất mà những người đàn ông khác không thể chịu đựng để chị em tôi hạnh phúc, gia đình yên ấm. Chỉ có chừng đó thôi bố trở nên vĩ đại trong mắt chúng tôi cho dù người đời nói bố là thằng đàn ông hèn, nhu nhược.
Lớn lên, khi biết suy nghĩ, tôi vẫn thấy mẹ chẳng quan tâm đến gia đình chồng con, chỉ lo công việc và bạn bè. Chị em tôi chẳng mấy khi nói chuyện với mẹ; tất cả tâm tư tình cảm đều thổ lộ với bố. Bố trở thành người bạn lớn thân thiết của chúng tôi. Nhiều lần tôi phản ứng với mẹ vì những lời nói xúc phạm bố thì bố gạt đi nói “chuyện người lớn con không hiểu được đâu”. Tôi đành im lặng nhưng tôi hiểu thái độ của mẹ là coi thường, kinh thị bố. Tôi ghét mẹ vì điều đó, còn em trai tôi nói, “sau này sẽ không lấy người phụ nữ như mẹ làm vợ”.
Tai họa ập xuống gia đình tôi, bố bị tai nạn qua đời khi đi đưa hàng cho khách. Chị em tôi đau khổ vô cùng khi mất đi bố, mất đi người trụ cột, tâm sự. Còn mẹ, đau buồn đấy nhưng chỉ thoáng chốc. Bố tôi mất chưa đầy tuần, mẹ đã ra ngoài tụ tập bạn bè. Khi tôi góp ý mẹ nói phải đi để giải khuây còn nói chị em tôi cũng vậy, cứ ru rú trong nhà để buồn mà chết à. Tôi thấy nực cười với cách để tang chồng của người phụ nữ mà tôi gọi bằng mẹ. Tôi khinh bỉ, căm ghét người phụ nữ đó biết bao, bà chỉ đem lại đau khổ nhục nhã cho bố con tôi thôi.
Họ tình tứ, ngả nghiêng khi mộ bố tôi chưa xanh cỏ (ảnh minh họa) Rồi tôi vừa đi học vừa phải cáng đáng tất cả mọi chuyện trong gia đình, từ chăm sóc em, hương khói và quán xuyến cửa hàng của bố. Còn mẹ tôi cứ tối ngày với những việc không tên bên ngoài. Thấy mẹ tôi đi về sớm tối, mải mê đi chơi, đi hát thâu đêm, hàng xóm xì xào, chỉ trỏ.
Họ thương hại chị em tôi, thương cho bố tôi mới nằm xuống cỏ chưa xanh mộ mà mẹ tôi đã “trổ nghề”. Tôi nghe được những lời đó, góp ý mẹ thì mẹ nói “miếng lưỡi thế gian kệ họ. Ai chết thì chết rồi còn người sống vẫn phải sống tiếp. Cứ ngồi ủ ê, rầu rĩ, xõa tóc thờ chồng thì bố mày có sống lại được không”.
Tôi phát dại khi nghe những lời vô tâm của mẹ, tôi hỏi mẹ trong nước mắt “mẹ có thương chị em con, thương bố không? Mẹ có nghĩ hành động việc làm của mẹ đang xúc phạm vong hồn bố không?”. Thì mẹ ngấm nguýt chửi tôi là trẻ con mà láo, rồi lại lấy xe đi. Giường như bà đi để cho “bõ” những ngày có bố tôi, phải kiêng nể, giữ ý. Có những hôm đi suốt 2 -3 ngày chẳng về nhà. Chị em tôi chán nản, thất vọng và thương bố vô hạn.
Khi bố tôi mất chưa đầy 6 tuần, mẹ công khai đi lại với một người đàn ông, trạc 50 tuổi. Ông ta là sếp của một cơ quan nhà nước, đã bỏ vợ. Và tôi còn nghe đồn mẹ và ông ta cặp kè từ khi bố tôi còn sống. Rồi mẹ ngang nhiên đưa người đàn ông đó về nhà ngủ qua đêm mặc kệ sự phản đối kịch liệt của chị em tôi.
Sự việc chỉ dừng lại khi em trai tôi nói nếu mẹ đưa ông ta về nhà, em sẽ bỏ học đi bụi. Nhưng đến khi bố tôi vừa tròn 49 ngày, mẹ đưa hẳn người đàn ông đó về nhà chung sống, bà mạnh miệng tuyên bố “nếu tôi và em không chấp nhận thì chuyển về quê sống với bà nội”. Hàng xóm dị nghị, chê cười, họ nói bố tôi vô phúc, chết rồi cũng chẳng được yên; nói mẹ tôi lăng loài, đĩ thõa… những lời nói của họ đúng nhưng thật sự quá mức chịu đựng của chị em tôi.
Hai chị em chẳng dám ra ngoài đường vì xấu hổ, ngoài đi học, chúng tôi chỉ quanh quẩn ở nhà và cửa hàng của bố. Nhiều người ác ý còn vào giả mua hàng để hỏi dò thông tin. Em trai tôi chán nản nói muốn bỏ học chuyển về quê sống cùng nội. Nhưng tôi không cho, bởi quê nội xa xôi, tận miền núi, khó khăn đi lại thì học hành kiểu gì. Hơn nữa, nếu hai chị em tôi đi thì ai trông cửa hàng, ai hương khói cho bố.
Để lại cho hai con người ích kỷ đó, liệu bố tôi có nhắm mắt được không. Mấy ngày qua, tôi sợ những lời xì xào bàn tán của hàng xóm, chỉ cần thấy đám tụm năm, tụm ba tôi chột dạ nghĩ họ đang bàn luận chuyện nhà mình. Rồi cúi đầu xấu hổ chui tọt vào nhà đẻ tránh những ánh mắt soi mói, những lời bàn tán. Không hiểu lòng tự trọng, nhân tính, đạo đức của mẹ tôi để đi đâu mà có thể sống như vậy.
Mẹ luôn nói việc mẹ làm không vi phạm pháp luật, để trấn an tôi. Nhưng những việc của bà là trái lễ giáo đạo đức, là xúc phạm vong linh của bố tôi. Cho dù tôi và mẹ đã tranh cãi nhiều lần nhưng mẹ vẫn vậy. Mẹ nói sẽ thuê phòng trọ cho chúng tôi nếu chúng tôi không chấp nhận người đàn ông đó. Có lẽ với chị em tôi sẽ là giải thoát, nhưng với vong hồn bố tôi đó là sự xúc phạm thô bạo.
Họ ngang nhiên tình tự, ngả nghiêng ngay trong nhà của bố, ngang nhiên sống cùng nhau khi bố tôi cỏ chưa xanh mộ. Tôi thấy ai oán cho bố con tôi, sao số phận lại để chúng tôi là con của mẹ. Tôi vừa khinh bỉ bà, vừa coi thường nhưng hơn hết tôi muốn mẹ tỉnh ngộ, dừng những việc làm trái đạo đức đó đi nhưng chẳng có cách nào. Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
(Theo Congluan)
">Bố vừa mất, mẹ đã dẫn tình nhân về nhà
Bà Paula là vợ của cố CEO hãng công nghệ Oracle Mark Hurd. Cuộc hôn nhân của họ kéo dài gần 30 năm và có chung hai con gái là Kathryn và Kelly. Tháng 10/2019, ông Hurd qua đời ở tuổi 62 vì bệnh ung thư. Khối tài sản của ông Hurd được ước tính trị giá 500 triệu USD.
Gần đây nhất, ông Gates và bà Hurd được nhìn thấy cùng nhau xem trận chung kết đơn nam tại giải quần vợt Australia Mở rộng ở Melbourne vào tháng Một. Trước đó, hai người đã bị bắt gặp xuất hiện cùng nhau tại một số sự kiện thể thao.
Cặp đôi được nhìn thấy ngồi cạnh nhau vào tháng 9/2022 tại giải quần vợt nam Laver Cup ở O2 Arena ở London. Trước đó, ông Gates và bà Paula có mặt tại giải quần vợt ngoài trời BNP Paribas Open ở Indian Wells, California vào tháng 10/2021, nhưng họ không ngồi cùng nhau.
Bà Paula tốt nghiệp Đại học Texas ở Austin với bằng cử nhân quản trị kinh doanh vào năm 1984. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà làm trong lĩnh vực bán hàng và quản lý liên minh tại công ty phần mềm NCR suốt hàng chục năm. Hiện tại, bà làm việc với tư cách là nhà phát triển và tổ chức các trải nghiệm sự kiện "đáng nhớ" cho cá nhân, công ty và tổ chức từ thiện.
Bà Paula và người chồng quá cố Mark Hurd đã có những đóng góp lớn cho lĩnh vực từ thiện và dẫn đầu nhiều chiến dịch gây quỹ trong suốt nhiều năm.
Một số hình ảnh về bạn gái của tỷ phú Bill Gates:
Những điểm kỳ lạ trong cuộc hôn nhân của Bill GatesTheo một thỏa thuận với vợ, sau khi kết hôn Bill Gates vẫn duy trì truyền thống đi nghỉ mát hàng năm với bạn gái cũ là Winblad, tạp chí People cho biết.
">Hé lộ danh tính bạn gái của tỷ phú Bill Gates
Nhận định, soi kèo Viktoria Plzen vs Anderlecht, 0h45 ngày 24/1: Rút ngắn khoảng cách
- Trong bộ phim truyền hình mới, Công Lý vừa đảm nhiệm vai trò phó đạo diễn, vừa sắm vai nam chính, 1 người đàn ông góa vợ 1 mình nuôi 3 cô con gái.Giọng hát Việt nhí: nhà đài mắc lỗi "vấp đĩa" hi hữu">
'Cô Đẩu' Công Lý bật khóc vì 'góa vợ'
Phi hành gia Frank Rubio khi trở về Trái đất ngày 27/9. Ảnh: NASA Các cơ và xương
BBC dẫn lời các chuyên gia cho biết, nếu không có trọng lực liên tục lên các chi của con người, khối lượng cơ và xương sẽ bắt đầu nhanh chóng giảm đi trong không gian. Chịu ảnh hưởng nhiều nhất là những cơ giúp duy trì tư thế ở lưng, cổ, bắp chân và cơ tứ đầu (trong môi trường vi trọng lực, chúng không còn phải làm việc vất vả nữa và bắt đầu teo đi). Chỉ sau 2 tuần, khối lượng cơ bắp có thể giảm tới 20% và trong các sứ mệnh dài hơn từ 3 - 6 tháng, mức giảm có thể đạt 30%.
Tương tự, vì bộ xương của các phi hành gia không chịu nhiều áp lực cơ học như khi chịu tác dụng của trọng lực Trái đất, nên xương của họ cũng bắt đầu mất khoáng chất và sức mạnh. Họ có thể mất 1 - 2% khối lượng xương mỗi tháng trong không gian và lên tới 10% trong 6 tháng (trên Trái đất, đàn ông và phụ nữ lớn tuổi mất 0,5% -1% khối lượng xương mỗi năm).
Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị gãy xương và kéo dài thời gian lành vết thương. Giới khoa học ước tính có thể mất tới 4 năm để khối lượng xương của các phi hành gia trở lại bình thường sau khi trở về Trái đất.
Để đối phó, khi ở trên trạm ISS, các phi hành gia phải tập thể dục cường độ cao 2,5 giờ/ngày với các thiết bị gym lắp đặt sẵn. Họ cũng dùng thực phẩm bổ sung để giúp xương khỏe mạnh nhất có thể. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây phát hiện, ngay cả chế độ tập luyện này cũng không đủ để ngăn ngừa tình trạng suy giảm chức năng và mất kích thước cơ.
Việc thiếu trọng lực kéo cơ thể xuống cũng có thể đồng nghĩa, các phi hành gia nhận thấy họ cao hơn một chút trong thời gian ở trên trạm ISS, do các gai cột sống dài ra chút ít. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như đau lưng khi ở trong không gian và thoát vị đĩa đệm khi quay trở lại Trái đất.
Sụt cân
Duy trì cân nặng khỏe mạnh là một thách thức khi ở trên quỹ đạo. Mặc dù Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cố gắng đảm bảo các phi hành gia có nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng sứ mệnh ngoài không gian vẫn có thể ảnh hưởng đến cơ thể của họ. Scott Kelly, phi hành gia NASA đã tham gia cuộc nghiên cứu sâu rộng nhất về tác động của du hành không gian dài hạn sau khi ở trên ISS suốt 340 ngày, trong khi người anh song sinh của mình ở lại Trái đất, đã mất 7% khối lượng cơ thể khi ở trên quỹ đạo.
Thị lực
Trên Trái đất, trọng lực giúp đẩy máu trong cơ thể chúng ta đi xuống trong khi tim bơm máu lên. Tuy nhiên, trong không gian, quá trình này trở nên lộn xộn (mặc dù cơ thể có khả năng thích nghi phần nào) và máu có thể tích tụ trong đầu nhiều hơn bình thường.
Máu có thể tích tụ ở phía sau mắt và xung quanh dây thần kinh thị giác, dẫn đến phù nề. Điều đó có thể dẫn đến những thay đổi về thị lực như giảm độ sắc nét và thay đổi cấu trúc của mắt. Chúng có thể bắt đầu xảy ra chỉ sau 2 tuần trong không gian và sau đó, nguy cơ sẽ tăng lên. Một số thay đổi về thị lực sẽ đảo ngược trong khoảng một năm kể từ khi các phi hành gia quay trở lại Trái đất, nhưng những thay đổi khác có thể là vĩnh viễn.
Việc tiếp xúc với các tia vũ trụ của thiên hà và các hạt năng lượng mặt trời cũng có thể dẫn đến những vấn đề khác về mắt. Bầu khí quyển của Trái đất giúp bảo vệ con người khỏi những thứ này, nhưng khi ở trên quỹ đạo trên ISS, sự bảo vệ đó sẽ biến mất.
Xáo trộn thần kinh
Sau thời gian dài trên trạm ISS, các nhà nghiên cứu nhận thấy hiệu năng nhận thức của Kelly thay đổi rất ít và vẫn tương đối giống như anh trai song sinh của anh trên mặt đất. Song, tốc độ và độ chính xác trong hoạt động nhận thức của Kelly đã giảm trong khoảng 6 tháng khi anh mới quay về Trái đất, có thể do não của anh đã điều chỉnh lại theo trọng lực của Trái đất và lối sống rất khác ở quê nhà.
Nghiên cứu đối với một phi hành gia người Nga trải qua 169 ngày trên trạm ISS năm 2014 cũng tiết lộ, một số thay đổi đối với bộ não dường như đã xảy ra khi ở trên quỹ đạo. Cụ thể, đã có những thay đổi về mức độ kết nối thần kinh ở các bộ phận của não liên quan đến chức năng vận động và cả ở vùng vỏ não đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, cân bằng và nhận thức về chuyển động của chủ thể.
Điều này có lẽ vì bản chất đặc biệt của tình trạng không trọng lượng ngoài không gian. Các phi hành gia thường phải học cách di chuyển hiệu quả mà không cần trọng lực để neo giữ họ vào bất cứ thứ gì và thích nghi với một thế giới không có lên hay xuống.
Một nghiên cứu gần đây hơn đã làm dấy lên mối lo ngại về những thay đổi khác trong cấu trúc não có thể xảy ra trong các sứ mệnh không gian dài hạn. Các khoang trong não có nhiệm vụ lưu trữ dịch não tủy, cung cấp chất dinh dưỡng cho não và xử lý chất thải có thể sưng lên và mất đến 3 năm để co lại về kích thước bình thường.
Da
Da của Kelly được phát hiện có độ nhạy cao và phát ban trong khoảng 6 ngày sau khi anh trở về từ trạm vũ trụ. Các nhà nghiên cứu suy đoán, việc thiếu kích thích da trong không gian có thể góp phần khiến da của anh “nổi loạn” khi trở về Trái đất.
Gen
Một trong những phát hiện quan trọng nhất từ chuyến du hành không gian của Kelly là những ảnh hưởng đối với ADN của anh. Ở cuối mỗi chuỗi ADN là các cấu trúc được gọi là telomere, giúp bảo vệ gen của con người khỏi bị hư hại. Khi chúng ta già đi, những telomere này sẽ ngắn hơn, nhưng nghiên cứu về Kelly và các phi hành gia khác hé lộ, du hành vũ trụ dường như làm thay đổi độ dài của những telomere này.
Theo Susan Bailey, giáo sư sức khỏe môi trường và X quang tại Đại học Colorado, các phi hành gia nói chung có nhiều telomere ngắn hơn sau sứ mệnh so với trước kia.
Ngoài ra, còn có một số thay đổi trong biểu hiện gen - cơ chế đọc ADN để tạo ra protein trong tế bào, liên quan đến những phản ứng của cơ thể đối với tổn thương ADN, sự hình thành xương và phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với căng thẳng,… Nhưng hầu hết các thay đổi này đã trở lại bình thường trong vòng 6 tháng kể từ khi Kelly trở lại Trái đất.
Hệ miễn dịch
Kelly đã tiêm một loạt vắc xin trước, trong và sau chuyến du hành không gian và hệ thống miễn dịch của anh được phát hiện phản ứng bình thường. Tuy nhiên, nghiên cứu của chuyên gia Bailey phát hiện, các phi hành gia thực sự bị giảm số lượng tế bào bạch cầu tương ứng với liều lượng bức xạ họ tiếp xúc khi ở trên quỹ đạo.
Ba phi hành gia trở về Trái đất sau hơn 1 năm mắc kẹt trong không gian
Một phi hành gia Mỹ và 2 nhà du hành Nga ngày 27/9 đã trở về Trái đất sau hơn 1 năm bị mắc kẹt trong không gian vì tàu chở họ bị rác vũ trụ đâm phải.">Du hành không gian làm thay đổi cơ thể người ra sao?
Bộ phim hình sự tội phạm'Prisoners' (Tù nhân) với sự tham gia diễn xuất của Hugh Jackman kiếmđược 21.4 triệu USD (khoảng 450 tỉ đồng) chỉ sau 3 ngày công chiếu.
Anh sẽ yêu em bao lâu?">Phim mới của 'người sói' Hugh Jackman 3 ngày thu 450 tỉ