Nợ ngắn hạn của FPT Shop gia tăng do chương trình trợ giá điện thoại
CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail – FRT) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2018. Trong đó nợ ngắn hạn ngân hàng tăng 1,ợngắnhạncủaFPTShopgiatăngdochươngtrìnhtrợgiáđiệnthoạlịch âm vạn niên8 lần so với đầu năm, tức gần gấp đôi, do đầu tư vào các chương trình bán hàng tín dụng cho CBCNV doanh nghiệp (F.Friends) và chương trình điện thoại trợ giá Subsidy.
Trong chương trình F.Friends, FPT Shop sẽ bán điện thoại cho nhân viên của các công ty bằng hình thức trả góp nếu có sự bảo đảm từ phía doanh nghiệp. Tương tự, khách mua điện thoại trong chương trình trợ giá sẽ phải trả trước một khoản thấp hơn giá bán, sau đó mỗi tháng FPT Shop và nhà mạng thu tiền thông qua gói cước di động khách hàng đã cam kết dùng.
Đối với cả hai chương trình này, FPT Shop chắc chắn phải vay tiền từ ngân hàng để trả cho các hãng điện thoại, và thu dần khoản tiền của khách mua hàng tháng. Điều này dẫn đến nợ ngắn hạn tăng lên so với quý trước.
Nợ ngắn hạn gia tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của FPT Retail. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm là 13,18%, bằng với cùng kỳ năm trước do đầu tư chiết khấu vào các chương trình bán hàng đặc biệt cho cán bộ CNV của các doanh nghiệp nói trên. Nguyên nhân tiếp theo là do FPT Shop giảm giá trước cho các sản phẩm điện thoại có chạy khuyến mại của các hãng, khoản chênh lệch giảm giá sẽ được thu lại từ tiền tài trợ của các hãng cho các tháng tiếp theo.
FRT cho biết dù nợ ngắn hạn tăng nhưng tỉ lệ nợ ngắn hạn trên vốn đã cải thiện rất đáng kể khi giảm hẳn 1 nửa so với cùng kỳ năm ngoái.