您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Lyon, 0h45 ngày 24/1: Tự tin trên sân nhà
NEWS2025-01-27 17:49:50【Giải trí】9人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 23/01/2025 03:25 Cup C2 bong da infobong da info、、
很赞哦!(1663)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Torino vs Cagliari, 2h45 ngày 25/1
- 7 tiếng sau khi sinh con, bà mẹ bảo vệ luận án tiến sĩ
- Tay đua nổi tiếng số 1 Việt Nam bày cách ứng phó xe bị nổ lốp
- 'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 25: Son say rượu làm xấu mặt chồng
- Siêu máy tính dự đoán Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1
- Khách hàng tố bảo hiểm BSH gài bẫy nồng độ cồn để trốn tránh bồi thường
- Trấn Thành: Tôi là nghệ sĩ bị chửi nhiều nhất Việt Nam
- Khai mạc Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc
- Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
- Nếu có kiếp sau, anh sẽ không lấy em làm vợ nữa
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
-
Các đại biểu tham dự khai mạc triển lãm 'Văn hoá soi đường cho quốc dân đi' (Ảnh: Thanh Tùng).
Phát biểu khai mạc Triển lãm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: Sinh thời, Bác Hồ kính yêu, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất đã luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước.Bác khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo, phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật cũng như công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ sáng tạo phát minh đó là văn hóa". Và cách đây 75 năm về trước, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Bác tiếp tục khẳng định “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi".
Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, nhân kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất và để triển khai, quán triệt việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa. Trong thời gian qua, được sự đồng ý của Ban Bí thư, Ban chỉ đạo tổ chức Hội nghị đã chỉ đạo Bộ VHTT&DL tổ chức các hoạt động trước, trong và sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc.
Trong đó, Triển lãm văn hóa nghệ thuật là một trong những nội dung ưu tiên thực hiện nhằm quảng bá về những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và phát huy giữ gìn văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL bày tỏ hy vọng, qua triển lãm sẽ giới thiệu tới đông đảo công chúng các nội dung cốt lõi về sự nghiệp phát triển văn hóa của dân tộc, tuyên truyền để người dân nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước và từ nhận thức sẽ chuyển thành hành động, qua đó thiết thực triển khai một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định: "Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế".
Một số hình ảnh, tư liệu quý trưng bày tại triển lãm (Ảnh: Thanh Tâm). Triển lãm với chủ đề “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” được chuẩn bị công phu sẽ trưng bày, giới thiệu tới người xem 320 tác phẩm ảnh nghệ thuật tiêu biểu, 123 tài liệu, hiện vật quý hiếm với sáu nội dụng chuyên để theo dòng chảy văn hóa từ truyền thống tới hiện đại:
Chuyên đề thứ nhất, Văn hóa Việt Nam trước năm 1930 giới thiệu khái quát sơ lược về lịch sử văn hóa Việt Nam qua những hình ảnh về quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
Chuyên đề thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam, đặc biệt là sự quan tâm tới di sản văn hóa của dân tộc của Bác Hồ kính yêu.
Chuyên đề thứ ba, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước với sự nghiệp phát triển văn hóa, triển lãm tập trung giới thiệu các văn bản, nghị quyết của Đảng về văn hóa qua các kỳ Đại hội Đảng. Trong đó, có Bản Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ.
Chuyên đề thứ tư, Văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trưng bày các hình ảnh, tư liệu, hiện vật làm nổi bật những đóng góp của văn hóa nghệ thuật trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Chuyên đề thứ năm, Văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước làm nổi bật những thành tựu về lĩnh vực văn hóa, gia đình, du lịch và thể theo trong nước cùng các hoạt động quảng bá, giao lưu văn hóa Việt Nam tại nước ngoài.
Chuyên đề thứ sáu, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, trưng bày ảnh, tư liệu và số liệu về Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trong những năm vừa qua.
Với sáu nội dung chuyên đề và thời gian tổ chức Triển lãm trực tiếp trong 10 ngày từ ngày 16-27/11/2021 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, trưng bày trực tuyến trên website của Trung tâm từ ngày 16/11-31/12/2021.
Tình Lê
Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ là một hội nghị Diên Hồng
"Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ là một hội nghị Diên Hồng để lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa ra những thông điệp quan trọng về văn hóa", ông Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ.
">Triển lãm 'Văn hóa soi đường cho quốc dân đi' mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc
- Mức lương này thấp hơn thu nhập bình quân đầu người tại Mỹ là 81.695 USD/năm (số liệu World Bank 2023).
Điều đáng nói đây là University of California, Los Angeles (UCLA), một trường danh tiếng, đang đứng vị trí số một các đại học công của Mỹ, được mệnh danh là Public Ivy (trường công xuất sắc), hiện thu học phí với sinh viên ngoài bang và sinh viên quốc tế 46.000 USD/năm học.
Gần đây, các giáo sư, giảng viên của Đại học Central Florida (Mỹ) cũng biểu tình để phản đối việc không được tăng lương, lương không đủ mua thực phẩm thiết yếu trong bối cảnh giá nhà, giá sinh hoạt leo thang. Cuộc biểu tình này của các giáo sư, giảng viên được sinh viên tham gia, ủng hộ. Bang Florida đã không tăng học phí trường công suốt hơn 10 năm qua, và học phí tại Đại học Central Florida chỉ khoảng 22.000 USD/năm cho sinh viên ngoài bang, mức khá thấp so với trung bình trường công tại Mỹ, và thấp hơn rất nhiều các trường tư cùng hạng đang thu mức học phí 60.000 USD/năm học chín tháng.
Tiền lương của giáo viên, giảng viên, giáo sư luôn là câu chuyện nhạy cảm. Trả lương cho giáo viên bao nhiêu là đủ? Họ có thể sống được bằng nghề không? Xã hội có mong giáo viên làm nhiều nghề để đủ sống không?
Dù ở Đông hay Tây, nghề giáo không được thiết kế để làm giàu, mà là nghề nghiệp phụng sự xã hội, lấy sự phát triển của con người làm thành công của nghề nghiệp. Nhiều người hiểu không đúng nên nêu quan điểm trả lương "sòng phẳng" với nhà giáo theo quy luật cung - cầu. Điều này chỉ đúng với trường tư. Nếu trả đúng lương nhà giáo theo thị trường, e rằng mức học phí sẽ rất cao, nhiều gia đình không chịu nổi, và học sinh không thể đến trường.
Tại Việt Nam cũng vậy, nhờ được bảo trợ từ ngân sách, học phí trường công chỉ ở mức tượng trưng, nhà nước thu trên mỗi học sinh chỉ 4-6 triệu đồng mỗi năm, trong khi học phí trường tư - cùng dạy chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam - có thể lên tới cả trăm triệu mỗi năm học. Có bao nhiêu gia đình sẵn sàng trả được mức học phí này?
Như vậy, có thể thấy, ở bất cứ quốc gia nào, giáo viên chọn làm việc cho hệ thống công lập cũng có nghĩa là lựa chọn và chấp nhận phụng sự xã hội, nhận về phần ít hơn so với sức lao động mình đã đóng góp, để cùng chính phủ cung cấp giáo dục miễn phí hoặc chi phí thấp cho đại đa số người dân. Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia còn nghèo, nguồn thu thuế không đủ chi trả hết cho các chi phí trong giáo dục. Giáo dục công vốn là dịch vụ phi lợi nhuận.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là xã hội mong giáo viên làm việc không công, hoặc làm từ thiện. Nghề giáo cũng cần được trả lương ở mức đảm bảo chi trả những nhu cầu tối thiểu của gia đình, có thể tái tạo sức lao động, cũng như nuôi con cái. Với mức lương hiện tại ở Việt Nam, giáo viên trường công lập phải cố gắng "co kéo" để có thể sống được với nghề.
Dạy thêm lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi nhà nước tuyển dụng giáo viên, nhà nước chính là nhà tuyển dụng, do vậy cho phép nhân viên của mình làm thêm, hay bắt buộc phải tập trung làm duy nhất nhiệm vụ ở trường là hoàn toàn thuộc thẩm quyền của "nhà tuyển dụng". Chính sách càng rõ ràng càng tránh cho giáo viên khỏi mang những điều tiếng tiêu cực xung quanh việc dạy thêm.
Để biết giáo viên xứng đáng với mức lương bao nhiêu, hãy xem mức độ khó cũng như tính chất công việc của họ. Hiện nay, trừ giáo viên mầm non cần có bằng cao đẳng, tất cả giáo viên từ tiểu học tới trung học phổ thông tối thiểu phải có trình độ cử nhân đại học, và đáp ứng thêm các yêu cầu khác liên quan đến chức danh nghề nghiệp. Giáo viên phổ thông làm việc với trẻ em dưới 18 tuổi lại cần tới những chuẩn mực khắt khe khác nữa.
Thầy cô giáo không chỉ làm việc vào lúc lên lớp, họ còn rất nhiều việc khác như soạn bài, chấm bài, dạy phụ đạo, tiếp phụ huynh, tổ chức sự kiện, tham gia các phong trào thi đua... Vào mùa hè, trên danh nghĩa là được nghỉ, nhưng hiếm khi trọn vẹn vì giáo viên thường tham gia học bồi dưỡng nghiệp vụ, và các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như tiêm chủng, trực trường lớp, trông thi, lao động công ích, dọn dẹp...
Một giáo viên trường công thông thường phải làm việc với số lượng học sinh rất lớn, chỉ riêng lớp mình chủ nhiệm đã 40-50 em, nếu tính tổng số học sinh do một giáo viên dạy có thể lên tới vài trăm em mỗi năm học. Do vậy các vấn đề phát sinh về bài học, kiểm tra, chấm điểm, vào điểm, nhận xét học bạ, hành vi đạo đức, các vụ tai nạn, các tình huống va chạm giữa học sinh... sẽ lấy đi của thầy cô rất nhiều thời gian và năng lượng. Nếu không được thấu hiểu, chia sẻ và hỗ trợ, giáo viên chịu áp lực nặng nề. Mà khi thầy cô không giữ được năng lượng tích cực, không còn thấy hạnh phúc trong công việc, chất lượng giáo dục chắc chắn đi xuống.
Tôi nghĩ hiếm thầy cô nào muốn đòi hỏi để có thể "làm giàu" từ nghề, mà phần lớn họ chỉ mong mỏi "đủ sống" và giảm bớt các áp lực không đáng có. Nếu ai đó mong giàu có, họ hẳn phải chuyển việc.
Trong hệ thống ngạch bậc, giáo viên chỉ là một trong số rất nhiều viên chức - công chức khác nhau. Việc xác định mức lương của giáo viên nằm ở đâu không thể không so sánh về tính chất công việc, tầm quan trọng, mức độ đóng góp của nghề giáo so với các viên chức - công chức khác.
Chị họ của tôi là một giáo viên thâm niên gần 30 năm. Khi giáo viên được tăng lương từ 1/7/2024, lương của chị tăng thêm ba triệu đồng mỗi tháng. Chị vui vẻ chia sẻ: "Như vậy là mỗi ngày được thêm 100 nghìn, không nhiều nhưng rất vui". Trong khi đó, vốn dạy STEM, lại là giáo viên giỏi cấp tỉnh/thành phố nhiều năm, chỉ dạy thêm hai giờ mỗi ngày cho đơn vị tư, chị sẽ được trả 1-1,5 triệu đồng. Ví dụ này cho thấy nếu lấy giá thị trường để xác định mức lương giáo viên, xã hội "nợ" nhà giáo chứ nhà giáo không mắc nợ gì xã hội cả.
Khi hiểu được bản chất của công việc phụng sự của giáo viên, xã hội sẽ mong muốn hỗ trợ cho thầy cô hơn. Khi xã hội chưa thể là "ông chủ trả lương đúng và đủ" cho giáo viên, thì sự tôn trọng và thấu hiểu sẽ là nguồn động viên to lớn để thầy cô giáo làm tốt công việc của mình mỗi ngày.
Bùi Khánh Nguyên
">Lương giáo viên: bao nhiêu là đủ?
Nhân dịp chào mừng Ngày Di sản văn hóa 23/11 và hưởng ứng chuỗi hoạt động Tuần lễ thiết kế Việt Nam 2021, Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trên nền tảng công nghệ 4.0”. Sau hội thảo, Trung tâm đã giới thiệu đến các cơ quan truyền thông, đơn vị lữ hành, các nhà khoa học về công nghệ 3D Mapping đang được thử nghiệm, sẽ được ứng dụng trong tour du lịch đêm tại di tích thời gian sắp tới. Đại biểu tham dự Hội thảo được trải nghiệm các sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại đã, đang và hướng tới được thực hiện tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, gồm 9 nội dung: Hệ thống thuyết minh tự động gồm 12 ngôn ngữ theo tiêu chuẩn quốc tế; Ứng dụng tương tác thông tin di sản đa phương tiện trên điện thoại thông minh (tương tác QR Code); Hệ thống trợ lý du lịch ảo ứng dụng công nghệ thông minh nhân tạo AI; Ứng dụng tham quan ảo 3D Văn Miếu - Quốc Tử Giám trên Internet; Trải nghiệm Văn Miếu - Quốc Tử Giám bằng công nghệ thực tế ảo VR 360; Trải nghiệm tương tác 3D di sản tiêu biểu - Bia Tiến sĩ; Tái hiện không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám thời Lê bằng công nghệ thực tế ảo 3D; Chương trình “Đạo học Việt Nam” và Online Tour trực tuyến Văn Miếu - Quốc Tử Giám bằng công nghệ 3D; Trải nghiệm Không gian nghệ thuật & 3D Mapping tại sân Thái Học. Phát biểu tại buổi chiếu thử nghiệm dành cho báo chí và các chuyên gia trong lĩnh vực di sản, du lịch, Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết: Thời gian qua, chúng tôi đã có sự trao đổi với các cơ quan chức năng về mong muốn đưa không gian Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành không gian văn hoá hoạt động văn hoá cả ngày và đêm, có thêm nhiều những sản phẩm phục vụ du khách tham quan. Trên cơ sở đó để hình thành tuyến phố đi bộ Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào cuối tuần, góp phần phát huy giá trị của di tích gắn liền với đạo học. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Trung tâm đã đề xuất với TP.Hà Nội đề án phát triển du lịch thông minh trên nền tảng công nghệ 4.0. Trong đề án đó có nội dung là xây dựng sản phẩm tour đêm, kể câu chuyện về đạo học Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đề án đó, trùng hợp với ý tưởng của quận Đống Đa là muốn đưa không gian Văn Miếu – Quốc Tử Giám thành phố đi bộ. ''Hiện nay, kịch bản, nội dung trong một sản phẩm chưa hoàn chỉnh. Vì sau khi TP phê duyệt, chúng tôi mới bắt đầu xây dựng, nghiên cứu. Hôm nay, chúng ta chỉ trải nghiệm một cách thức dùng công nghệ để chuyển tải những giá trị của Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Thông qua ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo tối nay, sẽ cần liên kết chặt chẽ giữa nội dung và công nghệ; giữa các nhà học với các đơn vị làm chuyên môn tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám; đặc biệt là liên kết giữa Văn Miếu và đơn vị lữ hành để làm sao xây dựng sản phẩm đó có hơi thở của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của thách quan'' – ông Lê Xuân Kiêu cho hay. Rất nhiều câu chuyện về đạo học được tái dựng qua hình ảnh 3D Mapping. Tình Lê
Cung đình đón Tết như thế nào?
Lần đầu tiên, triển lãm 'Cung đình đón Tết' giới thiệu đến công chúng 80 tài liệu tiêu biểu về Tết Nguyên đán trong cùng đình, được lựa chọn từ khối Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới.
">Kể chuyện di sản bằng ánh sáng tại Văn Miếu
Soi kèo phạt góc Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1
Phạm Thị Khánh Linh giành quán quân cuộc thi Vietnam International MC Contest. Phạm Thị Khánh Linh sinh năm 2003, hiện là sinh viên của Học viện Ngoại giao. Với ngoại hình xinh đẹp và duyên dáng, Khánh Linh nhanh chóng nhận được sự chú ý ngay từ chặng đầu tiên của cuộc thi. Bên cạnh đó, cô nàng còn sở hữu chất giọng vô cùng ngọt ngào và phát âm tiếng anh cực hay.
Trong đêm chung kết, Phạm Thị Khánh Linh đã chinh phục ban giám khảo bởi sự duyên dáng và khả năng ứng biến trên sân khấu, nền tảng kiến thức vững vàng. Đặc biệt, nữ sinh Học viện Ngoại giao còn thể hiện được màu sắc cá tính riêng biệt trong lối dẫn.
Vietnam International MC Contest là cuộc thi nằm trong khuôn khổ Vietnam International Fashion Tour - chuỗi show diễn thời trang đầu tiên tại Việt Nam với sứ mệnh tôn vinh những sáng tạo nghệ thuật thời trang độc đáo của các nhà thiết kế trong nước và quốc tế nhằm quảng bá, đưa văn hóa, du lịch và con người Việt Nam tới gần hơn với bạn bè quốc tế.
Cuộc thi đã thu hút sự chú ý của đông đảo các bạn trẻ đam mê nghề MC trên khắp cả nước. Sau nhiều vòng thi, từ hàng trăm hồ sơ, Top 20 thí sinh đã cũng tranh tài trong vòng chung kết và tìm ra ngôi vị quán quân hội tụ đầy đủ các yếu tố từ ngoại hình, kiến thức, sự nhanh nhạy, tinh tế trong xử lý tình huống và biến hóa với nhiều phong cách khác nhau.
Bích Ngọc
">Khánh Linh giành quán quân Vietnam International MC Contest
Đạo diễn Phi Tiến Sơn giao lưu trực tuyến với khán giả. Làm phim đề tài lịch sử vì sự thôi thúc từ bên trong
Đang ở Mỹ, đạo diễn Phi Tiến Sơn giao lưu trực tuyến với khán giả. Ông cho biết, qua bạn bè và mạng xã hội biết được phim của mình đang rất hot tại Việt Nam. Ông xúc động nhưng nói rằng mọi người gọi là "hiện tượng, gây hiệu ứng phòng vé" thì hơi quá.
Với ông, làm phim Đào, Phở và Piano không xuất phát từ việc Nhà nước đặt hàng mà bởi tình yêu với Thủ đô, nhất là phố cổ - nơi ông sinh ra và lớn lên. Vì vậy ông đã viết kịch bản này, qua nhiều khâu cũng xin được kinh phí làm phim do Nhà nước đặt hàng.
"Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, bản thân luôn thầm hứa phải làm gì đó vì Hà Nội. Tôi thấy mình có một món nợ với mảnh đất này. Nếu không vì sự thôi thúc, tôi đã làm phim khác kiếm được nhiều tiền hơn", đạo diễn tâm sự.
Ông khẳng định sự thành công, lan tỏa của bộ phim đến từ tiềm thức dân tộc sẵn có của người dân Việt Nam mà đạo diễn và đoàn làm phim chỉ là chất xúc tác để công tắc đó bật lên.
Với đạo diễn Phi Tiến Sơn, khó khăn khi làm phim là bắt buộc phải tôn trọng lịch sử. Tuy nhiên, trên thực tế việc ghi nhận lịch sử nhiều khi không hoàn toàn chính xác gây khó khăn cho đội ngũ sáng tạo.
"Trong mỗi người dân Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc luôn sẵn có. Vấn đề là chúng tôi đẩy công tắc, nhấn lửa bùng lên được như thế là ngoài mong đợi. Mong đồng nghiệp tiếp tục làm phim lịch sử dù biết rất chông gai. Sau sự bùng nổ củaĐào, Phở và Pianotôi nhận được nhiều lời mời của các hãng sản xuất phim tư nhân nhưng không nhận lời, bởi con đường này khó đi", đạo diễn Phi Tiến Sơn bày tỏ.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh chia sẻ làm phim có hai công đoạn gồm sản xuất và phát hành. Với riêng phim Nhà nước, từ khi xóa bỏ bao cấp, Nhà nước chỉ chú trọng khâu sản xuất, còn bỏ lửng khâu phát hành, chỉ giữ lại một rạp quan trọng nhất là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.
"Đào, Phở và Pianolà phim Nhà nước đặt hàng, mọi doanh thu sau đó nộp hết về ngân sách và chủ rạp không được chia phần trăm doanh thu. Do đó, Đào, Phở và Pianocàng đắt vé, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia càng lỗ", đạo diễn Đặng Nhật Minh nhấn mạnh.
Còn vị đạo diễn phim Đào, Phở và Pianocho rằng nếu cứ vận hành theo cách như trên, "vừa tốn công, tốn sức của đoàn làm phim, đồng thời cũng là một ứng xử chưa tốt, phần nào đó coi thường khán giả và lãng phí tiền của Nhà nước".
Mong khán giả xem phim với tâm thế rộng mở
Tại buổi giao lưu, đề tài về phát triển điện ảnh thành ngành công nghiệp văn hóa, sự khó khăn khi tìm hiểu bối cảnh lịch sử của phim, xây dựng bối cảnh, phục trang... cũng được các diễn giả đề cập, phân tích.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn thừa nhận vì bối cảnh lịch sử khá xa so với thời điểm hiện tại nên ông không tránh khỏi sai sót khi thể hiện một số chi tiết trong phim.
"Tôi đã đi gặp một số cựu chiến binh để hỏi về cách họ cố thủ trong chiến lũy năm đó. Có bác nói với tôi rằng để 'nghi binh' phải dùng pháo tép đốt trên chiến lũy. Nhưng khi hỏi đem pháo tép lên đó như thế nào, đựng bằng vật liệu gì thì chính bác ấy cũng không còn nhớ rõ. Để dựng lại cảnh này, tôi buộc phải tự tìm tòi, sáng tạo. Có những chi tiết bản thân cũng bất ngờ khi được khán giả chỉ ra mình đã làm sai. Ví dụ như hình ảnh xe tăng trong phim, một số người cho biết thời điểm đó quân đội Pháp chưa sử dụng loại xe tăng này", nam đạo diễn nói thêm
Tuy nhiên, vị đạo diễn mong khán giả thông cảm và thấu hiểu những khó khăn, thiếu sót của các nhà làm phim. Bởi việc dựng lại đúng hoàn toàn so với bối cảnh lịch sử không phải điều dễ dàng nên ông hy vọng khán giả sẽ xem phim với tâm thế rộng mở, chấp nhận một số chi tiết ước lệ, sáng tạo nếu không phải sai sót quá lớn.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn thể hiện sự tiếc nuối khi trường quay hoành tráng bậc nhất từ trước tới nay với dòng phim lịch sử đã bị phá dỡ. Nếu không, giờ nó sẽ là địa điểm để mọi người tới tham quan, chụp ảnh lưu niệm, công nghiệp văn hoá là ở chỗ đó.
Một trích đoạn trong phim (nguồn: Doãn Quốc Đam):
'Đào, Phở và Piano' đạt 10 tỷ, kỷ lục chưa từng có với phim Nhà nước chiếu rạp
Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, tính đến cuối ngày 29/2, 'Đào phở và Piano' đã đạt 10 tỷ đồng, doanh thu chưa từng có với các bộ phim lịch sử được làm từ ngân sách.">Đạo diễn Phi Tiến Sơn: 'Nói Đào, Phở và Piano là hiện tượng thì hơi quá'
Cụm biểu tượng Linh vật Xuân Giáp Thìn 2024 có chủ đề: 'Tự hào truyền thống Cha Rồng - Mẹ Tiên' (Ảnh: Diễm Phúc). Cụm biểu tượng Linh vật Xuân Giáp Thìn 2024 có chủ đề Tự hào truyền thống Cha Rồng - Mẹ Tiên, dựa trên truyền thuyết dân gian Việt Nam về Lạc Long Quân và Âu Cơ với trăm trứng nở trăm con.
Mô hình linh vật có phối cảnh độc đáo khi nhìn từ trên cao như hình ảnh một đầu rồng lớn, có thể thay đổi màu sắc lung linh về đêm thông qua hiệu ứng ánh sáng và hơi nước.
Các chi tiết trên mô hình linh vật được sắp đặt có bố cục chặt chẽ với hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ ở trung tâm mặt chính diện, bên trên là tượng Rồng oai phong màu vàng đồng làm tông chủ đạo. Phía sau là các dãy núi hùng vĩ.
Phối cảnh mặt sau là mô hình không gian khoa học của tỉnh Bình Định và hình ảnh tượng trưng về các công trình hiện đại, nhà ở xã hội...
Hai bên là 2 con rồng với màu sắc ấn tượng đang uốn lượn, vươn xa.
Khu trưng bày linh vật có chiều dài hơn 100m, chiều rộng 40m, điểm cao nhất của cụm linh vật cao gần 9m với cụm biểu tượng chính và các biểu tượng phụ. Tất cả được sắp đặt đan xen với 50.000 chậu hoa kết hợp cùng ánh sáng, phun hơi nước và âm thanh, tạo nên một tác phẩm độc đáo.
Ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Bình Định cho biết: “Cụm biểu tượng Linh vật năm Giáp Thìn 2024 là công trình nghệ thuật sắp đặt có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh, với ý tưởng thiết kế sáng tạo độc đáo; việc thi công đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu, tập trung nhiều nhân lực, vật lực trong thời gian dài”.
Diễm Phúc
">Chiêm ngưỡng nghệ thuật sắp đặt quy mô lớn nhất ở Bình Định