您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Puebla vs Mazatlan, 8h00 ngày 29/1: Chờ đợi bất ngờ
NEWS2025-02-02 11:33:31【Thể thao】9人已围观
简介 Chiểu Sương - 28/01/2025 14:40 Mexico ngoại.hạng anhngoại.hạng anh、、
很赞哦!(8)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Istanbul BB vs Samsunspor, 23h00 ngày 1/2: Bệ phóng sân nhà
- Ca sĩ bí ẩn: Nhạc sĩ Y Vũ thừa nhận mình thất tình 34 lần
- Video ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ cởi trần, tập chống đẩy gây sốt
- Nguy cơ xâm lăng văn hoá Hàn Quốc vào Việt Nam
- Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2
- Chi Pu cùng dàn sao khuấy động sân khấu 'Đạp gió'
- Ca sĩ Ngọc Sơn tự nhận là 'giáo sư âm nhạc'
- Đón Tết trọn vẹn tại Grand World Phú Quốc
- Nhận định, soi kèo Getafe vs Sevilla, 20h00 ngày 1/2: Khó tin cửa trên
- Indonesia đụng Nhật Bản, Australia ở vòng loại ba World Cup 2026
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo St. Pauli vs Augsburg, 21h30 ngày 1/2: Đứt mạch toàn thắng
- Sau khi thua Thái Lan 1-2 trong trận giao hữu FIFA, tôi thấy nổi lên ý kiến "ưu tư" về HLV Troussier. Quả thật cái vòng luẩn quẩn giữa Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), HLV Park Hang-seo và HLV Philippe Troussier chưa có lối thoát.
Sau khi bị loại ở vòng loại World Cup 2024 bởi chính đối thủ cùng khu vực là đội tuyển Indonesia, đội tuyển Việt Nam - VFF đã ngay lập tức làm cuộc "cải biên", không gọi là "cải cách" vì khi chuyển giao từ thế hệ đã thành công (HLV Park) sang HLV Troussier muốn cải cách để thành công hơn nhưng thất bại.
Người hâm mộ vẫn còn ấm ức khi bị loại ở vòng loại World Cup 2024 và càng buồn hơn khi xem Indonesia đang chơi rất thuyết phục tại vòng loại thứ 3 World Cup.
">Top 5 châu Á thay vì mục tiêu quá sức 'dự World Cup'
Hình ảnh Maya, Trà My mặc áo yếm trong phim Người vợ ba. Vẫn biết áo yếm xưa kia là đồ lót, các cụ các bà chỉ mặc yếm trần sát cơ thể chứ không hề kèm theo đồ phòng hộ bên trong. Tuy nhiên, ngày nay việc mặc như vậy lại gây nhiều tranh cãi trái chiều, có người đồng tình, có người cho rằng mặc như vậy là hở hang, dung tục nhằm mục đích câu kéo người xem, PR bản thân.
Áo yếm ngày nay hầu hết chỉ xuất hiện trên màn ảnh nhỏ hoặc chụp hình nghệ thuật. Nó không phải đồ mặc hàng ngày hay công sở của chị em. Thời gian gần đây, nhiều bộ phim đã sử dụng loại trang phục truyền thống này để tái hiện cảnh xưa của làng quê Việt Nam. Có thể kể ra như Thương nhớ ở ai, Người vợ ba... Nhân vật trên phim Người vợ ba (Hồng Kim Hạnh, Maya, Trà My...) nhiều lần diện áo yếm trần, gây nhiều tranh cãi.
Cảnh mặc áo yếm không phòng hộ trên phim được đánh giá là tôn trọng sự thật. Bàn về việc mặc áo yếm không phòng hộ trên phim, một số nhiếp ảnh gia, đạo diễn và diễn viên cho rằng đó là cách lột tả chân thực nhất về cuộc sống xưa kia. Đây là phương tiện để lột tả vẻ đẹp của phụ nữ Bắc Bộ thế kỷ 19.
Cụ thể, đứng ở góc nhìn chuyên môn nghệ thuật, nhiếp ảnh gia Dzungart nhận định: "Nhìn chung, điện ảnh luôn tôn trọng sự thật đời thực, có điều sự thật ở đây - việc mặc áo yếm không phòng hộ lại có chút sexy, hở hang nên mới gây tranh cãi. Tuy nhiên, điều này trên phim là chấp nhận được và phải làm như thế. Nếu mặc yếm mà còn mặc kèm áo lót thì không phải áo yếm nữa. Các cụ nhà mình ngày xưa là đúng như thế."
Nhiếp ảnh gia nói: "Nếu mặc yếm mà còn kèm áo lót thì không phải áo yếm nữa". Đạo diễn phim Thương nhớ ở ai - Lưu Trọng Ninh cũng đồng tình với nhiếp ảnh gia Dzungart, cho rằng: "Một bộ phận khán giả còn khá khắt khe trong vấn đề nhìn nhận nghệ thuật. Áo yếm của phụ nữ Việt Nam là một thiết kế tuyệt tác, một hiện thân của cái đẹp, vừa kín đáo, tinh tế lại vừa gợi cảm, tình tứ. Ngày xưa, các cụ mặc thế nào thì bây giờ chúng ta mặc như vậy."
Còn diễn viên Hồng Kim Hạnh (nữ chính phim Thương nhớ ở ai) - người mặc áo yếm không phòng hộ trên màn ảnh chia sẻ: "Nhân vật nữ chỉ mặc áo yếm không nội y là tôn trọng sự thật vì ngày xưa người phụ nữ Việt vẫn mặc như vậy. Việc mặc yếm không nội y là do đạo diễn muốn cảnh quay chân thực nhất. Đó là một cách tôn trọng lịch sử với hoàn cảnh miền Bắc Việt Nam những năm 1945."
Nữ chính Thương nhớ ở ai mặc áo yếm không kèm theo áo lót gây nhiều ý kiến tranh luận. Trên cơ bản, mặc áo yếm không phòng hộ trên màn ảnh là một nét đẹp nghệ thuật. Tuy nhiên, người trong giới chuyên môn cũng nhấn mạnh đẹp hay xấu phải tùy thuộc thêm một số yếu tố khác. Bởi nghệ thuật và sự dung tục chỉ cách nhau gang tấc.
Nhiếp ảnh gia Lê Xuân Bách - người thường xuyên chụp ảnh áo yếm nghệ thuật chỉ rõ: "Về cơ bản, mặc áo yếm trên phim lộ đầu ngực là chuyện bình thường. Nhưng nếu ngoài như thế, nhân vật còn cố tình để lộ cả bầu ngực hay cố tình làm hở thêm để câu view thì không còn là nghệ thuật. Thực chất, áo yếm truyền thống chỉ gợi cảm đơn thuần chứ không hề dung tục. Ngày xưa mặc như thế, trên phim cũng dùng trang phục đó nhưng cấm kỵ dựa vào truyền thống để làm biến dạng áo yếm, làm nó hở hang hơn."
Vấn đề về góc máy, ánh sáng như thế nào rất quan trọng ở đây. Phim ảnh cần truyền tải vừa đủ về áo yếm chứ làm không đúng sẽ chỉ ra những hình ảnh gợi dục.
Nhiều bộ phim sử dụng trang phục áo yếm, gây chú ý thời gian qua. Theo Dân Việt
'Vợ ba': Chuyện ám ảnh hơn cả những cảnh nóng
Điều khiến người xem ám ảnh khi xem phim "Vợ ba" hóa ra lại không nằm ở những cảnh nóng tưởng như sẽ vô cùng táo bạo.
">Ồn ào chuyện mặc áo yếm không phòng hộ mới trên màn ảnh Việt
Tác phẩm mới của nhà báo Trần Chánh Nghĩa. Hành trình ấy vừa được ông tạm kết lại trong tập sách Đất và người phương Namdo Nhà xuất bản Thanh Niên phát hành. Đất và người phương Namgồm 2 tập. Tập 1 mang tên Một thuở Saigon, tập 2 có tên Dấu chân xuôi ngược. Các bài viết đã được đăng tải trên báo VietNamNet, nơi Trần Chánh Nghĩa công tác suốt 10 năm.
Tập 1 - Một thuở Saigon tập hợp các bài viết hấp dẫn về những nhân vật, giai thoại, địa danh… từng là biểu tượng của Sài Gòn xưa như: hồ Con Rùa, lăng Cha Cả, cầu Mống, người đẹp giang hồ Lệ Hải, vua lúa gạo Quách Đàm, vũ nữ Cẩm Nhung…
Tập 2 - Dấu chân xuôi ngược tập hợp những bài viết của ông về đất và người Nam Bộ. Các bài viết này là kết quả của những chuyến đi và viết về địa danh, điển tích, nhân vật… tưởng chừng đã quá quen thuộc ở nơi ông đi qua.
Câu chuyện, thông tin được “lão phóng viên” giới thiệu bằng cách viết khúc chiết, ngôn từ gần gũi. Đó là những trăn trở của ông về: di tích “nhà trăm cột” đang kêu cứu; di tích Nhà Tây núi Thị trước nguy cơ thành phế tích; cầu Ghềnh mới và nỗi lo những cây cầu trăm tuổi…
Ngoài ra, ông cũng ghi lại những giai thoại nổi tiếng bằng góc nhìn mới mẻ, đầy nhân văn như: Bạch Công tử, tay chơi bậc nhất trời Nam; 44 năm nuôi xác chết trong nhà ở An Giang, Dạ cổ hoài lang, bài hát 100 năm vẫn trong lòng người…
Ông Huỳnh Dũng Nhân, nguyên Phó Ban nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ: “Nhà báo Trần Chánh Nghĩa luôn đi tìm những thông tin mới lạ, nóng hổi hoặc có chút gì đó riêng mà bạn đọc chưa biết.
Có những sự việc đã xảy ra hàng trăm năm, đã bị lãng quên, bị tam sao thất bản... Tuy nhiên, từ đó, anh vẫn tìm hiểu và mang lại những thông tin giàu kiến thức với những góc nhìn đa dạng, đầy đủ…”.
Ở tuổi 60, nhà báo Trần Chánh Nghĩa bén duyên với báo VietNamNetvà gắn bó với báo suốt 10 năm qua. Ông đóng góp nhiều bài viết, tác phẩm báo chí giàu tính thời sự, nhân văn và gần gũi với cuộc sống.
Suốt thời gian này, người ta đã quen thuộc với "lão phóng viên" dáng gầy cao, tóc xoăn... luôn có mặt ở những điểm nóng, đúng như nhà báo Huỳnh Dũng Nhân nhận xét, ông đi nhiều, đến tận nơi, bất kể giờ giấc.
Thông tin về tác phẩm của mình, nhà báo Trần Chánh Nghĩa chia sẻ: "Đây là tác phẩm cuối cùng của tôi. Mỗi trang sách là một câu chuyện mà tôi cảm thấy tâm đắc, giàu ý nghĩa nhất trong thời gian làm báo của mình".
">Đất và người phương Nam: Hành trình tìm cái mới trong cái cũ của lão phóng viên
Nhận định, soi kèo Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2: Hướng về Top 4
- Leonardo DiCaprio lọt top nam diễn viên quyền lực nhất">
Johnny Depp hôn MC nam trong chương trình trực tiếp
Phó Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục học Việt Nam - TS. Nguyễn Thanh Sơn. Ảnh: TĐ Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục & Đào tạo cho hay, để có được đầu vào chất lượng cho bậc đại học, cần trang bị cho học sinh phổ thông kiến thức, tư duy và kỹ năng về Toán, STEM, lập trình.
Theo Phó Cục trưởng Cục CNTT, những bạn trẻ có năng lực, nguyện vọng có thể được hướng nghiệp sớm từ cấp 3. Điều này giúp các em có thể tham gia thị trường lao động ngay từ khi kết thúc thời gian học phổ thông.
Ở góc nhìn của một đơn vị chuyên đào tạo, ông Chu Tuấn Anh, Giám đốc Aptech Việt Nam cho biết, tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, học sinh đã thành thạo một số công nghệ lập trình như Python, Java trước cả khi vào đại học.
Sinh viên Việt Nam chỉ có thời gian rất ngắn trong 4 năm đại học để học lập trình, trong khi phần lớn thời gian dành cho các môn học đại cương và cơ sở.
"Kỳ vọng sinh viên Việt Nam có thể nắm vững các công nghệ mới trong thời gian đào tạo ngắn như vậy là điều bất khả thi", ông Tuấn Anh nhận định.
Là một trong những người sớm đưa kỹ năng lập trình vào bậc học phổ thông, ông Hoàng Văn Lược (Trường Phổ thông liên cấp Đa Trí Tuệ) cho rằng, thế hệ trẻ Việt Nam cần nắm bắt và tiếp cận nhanh với công nghệ, đặc biệt là về AI, Big Data.
"Ngay từ bây giờ phải đưa các môn công nghệ, lập trình vào trung học phổ thông. Sau 3 năm học, học sinh sẽ có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, thậm chí các em có thể đi làm ngay để kiếm tiền nuôi gia đình", ông Lược nói.
Trên thực tế, việc đưa lập trình vào chương trình cấp 3 không chỉ giúp giải quyết vấn đề nhân lực mà còn mang lại nhiều lợi ích cho học sinh.
Là một phụ huynh từng cho con theo học lập trình ngay từ năm học lớp 10, chị N.L. Hương (Hà Nội) lúc đầu rất lo lắng, hoang mang, không biết con có theo được chương trình hay không, nếu không thì phải rẽ ngang thế nào.
Tuy nhiên, sau đó chị đã thở phào nhẹ nhõm khi hết cấp 3, con gái chị vừa đỗ khóa tốt nghiệp về lập trình, lại đỗ cả các trường đại học trong nước.
Chia sẻ về câu chuyện của gia đình mình, chị cho biết, trong 3 năm học cấp 3, con gái chị đã thay đổi rất nhiều. Học lập trình giúp các bạn trẻ có tư duy lập trình, từ đó theo học tất cả các môn văn hóa khác theo cách rất khoa học.
“Học lập trình còn giúp các con hình thành tư duy trong việc viết luận, viết CV thuyết phục các nhà tuyển dụng sau này. Tư duy lập trình không chỉ có ích cho các bạn trẻ trong công việc, học tập mà còn hữu ích trong cả cuộc sống sau này, nhất là những khi cần ra quyết định", chị Hương nói.
Nhìn chung, các chuyên gia đều đồng ý với nhận định đưa lập trình vào chương trình giáo dục cấp 3 là một giải pháp khả thi và cần thiết để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực CNTT chất lượng cao tại Việt Nam.
Điều này không chỉ giúp học sinh có nền tảng kiến thức và kỹ năng số vững chắc mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho các em khi tham gia thị trường lao động.
Giáo viên lo ngại bị tụt hậu khi học sinh biết sử dụng AIKhi các bạn trẻ ngày càng thành thạo việc sử dụng AI, giáo viên cũng có nhu cầu học cách ứng dụng AI để làm bài giảng phong phú và không bị học sinh qua mặt.">Trẻ em có nên học lập trình ngay từ bậc học phổ thông?
- Ông Nguyễn Duy Tống (73 tuổi, trú phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) từng tham gia lái xe cho lực lượng thanh niên xung phong trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ. Trước khi về hưu năm 1990, ông Tống thuộc biên chế Đoàn 48 (Cục Vận tải, Bộ GTVT).
Ông Nguyễn Duy Tống Sau khi hưu trí, ông mở xưởng sửa chữa ô tô tại nhà để kiếm thêm thu nhập nuôi các con ăn học.
Đầu năm 2014, ông giao lại xưởng sửa xe cho người con trai thứ 3, còn bản thân mình chuyển sang công việc khác. Một việc làm xuất phát từ trái tim, thương cảm những người kém may mắn hơn.
Ông chia sẻ, năm 1993 ông bị căn bệnh thoát vị đĩa đệm, phải nằm viện điều trị nhiều tháng liền. Căn bệnh này khiến ông đau đớn, không đi lại được và phải ngồi xe lăn trong một thời gian dài.
“Quá trình điều trị, tôi thấu hiểu những khó khăn của những người bị hạn chế vận động. Song, với những bệnh nhân nghèo khổ, có tiền mua chiếc xe lăn trị giá hàng triệu đồng là điều không thể”, ông nói.
Ông Tống đang gấp rút làm chiếc xe lăn để tặng cho một gia đình khó khăn đã liên hệ với ông Chính vì vậy, ông trích tiền từ lương hưu và lặn lội đi khắp nơi để mua xe lăn cũ về sửa chữa tặng lại những bệnh nhân nghèo.
Hàng tháng người cựu binh già đến các bệnh viện, cơ sở y tế và các xưởng phế liệu để tìm mua các xe lăn hư hỏng đã thải loại.
Toàn bộ xe lăn cũ mua về, cùng dụng cụ cơ khí, ông tập kết ở căn phòng rộng 50m2, được ông mượn của cơ quan nhà nước đã giải thể.
Công việc hàng ngày của cựu binh già là cần mẫn với chiếc cơ lê, từng ốc vít để tháo các bộ phận của xe lăn cũ, tra lại dầu mỡ bánh xe đã hoen rỉ, siết lại những con ốc đã long..
Với kinh nghiệm của người làm cơ khí lâu năm, ông Tống lựa chọn những bộ phần còn tốt của xe lăn cũ để lắp ráp thành một chiếc xe sử dụng được. Còn các bộ phần như phanh, lốp, vòng bi ông phải mua mới hoàn toàn.
Niềm vui của cựu binh già là sửa những chiếc xe cũ để dành tặng người nghèo “Thời gian hoàn thành chiếc xe lăn mất một ngày, hai chiếc xe cũ mới cho một chiếc xe lăn mới. Chí phí chiếc xe lăn tôi làm ra mất 300.000 đồng tiền mua phụ tùng”, ông Tống cho biết.
Ông Tống chia sẻ thêm, việc làm ra những chiếc xe lăn cũ để tặng bệnh nhân nghèo không những là món quà nhỏ đến những phận đời khó khăn, đó còn là niềm vui với ông khi việc làm việc có ích cho đời.
Trong 5 năm qua, ông Tống tặng gần 100 chiếc xe lăn do bản thân ông tự sửa chữa đến những bệnh nhân bị tai biến, tại nạn, già yếu… có gia cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Tĩnh. Ngoài ra, ông còn mua giường bệnh, thiết bị y tế cũ về tân trang, sửa chữa tặng lại người nghèo có nhu cầu.
Năm nay đã tuổi 73, ông Tống chỉ ước mình có sức khỏe và minh mẫn để tiếp tục làm công việc mình đã chọn.
“Tôi làm xe lăn tặng người nghèo không phải để mọi người biết đến là mình làm việc thiện. Mà việc làm tôi xuất phát từ trong tâm, chia sẻ một phần nhỏ cho những người còn nghèo khổ”, ông Tống nói.
Tấm lòng thơm thảo của ông Tống được nhiều người dân biết đến. Có nhiều gia đình ở Hương Sơn, Kỳ Anh.. đến nhà ông để xin xe lăn cũ về cho người thân và chưa trường hợp nào ông từ chối họ.
Gia đình ông Nguyễn Văn Cầu (trú Phường Thạch Qúy, TP Hà Tĩnh) bị tai biến mạch máu não khiến ông nằm liệt giường, mọi sinh hoạt của ông đều do bàn tay người vợ già chăm sóc. Gia đình ông nhiều lần có ý định mua xe lăn nhưng không đủ tiền nên gác lại ý định.
Ông Tống thông qua bạn bè biết được hoàn cảnh khó khăn của ông Cầu, đã mang chiếc xe lăn do mình sửa chữa đến tận nhà dành tặng .
“Chiếc xe lăn như mới, đi êm. Từ ngày ông Tống tặng tôi chiếc xe lăn, mọi sinh hoạt của tôi dễ dàng, vợ tôi đỡ vất vả. Vợ chồng tôi cảm ơn tấm lòng cao cả của ông ấy”, ông Cầu xúc động nói.
Nói về cựu binh làm việc thiện, ông Trương Quang Hiếu, Chủ tịch phường Tân Giang cho hay, tuy ông Tống tuổi cao, lại là thương binh 4/4, kinh tế không dư giả song ông đã có việc làm đẹp và thiết thực với người nghèo.
"Phường đã tuyên dương việc làm của ông trước bà con, để khơi dậy tinh thần “lá lành đùm lá rách” trong quần chúng nhân dân", ông Hiếu nói.
Đậu Tình
Tình yêu của vợ chồng U90 trong quán sửa xe ở Quảng Trị
Cạnh bên những chiếc xe hỏng là hình ảnh vợ chồng ông Lê Bông (86 tuổi) và bà Lê Thị Xá (82 tuổi) ngày ngày cần mẫn ngồi sửa.
">Cựu binh Hà Tĩnh dành dụm lương hưu tặng quà cho bênh nhân nghèo