Không cam lòng trước sự thật nghiệt ngã, bố của Sun Wei là ông Sun Zhenghua đã quyết định mỗi năm dành 8 tháng để đi khắp nơi tìm con. May mắn đã mỉm cười với họ vào năm 2015 nhờ cảnh sát Trung Quốc đối chiếu thông tin cơ sở dữ liệu ADN.
Một lần sơ suất mất 20 năm xa cách
Tháng 9/1995, dù mới 4 tuổi nhưng Sun Wei đã được bố mẹ tin tưởng cho đi bộ từ trường về nhà. Họ cho rằng quãng đường 800m là khá gần và khó có thể xảy ra chuyện ngoài ý muốn.
Nhưng nó lại trở thành bi kịch lớn nhất trong cuộc đời của bố mẹ Sun Wei, khi cậu bé bị mất tích chỉ sau 3 ngày nhập học ở ngôi trường mới.
Kẻ lạ mặt đã dùng kẹo để dụ dỗ cậu bé ngây thơ, sau đó đưa lên một chiếc xe tải. Sun Wei bị bán cho một gia đình ở thành phố Yết Dương thuộc tỉnh Quảng Đông, cách nhà của bố mẹ đẻ ở thành phố Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên hơn 2.200km.
Bố mẹ nuôi của Sun Wei nhanh chóng thay tên đổi họ và làm lại giấy khai sinh cho cậu. Bản thân Sun Wei hoàn toàn nhận thức được việc mình không phải là con đẻ của cặp vợ chồng vốn đã có một cô con gái 7 tuổi. Họ còn phân biệt đối xử với Sun Wei. Do đó, dù đã có gia đình mới và cuộc sống mới, nhưng Sun Wei chưa bao giờ quên chuyện mình bị bắt cóc
“Tôi được gia đình mới đổi tên thành Xiaochuan và ngày sinh là 6/11/1993. Khi tôi lần đầu tiên tới gia đình mới, tôi không hiểu được tiếng địa phương. Những người hàng xóm biết chuyện, nhưng bố mẹ nuôi không bao giờ nhắc tới việc tôi là người ngoài. Họ cũng không bao giờ biết chuyện tôi đã hiểu mình bị bắt cóc”, Daily Mail dẫn lời Sun Wei.
Trong thế giới thiếu sự quan tâm và bị đánh đập thường xuyên, Sun Wei quyết định bỏ nhà ra đi vào năm 14 tuổi và tự lập mưu sinh. Trên hành trình lưu lạc, Sun Wei chọn thành phố Thâm Quyến để sinh sống.
Tìm con suốt 20 năm
Cũng từng ấy năm, ông Sun Zhenghua vẫn không từ bỏ hy vọng tìm thấy Sun Wei, dù hai vợ chồng ông đã sinh thêm 2 cậu con trai.
Mỗi năm, ông Sun Zhenghua lại để vợ, bố vợ và bố mẹ đẻ ở nhà để dành 8 tháng lùng sục khắp nơi. Để có tiền trang trải trên hành trình tìm con, ông Sun Zhenghua xin làm việc vặt tại công trường ở các thành phố mà ông đặt chân tới. Ban ngày ông làm việc, tối đến lại tới những gia đình có con nhỏ để tìm người.
Ông Sun Zhenghua nhiều lần tìm tới đồn cảnh sát để xin hỗ trợ. Tuy nhiên, cảnh sát không thể tìm ra manh mối, vì gia đình không có bức ảnh nào về cậu bé bị bắt cóc.
“Tôi chỉ ở lại mỗi thành phố khoảng 1 tháng. Cảnh sát từ chối hỗ trợ vì tôi không có bức ảnh nào của con trai, họ còn nghĩ tôi đang nói dối”, ông Sun Zhenghua nhớ lại.
Ngã rẽ
Một ngày vào năm 2014, nhờ sự khích lệ của bạn bè, Sun Wei khi đó đã 24 tuổi quyết định đến đồn cảnh sát để nói ra câu chuyện mình bị bắt cóc. Chính quyền địa phương sau đó đối chiếu thông tin dữ liệu ADN, và tìm ra bố mẹ đẻ của chàng trai.
Tới ngày 14/10/2014, ông Sun Zhenghua cùng vợ bắt chuyến xe tới Thâm Quyến. Tại đồn cảnh sát, gia đình cuối cùng đã được đoàn tụ.
Ông Sun Zhenghua lao tới ôm cậu con trai mà khóc, trong khi vợ ông đứng lặng lẽ một bên lau nước mắt không ngừng rơi.
Bản thân Sun Wei cũng vô cùng sốc khi nhìn thấy bố mẹ đẻ. Chia sẻ với các phóng viên, anh thừa nhận cảm thấy rất bối rối, bởi bản thân đã được một gia đình khác nuôi suốt thời gian dài, và cuộc sống tương lai còn rất mông lung.
Cảnh sát thành phố Thâm Quyến cho hay rất hiếm đứa trẻ bị bắt cóc tự đi tìm lại bố mẹ đẻ, do phần lớn không còn ký ức về người thân. Trường hợp của Sun Wei là ngoại lệ.
Một nhân viên điều tra có đôi mắt diều hâu đã phát hiện ra bàn chân nhỏ bé qua kẽ nứt ở cầu thang trong một ngôi nhà ở ngoại ô New York, Mỹ.
" alt=""/>Chủ quan để con trai 4 tuổi tự đi bộ 800m, bố mẹ hối hận tìm suốt 20 nămTheo Reuters, lệnh mới sẽ cấm nhập khẩu dầu thô và các mặt hàng xăng dầu từ Nga tới các nước EU thông qua đường biển, nhưng miễn trừ đối với các nhiên liệu nhập khẩu qua mạng lưới đường ống dẫn.
Trong thông báo đăng tải trên Twitter cuối ngày họp thứ nhất của hội nghị thượng đỉnh quy tụ 27 nhà lãnh đạo các nước thành viên EU ở Brussels (Bỉ), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn mạnh, quyết định sẽ ngay lập tức được áp dụng với hơn 2/3 lượng dầu nhập khẩu từ Nga, nhằm "cắt giảm một nguồn cung tài chính khổng lồ" cho cuộc chiến của Moscow ở nước láng giềng và "gây áp lực tối đa" buộc họ phải chấm dứt chiến tranh. Quyết định sẽ khiến Nga mất 10 tỉ USD doanh thu xuất khẩu mỗi năm, theo tính toán của Bloomberg.
Hiện tại, 2/3 số dầu từ Nga đang chuyển giao cho các nước EU thông qua tàu biển và 1/3 còn lại thông qua đường ống Druzhba. Đến cuối năm nay, khi Ba Lan và Đức, vốn cũng kết nối vào đường ống cung ứng từ Nga, ngưng mua nhiên liệu từ xứ sở bạch dương, lệnh cấm mới bao trùm 90% tổng lượng dầu nhập khẩu từ mọi nguồn của liên minh. 10% còn lại sẽ tạm thời được miễn áp lệnh cấm vận để Hungary, quốc gia không giáp biển và đang phải nhập hầu hết dầu từ Nga qua đường ống, tiếp tục nhận được nguồn cung không thể dễ dàng thay thế.
Bước tiếp theo, các quan chức và các nhà ngoại giao EU sẽ phải nhất trí về các chi tiết kỹ thuật của lệnh cấm và các biện pháp trừng phạt cần phải được cả 27 nước thành viên chính thức phê duyệt. Ông Michel tiết lộ, các đại sứ của khối sẽ nhóm họp vào ngày 1/6 để bàn về vấn đề.
Các nhà phân tích cho rằng, một khi lệnh cấm chưa được triển khai, việc kinh doanh dầu mỏ, một trụ cột của nền kinh tế Nga sẽ chưa chịu nhiều tác động. Thực tế, sản lượng dầu của Nga đang cho thấy khả năng phục hồi khi các khách hàng ở châu Âu và những nước khác, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ đang chớp lấy cơ hội nhập khẩu nhiên liệu với mức chiết khấu cao, khoảng 30 USD/thùng đối với dầu thô Brent, tiêu chuẩn quốc tế.
Kpler, một công ty theo dõi vận chuyển xăng dầu ước tính, sản lượng dầu của Nga trong tháng 5 thực sự tăng khoảng 200.000 thùng/ngày so với tháng 4, lên mức 10,2 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, con số này thấp hơn khoảng 800.000 thùng/ngày so với mức của tháng 2, trước khi chiến sự bùng nổ ở Ukraine. Dẫu vậy, doanh thu của Nga, nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 thế giới, vẫn tăng do giá nhiên liệu leo thang, trong bối cảnh nguồn cung bị hạn chế và các nước đang tăng nhu cầu để phục vụ các hoạt động hồi phục kinh tế hậu đại dịch Covid-19.
Đài truyền hình quốc gia Nga dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov ngày 27/5 ước tính, nước này dự kiến sẽ tăng một nghìn tỷ Rúp (14,4 tỷ USD) doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt trong năm nay.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát nhận định, lượng dầu xuất xưởng của Nga tăng trở lại gần đây là do các nhà máy lọc dầu trong nước tăng sản lượng sau quá trình bảo trì thường xuyên và khi các khách hàng giảm bớt lo lắng khi thu mua nhiên liệu của họ.
Kpler dự đoán, lệnh cấm vận mới của EU có thể khiến sản lượng của Nga giảm thêm một triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 10%, khi nó chính thức có hiệu lực. Điều đó có thể sẽ góp phần dẫn đến sự suy thoái trên diện rộng trong ngành năng lượng của Nga trong những năm tới, khi các công ty kinh doanh dầu mỏ lớn rời khỏi đất nước và các lệnh trừng phạt khiến các doanh nghiệp Moscow không thể nhập khẩu công nghệ của phương Tây.
Ngoài ra, theo thời gian, việc mất châu Âu, điểm đến của hơn một nửa lượng dầu xuất khẩu của Nga, được tin sẽ giáng một đòn mạnh vào Nga. Moscow sẽ phải vật lộn tìm đủ khách hàng mới để lấp đầy khoảng trống, khi số lượng mua vào của Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa đủ lớn để thay thế.
Tuấn Anh
Ninja Van huy động thành công 578 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất, bao gồm một khoản đầu tư từ Alibaba, nâng giá trị lên hơn 1 tỷ USD. Vòng gọi vốn Series E giúp công ty có cả sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại như Geopost, B Capital, Hill Ventures và Zamrud.
Theo đồng sáng lập kiêm CEO Ninja Van Lai Chang Wen, chất lượng của các nhà đầu tư tham gia vòng gọi vốn này là dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường nhận ra tiềm năng của logistics thương mại điện tử Đông Nam Á. Ông cho biết Ninja Van được định vị để đóng vai trò trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.
Thành lập năm 2014, Ninja Van điều hành nền tảng trải dài các nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Startup tuyển dụng hơn 61.000 nhân viên và tài xế giao hàng, xử lý khoảng 2 triệu bưu kiện mỗi ngày.
Trong vòng gọi vốn trước đó vào tháng 5/2020, Ninja Van huy động được 279 triệu USD từ các nhà đầu tư, trong đó có Grab. Ông Kenny Ho, Giám đốc Đầu tư của Alibaba tại Đông Nam Á, tin tưởng vào tiềm năng của thương mại điện tử trong khu vực, đặc biệt là sức mạnh của dịch vụ logistics dựa trên công nghệ.
Các khách hàng của Ninja Van có Lazada và Shopee, nền tảng thương mại điện tử của Sea, Tokopedia. Theo nguồn tin của Bloomberg, Ninja Van sẽ tìm cách IPO vào năm sau. Nếu điều đó xảy ra, công ty sẽ đi theo bước chân của những người cùng ngành như JD Logistics, Full Truck Alliance, 58 Freight hay Lalamove.
Du Lam (Theo SCMP)
Các bộ xét nghiệm nhanh Covid-19 được Sở Công Thương gửi xuống doanh nghiệp, doanh nghiệp cấp phát miễn phí cho shipper.
" alt=""/>Ninja Van huy động thành công 578 triệu USD