Cuộc sống hiện đại khiến con người quay cuồng với công việc, với nỗi lo miếng cơm manh áo. Cũng vì thế mà chúng ta ít có thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân, quan tâm người thân, trò chuyện cùng bạn bè.
Bận rộn dường như trả trở thành căn bệnh trầm kha của thế giới. Dưới đây là chia sẻ của Omid Safi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hồi giáo của Đại học Duke về căn bệnh bận rộn.
Tình cờ gặp lại một người bạn cũ vài ngày trước, tôi lại gần hỏi han cô ấy xem giờ cô ấy đang làm gì, gia đình cô có khoẻ không. Cô ngước nhìn lên, hạ giọng nói như thầm thì: “Mình đang bận, thực sự rất bận và mình phải đi có việc bây giờ”.
Ngay sau đó, tôi lại gặp một người bạn khác và hỏi anh ấy xem dạo này thế nào. Và một lần nữa, vẫn giọng điệu ấy, câu trả lời ấy: “Mình đang bận, còn rất nhiều việc cần phải làm”.
Ảnh minh họa |
Những câu trả lời giống nhau, với giọng điệu mệt mỏi pha chút cáu gắt. Không chỉ có người lớn mới rơi vào tình trạng như vậy. Quay trở lại Bắc Carolina khoảng 10 năm về trước, gia đình tôi đã từng rất háo hức khi chuyển đến thành phố có hệ thống giáo dục tuyệt vời này. Xung quanh có cộng đồng, có hàng xóm. Mọi thứ đều tốt đẹp.
Sau khi quyết định định cư ở đây, tôi đã sang nhà hàng xóm để hỏi xem liệu có thể cho con gái nhà họ và con gái nhà tôi chơi với nhau được không. Người mẹ, một người rất thân thiện, mở điện thoại ra xem thời khoá biểu của con và nói rằng: “Con bé chỉ có 45 phút rảnh mỗi ngày, thời gian còn lại đã có lớp học thể dục dụng cụ, học đàn piano và luyện âm. Con bé rất bận”.
Thật khủng khiếp, thói quen bận rộn xuất hiện từ tuổi đời rất trẻ.
Vậy làm sao để kết thúc cuộc sống như vậy? Tại sao chúng ta bắt bản thân phải bận rộn? Tại sao bắt cả con trẻ bận rộn theo? Chúng ta đã quên rằng chúng ta là con người chứ không phải cỗ máy?
Trẻ nghịch đất, lấm bẩn là buồn tẻ? Thế nên vì quá yêu thương con cái nên chúng ta lập thời khoá biểu kín cả ngày cho chúng, khiến chúng căng thẳng và bận rộn như chúng ta?
Điều gì đã khiến thế giới thành ra như thế này, nơi mà những người yêu thương nhau, quan tâm nhau không thể bình thản ngồi lại với nhau, hỏi han nhau, chia sẻ những câu chuyện đời thường với nhau.
Làm cách nào mà chúng ta lại tạo ra một thế giới bận rộn đến vậy, quá nhiều việc để làm nhưng lại không có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, để hỏi han nhau, để… thở? Làm sao chúng ta có cuộc sống đúng nghĩa khi quá bận rộn đây?
Căn bệnh mang tên “bận rộn” chính là kẻ huỷ hoại sức khoẻ và hạnh phúc của chúng ta. Nó cản trở chúng ta dành thời gian bên gia đình và những người thân yêu, nó khiến chúng ta bị cô lập khỏi cộng đồng.
Từ những năm 1950, chúng ta đã phát minh ra nhiều máy móc, trang thiết bị mới với kỳ vọng khiến cuộc sống dễ dàng hơn, thuận tiện hơn và đơn giản hơn. Vâng, giờ thì chúng ta không có “tự do” hay thời gian rảnh như những thập kỷ trước.
Thậm chí một số người không thể phân biệt ranh giới giữa làm việc và ở nhà. Điện thoại thông minh và máy tính xách tay đã xoá bỏ sự phân chia văn phòng làm việc và nhà. Và khi những đứa trẻ lên giường đi ngủ, chúng ta lại lên mạng.
Mỗi ngày tôi nhận hàng núi email (thư điện tử). Và tôi vẫn chưa có ý tưởng gì để giải quyết chuyện này. Tôi đã thử nhiều biện pháp khác nhau như chỉ trả lời thư vào buổi tối, không trả lời thư vào cuối tuần, đề nghị mọi người đến trực tiếp để giải quyết thay vì gửi email.
Nhưng mọi thứ vẫn vậy, họ vẫn cứ gửi với số lượng không thể đếm xuể: email cá nhân, email công việc, vừa cá nhân vừa công việc. Ai cũng muốn nhận được ngay thư trả lời. Và tôi cũng rơi vào trạng thái “rất bận”.
Mỗi người mỗi cảnh. Rất nhiều người phải làm nhiều công việc khác nhau để nuôi sống gia đình vì đồng lương ít ỏi. 20% trẻ em đang sống trong cảnh nghèo đói, và rất nhiều ông bố bà mẹ phải làm những công việc có thu nhập rất thấp chỉ để có chiếc áo để mặc, có cơm ăn qua ngày. Tất cả đều tất bật.
Mô hình gia đình hạt nhân với một người kiếm tiền giờ đây không còn tồn tại nữa. Tình trạng của hầu hết các gia đình hiện nay là cả vợ và chồng đều ra ngoài làm việc kiếm tiền. Điều này không tốt chút nào. Và chúng ta cũng không nên sống kiểu như vậy.
Khi tôi hỏi “dạo này bạn thế nào” là tôi đang quan tâm thực sự và muốn biết về tình hình của bạn.Tôi không muốn biết có bao nhiêu việc phải làm trong lịch làm việc của bạn, cũng không muốn biết bạn còn bao nhiêu email cần phải trả lời trong hòm thư.
Tôi chỉ muốn biết bạn đang sống thế nào, bạn đang vui hay đang buồn. Hãy lắng nghe lòng mình, nghe trái tim mình lên tiếng.
Hãy nhớ rằng bạn là một con người chứ không phải cỗ máy làm việc. Bạn cần phải giao tiếp, kết nối với mọi người.
Ở trường đại học nơi tôi đang giảng dạy, rất nhiều sinh viên chọn cách sống “học chăm chỉ, chơi tới bến”. Đây có thể là một cách phản ánh lối sống của chúng ta và sự bận rộn của chúng ta.
Không có phép màu nào để giải quyết tình trạng này. Tất cả những gì tôi biết là chúng ta đang tự đánh mất quyền được sống đúng nghĩa là một con người.
Chúng ta cần thay đổi thái độ, cách nhìn về công việc, công nghệ. Chúng ta cần phải biết chúng ta muốn gì: một cuộc sống ý nghĩa, kết nối với cộng đồng và cân bằng giữa công việc và thư giãn.
Tôi muốn các con tôi được lấm bẩn, được chơi những trò được cho là ngu xuẩn, thậm chí là buồn tẻ để học cách trở thành một con người đúng nghĩa. Tôi muốn chúng ta sống chứ không phải tồn tại. Sống là khi chúng ta có thể dừng lại, nhìn vào mắt nhau, chạm vào nhau và hỏi thăm nhau.
Vậy làm thế nào để điều chỉnh cuộc sống của bạn ngay từ hôm nay? Nếu bạn nghe được câu trả lời “mình đang bận lắm”, hãy tiếp tục bằng câu “mình biết, bạn yêu. Tất cả chúng ta đều bận, nhưng mình muốn biết trái tìm bạn ra sao”.
Kim Minh (Theo Brightside)
" alt=""/>Sự thật ẩn sau câu nói 'Mình bận lắm'- "Sao em hứa với anh là đi thi The Voice, đi làm từ thiện... Bao nhiêu hoài bão ước mơ đang lên kế hoạch lại bỏ lại dang dở vậy sao em”, Tuấn Hưng đau xót bày tỏ khi hay tin "bản sao" Nguyễn Thành Đạt qua đời.