Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday Mua sắm mùa thu 2016 vừa được tổ chức hôm 30/9 vừa qua đã thu hút sự tham gia của trên 300 doanh nghiệp Thương mại điện tử (TMĐT) với trên 78.000 đầu sản phẩm và gần 800 chương trình khuyến mãi.
Online Friday Mua sắm mùa thu vừa qua ghi nhận hầu như không có sản phẩm hàng nhái, hàng giả các thương hiệu nổi tiếng.
Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn từ các doanh nghiệp quen thuộc trên thị trường như: Thế giới di động, Nguyễn Kim, Viễn Thông A, Lazada, Sendo, Tiki, FPT Shop, VietjetAir, Jetstar, Pico, Sài Gòn Co.op, Adayroi và hệ thống các trung tâm thương mại Vincom,…với mức giảm giá thực so với giá thị trường trung bình từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Thống kê trong 24h tổ chức cho thấy đã có khoảng hơn 5 triệu lượt khách hàng truy cập và xem sản phẩm trên website OnlineFriday.vn; hơn 13.000 lượt tải app Online Friday và tham gia quét mã nhận quyền mua của người tiêu dùng trong ngày Online Friday Mua sắm mùa thu.
Thống kê được từ 150/317 doanh nghiệp tham gia chương trình, ước tính tổng doanh thu của các doanh nghiệp đạt 203 tỷ đồng với số đơn hàng khoảng 160.000 đơn. Các mặt hàng bán chạy tập trung chủ yếu vào thiết bị điện tử, thời trang, đồ gia dụng và dịch vụ du lịch (vé máy bay). Doanh số của các doanh nghiệp tăng trung bình 1,8 lần so với ngày bình thường.
" alt=""/>Khuyến mãi ảo, 15 doanh nghiệp bị dán nhãn cảnh báo trong Online Friday 2016Thành lập cuối năm 2011, startup công nghệ mWork của Tổng Giám đốc Trần Anh Dũng được biết là doanh nghiệp cung cấp nền tảng tiếp thị liên kết giúp cho các nhà phát hành ứng dụng game, nội dung số tại Việt Nam kết nối hàng triệu người dùng.
Bốn năm sau, tháng 8/2015, mWork đã đổi tên thành MOG và hiện "tham chiến" ở hàng loạt lĩnh vực như quảng cáo online, thanh toán điện tử, ví điện tử, tiện ích di động, game, kết nối bán lẻ với số lượng nhân viên đến nay vượt trên con số 300.
Chọn lĩnh vực vừa sức, đừng đối đầu với người khổng lồ
Để có được như hôm nay, MOG của anh đã trải qua hành trình khởi nghiệp ra sao?
Thời điểm năm 2011 khi tôi còn làm tại Tinh Vân, thị trường dịch vụ giá trị gia tăng mobile Internet, mobile game bắt đầu nở rộ, smartphone dần xuất hiện nhiều hơn thay thế điện thoại phổ thông và thị phần Nokia chiếm tới trên 70%. Trong khi người dùng đang rất “khát” những game có nội dung chất lượng để chơi thì Google Play và Apple Store chưa phát triển, nhiều doanh nghiệp loay hoay tìm nguồn phân phối game để tiếp cận người dùng.
“Vậy tại sao không mở công ty trung gian phân phối game?”, trả lời cho câu hỏi đó, mWork (tên gọi trước đây của MOG – PV) đã ra đời.
Ban đầu mWork có 5 người. Tôi và một người nữa là đồng sáng lập, còn lại 3 người phụ trách về kinh doanh, kế toán và phụ trách mua hàng.
Đầu năm 2012 nghỉ hẳn công việc tại Tinh Vân, tôi cùng cộng sự lao vào phát triển dịch vụ, phát triển mạng lưới khắp nơi, kể cả các cửa hàng di động có Facebook, website, xây dựng tỷ lệ ăn chia hợp lý cho mạng lưới phân phối.
May mắn là mWork khởi nghiệp thuận lợi. Ngay tháng đầu tiên đã có lãi và các tháng đều tăng trưởng. Dù phải cạnh tranh trực tiếp với Google AdMob nhưng nền tảng của mWork đã tạo ra sức hút lớn do tạo lợi nhuận tốt hơn cho nhà sản xuất game, nhiều người sẵn sàng rời bỏ nền tảng của Google, nhiều game studio đã tự tìm đến để đặt vấn đề hợp tác với chúng tôi.
Từ năm 2012 đến hết 2015, không có quý nào chúng tôi bị giảm so với quý trước. Có tháng lên tới 100 – 200%, lượt tải vào những tháng cao điểm lên đến con số 20 triệu.
Yếutốnàođã giúp mWork “bắn trúng đích” ngay từ viên đạn đầu tiên?
Tôi cho rằng mWork đã lựa chọn mô hình đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, giải đúng miếng ghép thị trường thời điểm khi đó đang cần. Ngoài ra đó cũng là sự may mắn và hội tụ đủ yếu tố thiên thời địa lợi.
Chúng tôi có đội ngũ nhân sự mạnh đảm nhận các vị trí cốt lõi, nguồn game phân phối chất lượng và dồi dào. MOG chỉ lựa chọn game thuộc top của thị trường độ hấp dẫn cao, tiềm năng, có vòng đời dài và khả năng đạt doanh thu lớn.
Thậm chí chúng tôi đặt ra chỉ tiêu 80% game chất lượng của các nhà sản xuất lớn trên thị trường phải có trên mạng lưới của mWork.
Vậy có thời điểm nào mWork đã phải đứng trước khó khăn tưởng chừng khó vượt qua?
Đang trên đà phát triển, đến năm 2014 thì smartphone, đặc biệt là máy Android Trung Quốc ồ ạt đổ vào Việt Nam, thị phần Android chiếm trên 50% đã đẩy thị phần Nokia nhanh chóng sụt giảm, thói quen người dùng cũng thay đổi khi tin vào việc tải từ Google Play hơn, trong khi thế mạnh của mWork lại là lượng người dùng tải từ traffic bên ngoài.
Làn sóng đó đã buộc chúng tôi không còn con đường nào khác phải sớm thay đổi để thích nghi. Đây là thực tế dẫn đến câu chuyện về sự dịch chuyển của mWork thành MOG năm 2015 với nhiều mảng thanh toán điện tử, ví điện tử, tiện ích di động, game…
Tôi nói thật, startup ở Việt Nam để làm được cái gọi là “Big Thing” như mạng xã hội, OTT… rất khó, chưa đủ tầm. Bởi những lĩnh vực đó các doanh nghiệp lớn trên thế giới và Việt Nam họ làm hết rồi. Câu chuyện còn lại chỉ là có thể đưa mô hình sáng tạo về Việt Nam áp dụng khôn ngoan và bản địa hóa tốt mà thôi.
Phải cố gắng tiếp tục “khởi nghiệp”, tìm cơ hội ở những thị trường ngách, chọn lĩnh vực là thế mạnh và đưa yếu tố sáng tạo vào đó để tồn tại. Chứ tính làm lớn trong khi nguồn lực và vốn hạn chế thì kiểu gì cũng thua.
Ví dụ với 1Pay, chúng tôi tập trung chủ yếu cung cấp cho ngành game, nội dung số chứ chưa phải là thương mại điện tử, do chúng tôi hiểu thị trường game hơn.
Hoặc các mô hình toàn cầu như của Google, Facebook… họ thường giải bài toán chung và trong đó vẫn còn có những miếng ghép bỏ ngỏ để doanh nghiệp nội địa hợp tác. Đấy là ngách để MOG tồn tại.
Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: không đối đầu mà quan hệ cộng sinh với doanh nghiệp lớn. Ví dụ với nền tảng Marketing Automation AdCoffee.io của MOG, toàn bộ quảng cáo của doanh nghiệp vẫn chạy trên nền tảng Facebook, công nghệ của chúng tôi giúp cho việc chạy quảng cáo trên Facebook được tối ưu và hiệu quả cao nhất.
Hiện chúng tôi đang đẩy mạnh phát triển nền tảng Marketing Automation để có thể vươn lên số 1 tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á. Còn một số lĩnh vực khác cũng đang làm nhưng phải sang năm 2017 mới có thể công bố.
Trước sự thay đổi chóng mặt của thị trường Internet, đâu lànhững yếu tố đãgiúp cho MOG đứng vững?
" alt=""/>CEO MOG Trần Anh Dũng: Thị trường công nghệ không có chỗ cho startup “sống ảo”
Yaiba
" alt=""/>Nổi da gà với truyện tranh Cô bé quàng khăn đỏ phiên bản kinh dị