Kỳ tài lộ diện tập 2: Lộ diện 'Nam thần làng xiếc' đẹp trai,, 6 múi khiến khán giả mê mẩn
- 'Hotboy làng xiếc' sinh năm 1991 gây ấn tượng đặc biệt với khán giả về khả năng trình diễn,ỳtàilộdiệntậpLộdiệnNamthầnlàngxiếcđẹptraimúikhiếnkhángiảmêmẩlịch thi đấu c1 vòng 1 8 hình thể đẹp và gương mặt điển trai trong gameshow đầu tiên về xiếc ở Việt Nam.
Ca sĩ Tóc Tiên giàu tới mức độ nào?(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Lazio, 0h00 ngày 20/1: Cơ hội của đội chủ nhà
- - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định với Góc nhìn thẳng, mỗi lần đổi mới thi THPT, xét tuyển ĐH-CĐ, thí sinh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, bớt áp lực hơn.
Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng
Năm 2017 là năm thứ 3 Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2 trong 1, vừa kết hợp làm căn cứ xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ xét tuyển Đại học và Cao Đẳng.
Và phương án tổ chức kỳ thi này năm 2017 vừa được Bộ họp báo công bố chiều qua, 28/9 với nhiều nội dung thay đổi so với kỳ trước. Và thông tin từ họp báo cũng cho thấy, việc tổ chức kỳ thi quan trọng này sẽ tiếp tục còn cải cách nữa.
Để tìm hiểu sâu về công tác này, chuyên mục Góc nhìn thẳng VietNamNet có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga về vấn đề này.
Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:
" alt="Thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017: Mỗi lần đổi mới thi, thí sinh sẽ bớt áp lực hơn" /> - Sáng nay, chương trình Trao đổi học sinh, sinh viên của Mỹ (SEVP) đã công bố những thay đổi mới đối với visa dành cho sinh viên quốc tế dự định tham gia các lớp học trực tuyến cho học kỳ mùa thu năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Những thay đổi đáng kể nhất cho kì học mùa thu bao gồm từ chối cấp thị thực cho học sinh, sinh viên theo học các chương trình trực tuyến hoàn toàn. Sinh viên quốc tế học trực tuyến hoàn toàn phải rời khỏi Mỹ hoặc thực hiện các biện pháp khác, chẳng hạn như chuyển đến trường có lớp học trực tiếp.
Chính sách visa mới này hiện đang đặt ra bài toán khó cho nhiều bậc phụ huynh lẫn du học sinh Việt.
Giang Nguyễn, du học sinh tại trường Bryn Mawr (bang Pennsylvania) cho hay: "Du học sinh đã về Việt Nam sẽ phải lựa chọn giữa việc quay lại Mỹ và đối mặt với dịch bệnh, hoặc là ở lại Việt Nam học trực tuyến nhưng không đảm bảo được chất lượng do nhiều yếu tố như lệch múi giờ.
Mặt khác, những du học sinh đang mắc kẹt tại Mỹ và theo học những chương trình trực tuyến cho kỳ học mùa thu sẽ buộc phải quay về Việt Nam trong khi chưa có chuyến bay thương mại giữa hai nước. Nếu không thể về nước, những học sinh này sẽ bị coi là cư trú bất hợp pháp và có nguy cơ phải rời khỏi nước Mỹ".
Đi hay ở trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh: www.businessinsider.com Một số du học sinh khác thì đang cân nhắc lựa chọn gap year (nghỉ một năm hay một học kì) trước chính sách visa mới này. Tuy nhiên, du học sinh như Giang Nguyễn sớm nhận ra những học sinh gap year có nguy cơ bị cắt giảm hỗ trợ tài chính cho năm học sau, hoặc ảnh hưởng đến tiến độ, hay quá trình sắp xếp lịch học của những năm tiếp theo.
Trong khi đó, một du học sinh Việt ở Tennesse lo ngại: "Với những trường có cả các lớp trực tuyến lẫn trực tiếp (hybrid), việc các du học sinh phải quay lại Mỹ là điều đương nhiên để duy trì visa F-1. Nếu không sang, sẽ bị xóa khỏi hệ thống danh sách sinh viên. Khi xin lại visa sẽ phải làm lại các thủ tục như cấp i-20 rất mất thời gian và rắc rối".
Bên cạnh đó, du học sinh này cũng lo ngại việc nhiều sinh viên ở khắp nơi trên thế giới quay lại Mỹ có thể khiến gia tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi họ di chuyển và học ở trường.
Chỉ 8% trường học online hoàn toàn
Hôm thứ Hai, Đại học Havard thông báo chỉ tổ chức các lớp học trực tuyến cho năm học tới, cho đến mùa xuân năm 2021.
Nhiều trường đại học và cao đẳng khác trên khắp nước Mỹ, trong đó có hệ thống Đại học bang California cũng đã hủy các lớp học trực tiếp, chỉ triển khai các khóa học trực tuyến cho kỳ học mùa thu năm 2020.
Tuy nhiên, theo Business Insider, chỉ 8% số trường tổ chức học trực tuyến hoàn toàn. 60% đang lên kế hoạch cho các lớp học trực tiếp, trong khi đó nhiều trường khác vẫn đang xem xét việc kết hợp giữa các lớp trực tuyến và trực tiếp.
Trên các nhóm diễn đàn, một số phụ huynh cho rằng cần phải hết sức bình tĩnh, vì cũng có thể sẽ có những điều chỉnh trong những ngày tới.
Mai Nguyễn
Du học sinh Việt “ngủ qua cơn đói” do mắc kẹt tại Nhật
Để tránh phải tiêu tiền, Nguyễn Văn Bảo, du học sinh tại Nhật Bản đã ngủ nhiều hơn và chỉ ăn hai bữa một ngày do đang nợ tiền nhà, việc làm thêm cũng mất vì Covid-19.
" alt="Du học sinh Việt lo lắng với chính sách visa mới của Mỹ" /> - - Ngày 7/11, Ủy ban ANGT Quốc gia, Bộ GD-ĐT cùng Công ty CP Tập đoàn Giáo dục Egame phát động cuộc thi “Giao thông học đường” toàn quốc lần thứ II năm học 2016 – 2017.
Đại diện ban tổ chức thông tin về cuộc thi. Cuộc thi “Giao thông học đường” này nhằm góp phần giáo dục kiến thức, kỹ năng, văn hóa ứng xử cho học sinh khi tham gia giao thông, giúp các em tiếp cận với các kiến thức về ATGT một cách gần gũi, tự nhiên theo một hình thức tuyên truyền mới, nhẹ nhàng và hấp dẫn. Đồng thời tạo điều kiện để các học sinh tiếp cận bộ đề thi lý thuyết giấy phép lái xe hạng A1.
Bộ đề thi được chia theo từng cấp học với nhiều hình thức thể hiện phong phú: dạng chữ, ảnh, 3D,... Nội dung câu hỏi bám sát vào các tình huống giao thông thường gặp trong đời sống, trở thành những hướng dẫn, những bài học bổ ích. Qua đó, giúp học sinh nhận biết các tình huống giao thông nguy hiểm và có các kỹ năng phòng tránh tai nạn, dần hình thành văn hóa khi tham gia giao thông.
Cuộc thi sẽ được tổ chức dưới hình thức trắc nghiệm với đối tượng dự thi là các em học sinh THCS, THPT trên toàn quốc.
Thí sinh có thể tạo tài khoản và dự thi online trên website http://giaothonghocduong.com.vn. Mỗi thí sinh chỉ được tạo một tài khoản dự thi duy nhất.
Cuộc thi được triển khai rộng khắp trong cả nước từ ngày 7/11/2016 đến tháng 4/2017 với 3 vòng thi: cấp trường (từ 7/11/2016 đến 26/2/2017), cấp tỉnh/thành phố (từ 27/2/2017 đến 27/3/2017) và vòng chung kết toàn quốc vào tháng 4/2017.
Sau 10 tuần thi, mỗi trường sẽ chọn 1 thí sinh có điểm thi cao nhất để tham gia vòng thi cấp tỉnh/thành phố.
Đối với vòng thi cấp tỉnh/thành phố, mỗi thí sinh sẽ được thi 1 lần duy nhất. Mỗi tỉnh sẽ chọn 1 em đạt giải Nhất mỗi cấp để tham gia vòng chung kết toàn quốc tại Hà Nội. Riêng các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng mỗi thành phố sẽ chọn 2 thí sinh đạt giải cao nhất mỗi cấp tham gia vòng toàn quốc.
Cơ cấu giải thưởng tính theo từng cấp học cụ thể như sau:
Ở vòng thi cấp trường: 7 giải/tuần, mỗi giải trị giá 300 nghìn đồng.
Ở vòng thi cấp tỉnh/thành phố: giải Nhất, Nhì, Ba lần lượt mỗi giải trị giá 1 triệu đồng, 500 nghìn đồng và 300 nghìn đồng.
Ở vòng thi cấp toàn quốc sẽ có 1 Giải Đặc biệt trị giá 10 triệu đồng; 2 giải Nhất, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng; 3 giải Nhì, mỗi giải trị giá 3 triệu đồng và 5 giải Ba, mỗi giải trị giá 2 triệu đồng.
Ngoài ra, ban tổ chức cũng sẽ trao 20 giải tập thể đồng hạng cho 20 tập thể gồm trường, Sở GD-ĐT và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố. Mỗi giải trị giá 2 triệu đồng.
Để biết thêm thông tin chi tiết về cuộc thi, thể lệ, giải thưởng, công bố kết quả,… độc giả truy cập website http://giaothonghocduong.com.vn.
Thanh Hùng
" alt="Nhiều giải thưởng cho học sinh thi giao thông học đường qua mạng" /> Tại Trung tâm Hành chính công thành phố tất cả người dân đều được hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến. Ảnh: X.S. Có rất nhiều người dân khi đến Trung tâm Hành chính công thành phố Tam Kỳ đã được tuyên truyền và hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến bằng điện thoại thông minh hoặc trên máy vi tính.
Vừa qua, chị Nguyễn Thị Thanh Thúy ở phường An Phú đã nộp hồ sơ trực tuyến xin cấp phép xây dựng nhà, chị được cán bộ tại Trung tâm Hành chính công hướng dẫn tạo lập tài khoản nộp hồ sơ.
Vài ngày sau, chị Thúy đã có thể ở nhà kiểm tra tình trạng hồ sơ ngay trên điện thoại, nếu có bổ sung hồ sơ thì chị chỉ cần sao chụp giấy tờ và nộp qua tài khoản đã đăng ký, mà không cần phải đến Trung tâm Hành chính công lần nữa.
Với những tiện ích của dịch vụ công trực tuyến hiện nay, người dân có thể ở nhà và đăng ký nộp hồ sơ qua tài khoản điện tử.
Chị Nguyễn Thị Thu ở xã Tam Thăng sau khi được cán bộ xã hướng dẫn đã ở nhà sử dụng máy vi tính và căn cước công dân để đăng nhập nộp hồ sơ trực tuyến lên hệ thống dịch vụ công của tỉnh xin xác nhận tình trạng hôn nhân. Sau đó, chị chỉ đợi thông báo trả kết quả.
“Do bận công việc ở cơ sở dạy mầm non nên tôi không thể đến cơ quan nhà nước vào giờ hành chính để thực hiện thủ tục. Do đó khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến thì tôi thấy rất tiện lợi, ở nhà cũng có thể nộp hồ sơ. Và cái tiện lợi nữa là khi nào xong hồ sơ thì hệ thống sẽ báo qua số điện thoại, qua tài khoản điện tử của tôi và tôi có thể yêu cầu dịch vụ trao kết quả về tận nhà” - chị Thu cho biết.
Hiện nay, từ thành phố đến xã phường ở Tam Kỳ đều có đội thanh niên xung kích phối hợp với đội ngũ cán bộ, công chức, tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến ngay tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả dịch vụ công, thậm chí hỗ trợ người dân tận nhà.
Với những nỗ lực trên, tỷ lệ phát sinh hồ sơ dịch vụ công trực tuyến của Tam Kỳ ngày càng tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2023 thành phố đã tiếp nhận 7.342 hồ sơ trực tuyến, tỷ lệ 45,23% so với tổng số hồ sơ đã tiếp nhận.
Riêng tháng 7/2023, số hồ sơ trực tuyến chiếm tỷ lệ 81,96%. Mục tiêu của thành phố là đến năm 2024, người dân sẽ sử dụng 100% thủ tục hành chính trực tuyến.
Ông Bùi Ngọc Ảnh - Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ cho biết: “Kể từ ngày 1/7/2023 toàn bộ dịch vụ công tiếp nhận tại Trung tâm Hành chính công thành phố được thực hiện trực tuyến. Và sau năm 2024 thành phố sẽ không tiếp nhận tại Trung tâm Hành chính công mà người dân sẽ nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công Quốc gia cũng như Cổng dịch vụ công của tỉnh Quảng Nam.
Và chúng tôi phấn đấu 100% người dân có điện thoại thông minh đều cài đặt VNeID mức 2. Chúng tôi sẽ gửi đến từng người dân các bước để thực hiện thao tác dịch vụ công trực tuyến toàn trình và gắn với mỗi cá nhân là một mã đăng ký trực tuyến để người dân chủ động thực hiện các yêu cầu thủ tục hành chính cũng như tất cả các nội dung người dân kiến nghị, phản ánh”.
Theo Thanh Xuân - Quang Sơn(Báo Quảng Nam)
" alt="Tam Kỳ đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến" />- Cho rằng kết quả đấu thầu gói cung cấp thiết bị dạy học ngoại ngữ cho các trường THPT và THCS chưa công bằng, minh bạch, một doanh nghiệp đã làm đơn khởi kiện giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An ra tòa.
Sáng ngày 9/11, thông tin từ Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An cho biết ông Nguyễn Anh Ngọc, giám đốc Công ty liên danh nhà thầu Anh Đức - Sao Mai (là 1 trong 5 đơn vị tham gia đấu thầu) khởi kiện bà Nguyễn Thị Kim Chi, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An (chủ đầu tư).
Ông Nguyễn Anh Ngọc đại diện cho nhà thầu Anh Đức - Sao Mai khởi kiện giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An ra tòa
Cố tình "đánh bật" nhà thầu trong tỉnh?
Theo đơn khởi kiện, liên danh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai (trụ sở tại TP. Vinh) là một trong 4 doanh nghiệp tham gia gói thầu số 01 (ký hiệu 01NN/2016): Mua sắm trang thiết bị dạy, học ngoại ngữ chuyên dụng cho các trường THPT, THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Sở GD-ĐT Nghệ An làm chủ đầu tư.
Ở gói thầu cung cấp thiết bị này, chủ đầu tư đưa ra giá gần 7,5 tỷ đồng. Đơn vị trúng thầu là Công ty CP thiết bị giáo dục Hải Hà (trụ sở tại Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) giá trị 7.421.625.000 đồng. Trong khi đó, liên danh nhà thầu Anh Đức - Sao Mai bỏ thầu thấp hơn 120 triệu đồng.
Ở gói thầu khác, gói thầu số 03, cung cấp thiết bị dạy học cho bậc Tiểu học (ký hiệu 03NN/2016) cũng do Sở này làm chủ đầu tư, đơn vị vị trúng thầy là Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Trần Vũ (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) là 3.390.442.000 đồng. Trong khi đó, nhà thầu Anh Đức - Sao Mai bỏ thầu thấp hơn giá trị 360 triệu đồng (làm tròn số).
Cả hai gói thầu số 01 và 03, nhà thầu Anh Đức - Sao Mai đều bị chủ đầu tư "đánh bật" với cùng một lý do.
Đó là ''Hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu không hợp lệ vì liên danh số 01/2016/TTLD.AĐ – SM ký ngày 14/09/2016 giữa Công ty TNHH Kỹ thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức với Công ty Cổ phần Giải pháp Thiết bị Sao Mai không hợp lệ. Trong hợp đồng liên danh, Liên danh Nhà thầu ủy quyền cho Công ty TNHH Kỹ Thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức chịu trách nhiệm thay mặt liên danh ký kết hợp đồng là trái với yêu cầu tại Mẫu số 3, Chương IV của HSMT và không phù hợp với quy định tại điều 65 của Luật đấu thầu” – văn bản thông báo của Sở GD-ĐT Nghệ An do bà Nguyễn Thị Kim Chi ký nêu rõ.
Cả hai gói thấu số 01 và 03 của nhà thầu Anh Đức - Sao Mai bị loại đều chung một lý do
Đơn vị khởi kiện cho rằng, thỏa thuận liên danh số 01/2016/TTLD.AĐ – SM ngày 14/09/2016 giữa Anh Đức - Sao Mai là căn cứ vào Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội. Vì vậy, nếu có điều nào chưa phù hợp thì các bên sẽ lấy Luật Đấu thầu làm căn cứ.
Còn tại căn cứ Mẫu số 03, Chương IV ban hành theo HSMT của chủ đầu tư có chú thích rằng ''Có thể căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu để sửa đổi thỏa thuận liên danh cho phù hợp''.
Tuy nhiên, từ khi mở hồ sơ dự thầu, chủ đầu tư không có văn bản nào thông báo cho doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung sai sót này cho phù hợp...
Ngân sách thất thoát
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Anh Ngọc (đơn vị khởi kiện) cho biết “Chúng tôi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của Sở GD-ĐT Nghệ An, theo đúng quy định pháp luật về Luật Đấu thầu, như: Chứng minh đầy đủ kinh nghiệm, năng lực để thực hiện gói thầu và đã đưa ra giá thấp nhất, có lợi nhất cho Nhà nước”.
Bà Nguyễn Thị Kim Chi, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An
Ông Ngọc cho rằng ''Chủ đầu tư không công bằng trong chấm thầu, cố tình loại bỏ liên danh của chúng tôi. Việc này sẽ gây thất thoát hàng trăm triệu đồng ngân sách''.
Chiều ngày 9/11, bà Nguyễn Thị Kim Chi, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An, cho biết vụ việc trên đang được cơ quan tiếp nhận và xử lý. “Trong trường hợp, doanh nghiệp khởi kiện ra Tòa án, chúng tôi tôn trọng và chờ kết quả phán quyết từ Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An”.