Chỉ còn hơn một tuần nữa là Apple sẽ chính thức giới thiệu thế hệ iPhone mới. Và trong sự kiện đặc biệt này của hãng,ộgiábániPhonemớitạiTrungQuốciPhoneXsẽcógiácaongấtngưởngtrêntriệuđồtin ngắn một chiếc iPhone đặc biệt sẽ được trình làng (được cho là iPhone 8, hay iPhone X) bên cạnh bộ đôi iPhone 7s/7s Plus theo như truyền thống.
Sau những rò rỉ về thiết kế và cấu hình, thì mới đây giá bán của chúng cũng đã xuất hiện trên các trang mạng xã hội. Theo nguồn tin này, iPhone 7s/7s Plus sẽ có ba phiên bản 32/128/256 GB. Trong đó iPhone X (phiên bản iPhone đặc biệt) sẽ chỉ bán ra với 2 tuỳ chọn bộ nhớ 128 GB và 256 GB.
Từ hình ảnh này, chúng ta thấy phiên bản iPhone có giá thành thấp nhất là chiếc iPhone 7s với bộ nhớ trong 32 GB. Nó có mức giá 5388 tệ, quy đổi ra tiền Việt sẽ là khoảng 18,6 triệu đồng. Trong khi đó, nếu bạn muốn chọn mua iPhone 7s Plus phiên bản rẻ nhất, bạn sẽ phải ỏ ra một khoản tiền là 6388 tệ, tương đương 22,1 triệu đồng.
Giá bán của bộ đôi iPhone 7s/7s Plus có vẻ không mấy đáng ngại, vì từ trước đến nay những thiết bị iPhone mới ra mắt đều có khoảng giá tương đương khi về tới thị trường Việt Nam.
Với phiên bản iPhone đặc biệt được đồn là iPhone 8 hoặc iPhone X, tuỳ chọn rẻ nhất với 128 GB bộ nhớ trong sẽ có giá 8188 tệ, tương đương 28,3 triệu đồng. Và nếu như bạn có điều kiện thì hãy chọn lên bản cao nhất 256 GB vì giá chỉ chênh khoảng 3 triệu mà thôi.
Nhắc lại về iPhone 8 (hay còn gọi là iPhone X), đây sẽ là thiết bị iPhone thay đổi nhiều nhất so với các thế hệ iPhone cũ kể từ iPhone 6. Chúng ta sẽ có một chiếc iPhone màn hình OLED được tối ưu để có diện tích hiển thị lớn nhất. Ngoài ra, nó cũng sẽ được trang bị những công nghệ mới như quét khuôn mặt 3D với tốc độ nhanh chóng mặt, chỉ “một phần triệu giây”.
Với những gì mà Apple trang bị thì đây quả thực là một chiếc iPhone rất đáng để chờ đợi. Hãy đợi đến ngày ra mắt chính thức tới đây tại sự kiện diễn ra vào ngày 12/9, khi đó mọi thứ sẽ được làm sáng tỏ và chúng ta sẽ biết được liệu nó có xứng đáng với mức giá trên trời đó hay không.
Hầu hết các ý kiến thống nhất cho rằng giáo viên đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, nên việc xây dựng đội ngũ giáo viên đạt yêu cầu về chất lượng và đảm bảo đủ số lượng là cần thiết.
Bên cạnh đó, để cải tiến chương trình học hiện nay, cần gắn việc dạy ngoại ngữ với các môn học khác để tạo hứng thú cho học sinh.
Về cải tiến chương trình, học liệu, bà Bùi Hiền Thục, Giám đốc Công ty Giáo dục Việt Úc cho rằng việc dạy ngoại ngữ cần gắn với các môn học, môn chuyên ngành nhằm tạo hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh. Bà cũng đề xuất mô hình dạy Tiếng Anh - Toán, Tiếng Anh - Thể dục - Âm nhạc hiện đang được áp dụng tại một số trường phổ thông...
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao giải pháp mà các đại biểu đã đưa ra nhằm “hiến kế” cho việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Ông Nhạ lưu ý đến việc chuẩn hóa chương trình, học liệu và tính thiết thực của việc dạy học Tiếng Anh.
Theo ông Nhạ, hiện nay, các chương trình, học liệu học Tiếng Anh tại Việt Nam rất đa dạng, nhưng cần có một chương trình chuẩn hóa, thiết thực, tránh hàn lâm để học sinh dễ tiếp cận, không phải đọc nhiều sách, phụ huynh không phải mua nhiều sách, gây lãng phí. Chương trình này phải tương đối phổ biến và cố gắng số hóa để các trường khu vực vùng sâu, vùng xa, thiếu giáo viên dạy ngoại ngữ đạt chuẩn vẫn có thể tiếp cận được.
Việc dạy và học ngoại ngữ cần phải thiết thực, ứng dụng, coi ngoại ngữ là công cụ để giao tiếp, học thực chất, tránh tình trạng học đối phó, học vì bằng cấp, chứng chỉ. Cần xây dựng một cộng đồng nói tiếng Anh, khơi dậy một môi trường mà mọi người thích nói Tiếng Anh, thích đọc Tiếng Anh, một xã hội học tập, tạo thành phong trào sâu rộng, người biết nhiều dạy cho người biết ít, không chỉ với học sinh, sinh viên mà cả người trưởng thành, toàn dân đều có thể học ngoại ngữ.
Các trường đại học, nhất là các trường đại học công nghệ có thể nhập chương trình của nước ngoài bằng tiếng Anh về giảng dạy và tổ chức các buổi sinh hoạt, thảo luận bằng Tiếng Anh. Có thể đưa một số môn học như Toán, Khoa học Tự nhiên vào giảng dạy bằng Tiếng Anh trong nhà trường. Qua đó, tăng tính hiệu quả của việc học ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, mục tiêu học ngoại ngữ của mỗi người khác nhau nên cần đa dạng hóa các mô hình giảng dạy theo hướng, các trường phổ thông dạy nội dung cơ bản, mang tính ứng dụng thực tiễn cao. Những học sinh có nhu cầu sử dụng ngoại ngữ trong học tập, nghiên cứu hoặc đi du học có thể tìm đến các trung tâm đào tạo chuyên sâu ngoài nhà trường.
Về vấn đề khảo thí, ông Nhạ nhấn mạnh Bộ GD-ĐT sẽ xem xét việc xây dựng trung tâm khảo thí độc lập, uy tín, có thể mời các tổ chức kiểm định quốc tế có kinh nghiệm để đánh giá chất lượng của các trung tâm giảng dạy ngoại ngữ tại Việt Nam hiện nay, đảm bảo khách quan, không để thả nổi, buông lỏng chất lượng. Các trung tâm đều phải kiểm định và được xếp hạng khi tham gia hoạt động giảng dạy.
Bộ GD-ĐT cũng đang xem xét các giải pháp đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Giáo viên phải được chuẩn hóa, bồi dưỡng đào tạo theo thực tế, phù hợp theo yêu cầu của từng cấp học. Đổi mới phương thức bồi dưỡng giáo viên bằng công nghệ, giảm cách bồi dưỡng truyền thống không thiết thực. Đồng thời tăng cường xã hội hóa, tạo động lực cho giáo viên tự học để nâng cao kiến thức.
“Tất cả các giải pháp đặt ra đều hướng đến mục đích cuối cùng là tạo môi trường tốt nhất cho việc dạy và học ngoại ngữ đạt hiệu quả. Nếu thế hệ trẻ có được kỹ năng Tiếng Anh cùng kiến thức công nghệ thông tin vững chắc thì chắc chắn sẽ hiện thực hóa được rất nhiều khát vọng.
Chúng ta sẽ làm được nếu thực hiện tốt ngay từ bây giờ. Để trong 20 năm tới, khi Tiếng Anh tốt, công nghệ thông tin mạnh thì chắc chắn nền giáo dục sẽ thay đổi” - ông Nhạ nói.
Thanh Hùng
Đề xuất tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam: "Trước sau gì cũng phải thực hiện"
Trước đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam, GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay bản thân hoàn toàn ủng hộ khi cho rằng đây là việc trước sau gì cũng xảy ra và phải thực hiện.
" alt="Bộ trưởng Giáo dục: “Cần xây dựng một cộng đồng nói tiếng Anh”"/>
Cảnh Đức Trấn được mệnh danh là thánh địa gốm sứ của Trung Quốc bên cạnh Tuyền Châu (Phúc Kiến) và Phật Sơn (Quảng Đông). Gốm được sản xuất ở đây từ cách đây khoảng 2.000 năm, sứ được sản xuất cách đây hơn 1.600 năm (thời Đông Tấn).
Một viên quan thời Minh tên là Vương Thế Mậu (王世懋) đã từng mô tả cảnh tượng phồn thịnh, tấp nập của Cảnh Đức Trấn như sau: "Mất ngủ suốt đêm vì âm thanh ầm ầm của hàng vạn chiếc cối giã đất, vì ánh lửa lò chiếu sáng rực cả bầu trời ở nơi được mệnh danh là ngôi trấn sấm động quanh năm này."
Học viện gốm sứ Cảnh Đức Trấn tọa lạc tại "thủ đô sứ ngàn năm tuổi" Cảnh Đức Trấn. Ảnh: JCI.
Học viện từng trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ Trung Quốc trước khi chuyển sang chịu sự quản lý của chính quyền tỉnh Quảng Tây.
Học viện gốm sứ Cảnh Đức Trấn là trường đại học đa ngành duy nhất có trình độ đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ chuyên về gốm sứ trên thế giới. Đây là 1 trong 31 trường đại học nghệ thuật độc lập đầu tiên thành lập ở Trung Quốc, 1 trong 94 trường cao đẳng và đại học đủ điều kiện tuyển sinh sinh viên quốc tế nhận học bổng của chính phủ Trung Quốc.
Học viện gốm sứ Cảnh Đức Trấn đã trở thành cơ sở giáo dục quan trọng của quốc gia và thậm chí trên toàn thế giới về đào tạo tài năng gốm sứ, đổi mới công nghệ gốm sứ và trao đổi văn hóa nghệ thuật gốm sứ.
Tiềm lực hùng hậu
Trường hiện nay đào tạo 3 ngành Tiến sĩ, 13 ngành Thạc sĩ và 59 ngành cử nhân. Học viện đào tạo chú ý đến sự kết hợp giữa nghệ thuật và công nghiệp, làm nổi bật những ưu điểm của nghệ thuật thiết kế và kỹ thuật gốm sứ, đồng thời không ngừng tối ưu hóa và điều chỉnh cấu trúc của ngành học.
Học viện đào tạo 3 ngành Tiến sĩ, 13 ngành Thạc sĩ và 59 ngành cử nhân. Ảnh: JCI.
Học viện hiện có 946 giảng viên cơ hữu, trong đó có 517 phó giáo sư và giáo sư. Trường có hơn 20.000 sinh viên toàn thời gian theo học, trong đó có gần 2.000 sinh viên sau đại học và tiến sĩ.
Học viện gốm sứ Cảnh Đức Trấn hiện có 2 cơ sở ở Tương Hồ và Tân Xương, 1 Viện nghiên cứu gốm sứ công nghiệp nhẹ Trung Quốc và Khu vực đào tạo và nghiên cứu gốm sứ Sanbao, có diện tích 140 ha, với diện tích xây dựng gần 750.000 m2.
Học viện có 11 Trường/Khoa trực thuộc, bao gồm
- Khoa Khoa học Vật liệu và Kỹ thuật,
- Khoa Nghệ thuật Gốm sứ,
- Khoa Thiết kế và Nghệ thuật,
- Khoa Cơ khí và Kỹ thuật Điện tử,
- Khoa Quản lý và Kinh tế,
- Khoa Thông tin và Kỹ thuật,
- Khoa Quốc tế Nghiên cứu,
- Khoa Thể thao và Giáo dục Quân sự
- Trường Nghệ thuật và Khảo cổ học,
- Trường Chủ nghĩa Mác,
- Trường Luật
Ngoài ra, có 3 trường đào tạo sau đại học và 1 trường Cao đẳng Giáo dục Quốc tế.
Truyền thống vẻ vang
Phát triển cùng với quá trình công nghiệp hóa ngành gốm sứ của Trung Quốc hơn một trăm năm qua, Học viện gốm sứ Cảnh Đức Trấn đã 9 lần đổi tên, 4 lần đổi địa điểm và 4 lần bị đình chỉ hoạt động. Trải qua bao gian nan ngôi trường vẫn không thay đổi mục tiêu ban đầu và giữ vững truyền thống vẻ vang của mình.
Một góc sân trường. Ảnh: JCI.
Bắt nguồn từ "cái nôi" của ngành công nghiệp gốm sứ, với sự nỗ lực của nhiều thế hệ, Học viện đã hình thành những truyền thống tốt đẹp và nét văn hóa độc đáo của riêng mình, xác định sứ mệnh “tu luyện những tài năng với kiến thức lý thuyết và kỹ thuật để cải thiện ngành công nghiệp gốm sứ nước nhà”.
Mục tiêu của nhà trường là “trau dồi những tài năng kết hợp nghệ thuật và công nghệ và quan tâm đến nghiên cứu”, “phục hưng ngành gốm sứ của Trung Quốc và truyền bá văn hóa gốm sứ Trung Quốc” với phương châm “Chân thành, Đơn giản, Thông cảm và Kiên định”.
Bảo Huy
" alt="Khám phá đại học duy nhất Trung Quốc chuyên về gốm sứ"/>
2 bức ảnh nằm trong bộ sưu tập "The Soul of Vietnam" của Trần Việt Hà
Từ năm 2014, chỉ một năm sau khi bắt đầu bấm máy, các tác phẩm nhiếp ảnh của chị Hà đã xuất hiện ở rất nhiều các tạp chí nhiếp ảnh và nghệ thuật, và sau đó là ở các phòng tranh và nhà đấu giá ở Madrid, Barcelona, Milan, Paris, Tel Aviv (Israel), Los Angeles, Pennsylvania, Bắc Kinh, Bangkok, New Delhi.
Chị Hà từng được tạp chí Vogue Italia danh tiếng mời làm nhiếp ảnh cho chuyên mục Vogue Talents Shooting (chụp với tài năng trẻ). Gần đây, hãng Louis Vuitton Pháp đặt chị vẽ một bức tranh nhân dịp khai trương cửa hàng.
“Là thành viên của Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Tây Ban Nha, Trần Việt Hà là một nghệ sĩ đương đại được yêu thích tại các nhà đấu giá ở Tây Ban Nha, tên tuổi chính thức niêm yết trên thị trường nghệ thuật từ năm 2015”- thông tin về Trần Việt Hà được đăng tải trên website của Vogue.
Bức hình nằm trong bộ sưu tập "Water Photographs" đăng tải trên website cá nhân của Trần Việt Hà
Năm 2016, chị Việt Hà trở thành Giám đốc Triển lãm tại Đại học IE (Tây Ban Nha) và là thành viên Ban giám khảo Giải thưởng Quỹ IE tại Đại học Nhân văn IE.
Năm 2020, chị quyết định dành toàn bộ thời gian cho công việc của một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Hiện tại, chị song song sáng tác các tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật và tranh vẽ trừu tượng, tuy thời gian dành cho nhiếp ảnh vẫn là chính. Chị cũng dành thời gian nghiên cứu và sáng tạo các tác phẩm NFT dựa trên các tác phẩm nhiếp ảnh của mình.
Các tác phẩm của chị hiện có mặt trong các bộ sưu tập cá nhân và tập thể ở 30 nước trên thế giới.
Một năm trở lại đây, các tác phẩm của chị xuất hiện ở nhiều cuộc triển lãm khác nhau tại New York, Milan, Tokyo, trong đó có một cuộc triển lãm với 30 tác phẩm về phụ nữ của chị tại cung điện bá tước Medinaceli, Tây Ban Nha.
Sau 2 năm Covid, chị Việt Hà nói ưu tiên hàng đầu của mình là sáng tác về phong cảnh thiên nhiên ở khắp nơi trên thế giới, cổ vũ phát triển môi trường bền vững.
“Mình đã đi đến rất nhiều nước và tận hưởng phong cảnh đẹp. Trước Covid-19, mình từng đến Nepal, Israel, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Butan, Ai Cập, Iran …Thế giới thật đẹp, và mình tự hỏi, trong khoảng 10-20 năm nữa, con mình có được ngắm nhìn những cái hồ rất đẹp như thế không, nếu như không phát triển môi trường bền vững” - Việt Hà nói.
Bức ảnh "Wall of Nature VIII" trên trang Vogue
“Thay vì chụp ảnh, cô ấy cố gắng vẽ những cảm xúc của phụ nữ, những giấc mơ nội tâm, sự gần gũi, thơ ca và triết lý bằng máy ảnh của mình. Do đó, các bức ảnh của cô, ngoài không khí của những bức tranh cổ điển, còn ghi lại khoảnh khắc phù du của những cảm xúc nữ tính chảy qua dòng sông thời gian” - The photophore đánh giá về chị Việt Hà.
Doãn Hùng
Cậu học trò 'thiếu đủ thứ' đỗ trường kinh doanh hàng đầu thế giới
Có xuất phát điểm không mấy thuận lợi, từng gạt bỏ lối mòn để bứt phá theo con đường riêng, Đạt mong muốn tập hợp được những người trẻ có dấu ấn trên con đường tự học, cùng hội tụ giúp đỡ thế hệ học sinh mới tại Việt Nam.