Đáp án trắc nghiệm “Vị vua nào có niềm đam mê… “phượt”, mặc dân khốn khổ?”
Dưới đây là đáp án trắc nghiệm “Vị vua nào có niềm đam mê… “phượt”,ĐápántrắcnghiệmVịvuanàocóniềmđammêphượtmặcdânkhốnkhổgia vang hom nay sjc mặc dân khốn khổ?”.
Câu 1. Vị vua nào có niềm đam mê… “phượt”, mặc dân khốn khổ?
Đáp án đúng là Lý Cao Tông
Lý Cao Tông (1173 - 1210) tên thật là Lý Long Trát hay Lý Long, là vị vua thứ bảy của nhà Lý, cai trị từ năm 1176 - 1210.
Theo sử sách, khi còn nhỏ ông là người ngoan lành, song khi lớn lên cầm quyền trị nước lại trở thành một kẻ ham chơi bời, tiêu phí sản nghiệp quốc gia cho những thú vui chơi vô bổ của vua.
Đặc biệt, Lý Cao Tông rất ưa vi hành, nhưng không phải là quan tâm muôn dân trăm họ, mà để thỏa chí tò mò, sự ham vui chơi của bản thân.
Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại như sau: Vua ngự đi khắp núi sông, phàm ngự đến đâu mà có thần linh đều cho phong hiệu và lập miếu để thờ… Vua xây dựng không ngớt, ngao du không chừng mực.
Khi trong nước đã loạn lạc, đường xá không thông, vua bèn sai làm hành cung Ứng Phong, Hải Thanh ở đầm Ứng Minh, hàng ngày cùng bọn cung nữ đi chơi bời làm vui. Lại lấy thuyền to làm thuyền ngự, lấy các thuyền bé chia làm hai đội, sai bọn cung nữ, phường tuồng chèo thuyền, vua dẫn bọn tả hữu bắt chước nghi vệ thiên tử như khi vua ngự đi chơi đâu vậy.
Văn võ bá quan thấy vua ăn chơi vô độ đều sợ hãi không ai dám lên tiếng.
Vào những năm trị vì cuối cùng, đất nước đói kém, người chết đói hàng loạt, vua vẫn rong chơi vô độ, xây đền đài không ngớt…
Câu 2. “Voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao” - nhưng có vị vua lại có ngựa bạch 4 vó có cựa. Ông là ai?
Đáp án đúng là Lê Long Đĩnh
Đại Việt sử ký Tiền Biên ghi: "Năm Đinh Mùi (1006) Châu Vị Long dâng cho Khai Minh Vương (tước hiệu vua cha Lê Đại Hành phong cho Lê Long Đĩnh trước kia) một con bạch mã bốn vó đều có cựa”.
Câu 3. Một người lính đem dâng vua con rùa, trên mai có những vết hợp thành nét chữ. Các học sĩ, nhà sư, đạo sĩ tán ra thành “Thiên thư hạ thị, thánh nhân vạn tuế”. Đây là câu chuyện về vị vua nào?
Đáp án đúng là Lý Thần Tông
Lý Thần Tông (1116 - 1138), tên thật Lý Dương Hoán, là vị vua thứ năm của nhà Lý, trị vì từ năm 1127 - 1138.
Theo sử sách, ông có một sở thích là tìm kiếm, sưu tầm những con vật kỳ lạ.
Đại Việt sử ký toàn thư đề cập đến chuyện này như sau: Phàm ai có hươu trắng, hươu đen hay chim sẻ trắng, rùa trắng... đều đem dâng vua cả.
Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, một người lính tên Vương Cửu ở Tả Hưng Vũ đem dâng vua một con rùa, trên mai có những vết hợp thành nét chữ. Vua liền xuống chiếu cho các học sĩ, nhà sư và đạo sĩ theo hình nét chữ để đoán. Họ tán ra thành tám chữ: “Thiên thư hạ thị, thánh nhân vạn tuế” (Sách trời bảo cho biết rằng thánh nhân), nhằm nịnh nhà vua.
Câu 4. Vua Lê Hiến Tông từng ban thưởng cho Đinh Lưu 300 mẫu ruộng vì đá cầu giỏi. Việc này xảy ra vào dịp...
Đáp án đúng là Tiết Đoan ngọ
Đinh Lưu (1479-?) còn có tên khác là Đinh Lưu Kim, người làng An Dật, huyện Thanh Lâm, phủ Thượng Hồng, thừa tuyên Hải Dương (nay thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương). Ông đỗ Thám hoa khoa Bính Thìn (1496) đời Lê Thánh Tông, khi đó ông mới 17 tuổi, sau làm quan đến chức Đông các đại học sĩ.
Ngay từ nhỏ Đinh Lưu đã nổi danh là thần đồng và đặc biệt không chỉ giỏi văn thơ mà ông ham hiểu bách công kỹ nghệ, thành thạo nhiều nghề và giỏi nhiều môn như tài cưỡi ngựa, bắn cung, đánh bóng, nhất là giỏi đá cầu, hễ đã đá cầu thì có thể đá mãi mà quả cầu vẫn không rơi xuống đất.
Một năm, vào dịp tiết Đoan ngọ (5/5 âm lịch), vua Lê Hiến Tông (1497-1504) ngự xem đua thuyền, trong khi các quan đều dâng thơ mừng thì riêng Đinh Lưu xin đá cầu chúc thọ và nói rằng số lần đá mà quả cầu không rơi sẽ ứng với tuổi thọ của nhà vua. Điều khiến mọi người ngạc nhiên và lo lắng ông sẽ phạm tội khi quân vì thấy Đinh Lưu đứng trên đầu một chiếc thuyền nhỏ mà đá cầu. Thế nhưng ông vẫn điềm tĩnh như không, đá đến lượt thứ 89 thì vua truyền tạm dừng nghỉ chân và ban rượu thưởng. Uống rượu xong Đinh Lưu lại tiếp tục đá đến mấy trăm lượt, mãi đến khi vua phán nghỉ ông mới thôi.
Vua Lê Hiến Tông rất thích thú ban thưởng cho ông 300 mẫu ruộng ở châu Võ Nhai (nay thuộc huyện Võ Nhai, Thái Nguyên). Dân gian khen ngợi Đinh Lưu là bậc kỳ tài đá cầu lại là người có dũng khí và tự tin nên tôn ông là Trạng Cầu.
Câu 5. Biến triều đình thành chiếu bạc vì mê đỏ đen, đó là vị vua nào?
Đáp án đúng là Trần Dụ Tông
Trần Dụ Tông (1336 - 1369), tên thật là Trần Hạo, là vị vua thứ 7 của nhà Trần, cai trị từ năm 1341 - 1369. Ông được sử sách ghi nhận như một vị vua chỉ khoái hưởng lạc giữa lúc nền chính trị sa sút và nhân dân cùng cực đói khổ.
Vào giai đoạn cuối của nhà Trần, nạn cờ bạc, rượu chè rất phát triển. Đến đời Trần Dụ Tông thì tệ nạn không đã tràn cả vào trong cung đình, và nhà vua chính là người đã cổ súy cho điều này.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Trần Dụ Tông đã cho gọi các nhà giàu trong nước vào cung đánh bạc làm vui. Một tiếng bạc đặt tới 300 quan tiền, ba tiếng thì đã giàu ngàn quan rỗi. Quan lại thì như Hành khiển Trần Khắc Chung, cùng Học sĩ Nguyễn Sĩ Cố đánh bạc, có khi đến hai, ba ngày, đêm này qua ngày khác, cùng ngồi ngay ở bàn mà ăn cháo không nghỉ lúc nào, được thua chỉ có một, hai quan tiền mà dụng tâm rất khổ.
Sử gia thời Lê Phan Phu Tiên đã phê phán thú vui này của Vua Trần Dụ Tông như sau: Dụ Tông công nhiên làm bậy, gọi những nhà giàu vào cung đánh bạc, rồi sai người trong nước bắt chước cái dở ấy, không thể ngăn cấm được nữa. Cuối cùng vì tệ đánh bạc mà mất nước.
Phương Chi
Tại sao phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc vào lễ hội Halloween?