- Bảo lừa đưa bé gái sang trường mầm non nơi y làm bảo vệ rồi thực hiện hành vi hiếp dâm khiến cháu bé ngất xỉu.
- Bảo lừa đưa bé gái sang trường mầm non nơi y làm bảo vệ rồi thực hiện hành vi hiếp dâm khiến cháu bé ngất xỉu.
Ngọc Quỳnh (Theo New York Times)
" alt=""/>Tới trường bằng xe sang, hội con nhà giàu Mỹ phải rút thăm chỗ đậu xeNgoài ra, buổi tập huấn còn hướng dẫn sử dụng một số dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời trao đổi, giải đáp những ý kiến của các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng, giúp các thành viên hiểu và triển khai thuận lợi khi áp dụng thực tế trên các nền tảng số.
Tổ công nghệ số cộng đồng là một trong những giải pháp, sáng kiến của Bộ TT&TT được triển khai trên toàn quốc. Với mục đích nhằm truyền thông, tuyên truyền tới mỗi người dân kiến thức về chuyển đổi số, phổ cập kỹ năng số cộng đồng, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số trong giải quyết nhu cầu thiết yếu hằng ngày, từ đó thúc đẩy sự phát triển xã hội số.
Thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng, các chủ trương, chính sách và chỉ đạo về công tác chuyển đổi số quốc gia từ Trung ương tới địa phương mà trực tiếp là người dân được triển khai nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời.
Tổ công nghệ số cộng đồng tại Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung đã trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công; tham gia thực hiện chuyển đổi số trong từng lĩnh vực của đời sống.
Các thành viên trong tổ hoạt động, trao đổi thông tin thông qua nhóm chung bằng ứng dụng Zalo.
Dịp này, VNPT Quảng Nam cũng đã hướng dẫn thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn TP Tam Kỳ về cách sử dụng Kiosk Dịch vụ công và một số nội dung dịch vụ công trực tuyến…
Đề xuất hỗ trợ kinh phí cho Tổ công nghệ số cộng đồng
Mới đây, Sở TT&TT Quảng Nam đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh xem xét, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương xây dựng Nghị quyết quy định mức hỗ trợ cho hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn giai đoạn 2025 - 2026.
Hiện, toàn tỉnh Quảng Nam có 1.218 Tổ công nghệ số cộng đồng/1240 thôn, với trên 7.000 thành viên. Mỗi Tổ công nghệ số cộng đồng có tối thiểu 5 - 6 người, thành viên của tổ gồm có cán bộ xã đứng điểm, Bí thư chi bộ, chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ, chi hội nông dân,…
Là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo công nghệ số từ tỉnh đến cơ sở, Tổ công nghệ số cộng đồng đã làm tốt việc hướng dẫn người dân các kỹ năng cơ bản như truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử; sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích số…
Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 2 địa phương là huyện Nông Sơn hỗ trợ kinh phí để tập huấn cập nhật kiến thức – kỹ năng chuyển đổi số cho các Tổ công nghệ số cộng đồng với tổng số tiền 23 triệu đồng và huyện Phú Ninh hỗ trợ triển khai nhiệm vụ của Tổ công nghệ số cộng đồng 6 triệu/tổ/năm. Còn lại các địa phương khác chưa triển khai.
Do đó, Sở TT&TT đề xuất 2 phương án hỗ trợ. Cụ thể, hỗ trợ kinh phí 500.000 đồng/1 tổ/tháng hoặc hỗ trợ khoán chi phí hoạt động (chi xăng, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm) cho thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng 50.000 đồng/người/tháng.
Hỗ trợ ngày công làm việc cho thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng và các cá nhân được Chủ tịch UBND các cấp huy động tham gia hỗ trợ làm nhiệm vụ của Tổ công nghệ số cộng đồng 150.000 đồng/người/ngày.
Căn cứ vào tình hình thực tế và các quy định, Sở TT&TT đề xuất thực hiện phương án hỗ trợ 500.000 đồng/1 tổ/tháng, thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện là 7,44 tỷ đồng/năm.
" alt=""/>Bộ TT&TT tập huấn kỹ năng cho tổ công nghệ số cộng đồng ở Quảng NamMới đây, Visa công bố nghiên cứu mới nhất về thái độ thanh toán của người tiêu dùng cho thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có nhận thức cao và đang tích cực đón nhận các hình thức ngân hàng số và bán lẻ kỹ thuật số hậu đại dịch Covid-19.
Nghiên cứu cũng đồng thời hé lộ các xu hướng kỹ thuật số triển vọng, sáng tạo trong tương lai. Theo đó, người tiêu dùng có mức độ quan tâm rất cao đối với các xu hướng kỹ thuật số, bao gồm: ngân hàng ảo, ngân hàng mở, thực tế ảo tăng cường (AR), thanh toán thông minh, tiền điện tử…
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào cho biết: “Người tiêu dùng Việt Nam sẽ tiếp tục đón nhận các phương thức và nền tảng bán lẻ kỹ thuật số vì sự tiện lợi và thông minh mà các hình thức này mang tới. Dựa trên những phân tích từ nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng, các doanh nghiệp và đối tác của chúng tôi có thể xác định và nắm bắt cơ hội tại những thời điểm vàng, đảm bảo rằng dịch vụ của mình là phù hợp với nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng trong tương lai”.
Sự trỗi dậy của ngân hàng số Việt
Ngân hàng kỹ thuật số là một trong những xu hướng đang được quan tâm. Theo nghiên cứu, 90% người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến dịch vụ ngân hàng ảo, cho thấy nhu cầu lớn về các lựa chọn thay thế cho dịch vụ ngân hàng trực tiếp truyền thống.
Cứ 10 người tiêu dùng ở Việt Nam thì có ít nhất 7 người biết đến khái niệm ngân hàng mở. Ngân hàng mở được thiết kế để mang lại cho khách hàng những trải nghiệm thuận tiện hơn, bằng cách cho phép người tiêu dùng và doanh nghiệp kích hoạt các ứng dụng của bên thứ ba truy cập dữ liệu tài chính ngay lập tức và an toàn.
Ngoài ra, phân khúc Gen X và Gen Z là những đối tượng có nhận thức cao nhất về ngân hàng mở và sẵn sàng chia sẻ thông tin liên hệ và thông tin cá nhân của họ.
Sự dịch chuyển sang bán lẻ kỹ thuật số
Báo cáo của Visa chỉ ra rằng, sau đại dịch Covid-19, bên cạnh ngân hàng kỹ thuật số, bán lẻ kỹ thuật số cũng đánh dấu sự tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ. Các xu hướng trong lĩnh vực này được dự đoán vẫn sẽ phổ biến với người tiêu dùng Việt Nam trong tương lai.
Những xu hướng này bao gồm thực tế ảo tăng cường (AR), cho phép người tiêu dùng thử, cá nhân hóa hoặc hình dung sản phẩm thông qua camera trên điện thoại cá nhân khi trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Cứ 5 dùng người Việt thì có 4 người biết về khái niệm sử dụng AR để mua sắm bán lẻ và 3 trên 10 người đã sử dụng phương thức này.
Phân khúc Gen Z và Gen X có tỷ lệ sử dụng AR cao nhất. Mặc dù việc sử dụng AR chưa phổ biến, nhưng người tiêu dùng coi đây là một tính năng ngày càng quan trọng, đặc biệt khi quyết định có nên mua một sản phẩm đắt tiền hay không.
Một xu hướng bán lẻ kỹ thuật số khác được quan tâm là thanh toán thông minh, cho phép người tiêu dùng quét các mặt hàng khi họ chọn chúng và tạo một giỏ hàng kỹ thuật số để thanh toán mà không cần quét hàng hóa khi kết thúc chuyến mua sắm.
Gần một nửa người tiêu dùng Việt Nam, chủ yếu là Gen Z đã thử thanh toán thông minh. Các yếu tố thu hút sự quan tâm của đa số người tiêu dùng đối với thanh toán này gồm: tốc độ nhanh chóng và tiện lợi, tính mới mẻ, khả năng cân đối ngân sách khi có thể xem tổng hóa đơn trước khi thanh toán.
Nghiên cứu cũng chỉ ra trong tương lai người tiêu dùng Việt Nam kỳ vọng rằng gần 8 trên 10 đơn đặt hàng sẽ được giao tận nhà. Tại Đông Nam Á, trung bình 4 trên 5 người tiêu dùng trong khu vực (82%) cho biết sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến, tỷ lệ này cao nhất tại Indonesia (92%) và Việt Nam (89%).
Có thể nói, mua sắm đã không dừng lại ở trải nghiệm mua – bán trực tiếp mà đang mở rộng ra các hình thức mới, số hoá và mang lại nhiều tiện ích hơn.
Báo cáo của Visa cũng chỉ ra rằng, người tiêu dùng Việt Nam cũng rất quan tâm đến một số xu hướng kỹ thuật số được dự đoán sẽ phổ biến trong tương lai. Đơn cử, khoảng 70% người tiêu dùng Việt Nam tham gia nghiên cứu quan tâm đến các xu hướng kỹ thuật số mới nổi như tiền điện tử, NFTs và Metaverse.
Âm nhạc, video và tranh vẽ là các hình thức NFTs được giao dịch phổ biến nhất. Hay 7 trên 10 người tiêu dùng Việt Nam muốn biết thêm về Metaverse hoặc cách trải nghiệm hình thức mới này.
Hữu Duyên và nhóm PV, BTV" alt=""/>Visa công bố báo cáo về sự trỗi dậy của ngân hàng số Việt Nam