您现在的位置是:Thời sự >>正文
Soi kèo góc Fulham vs Chelsea, 20h00 ngày 20/4
Thời sự72337人已围观
简介 Pha lê - 20/04/2025 09:05 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Espanyol vs Getafe, 2h00 ngày 19/4
Thời sựPhạm Xuân Hải - 18/04/2025 05:25 Kèo phạt góc ...
【Thời sự】
阅读更多Tương lai cổng Lightning trên iPhone sắp được định đoạt
Thời sựQua các năm, Apple vẫn gắn bó với Lightning ngay cả khi người dùng muốn iPhone chuyển sang cổng USB-C như hầu hết thiết bị của hãng khác để sạc và chuyển dữ liệu. Tuy nhiên, “táo khuyết” kiên định với lựa chọn của mình, một phần vì kiếm được nhiều tiền hơn từ bán phụ kiện độc quyền.
“Cơn khát” của công chúng đang được đẩy lên cao hơn bao giờ hết. Chẳng hạn, cuối năm 2021, một kỹ sư đã chỉnh sửa iPhone X để nó tương thích với cổng USB-C. Khi bán trên eBay, thiết bị được bán với giá lên tới 86.000 USD.
Theo nhà phân tích Ming Chi Kuo và nhà báo Mark Gurman, USB-C sẽ xuất hiện trên iPhone 15, ra mắt năm 2023. Tại thời điểm hiện tại, chuyển sang USB-C hay không phụ thuộc vào quyết định tự nguyện của Apple.
Tuy nhiên, chỉ một ngày nữa, công ty của Tim Cook có thể bị đặt vào tình thế buộc phải “đá” cổng Lightning. Ngày 7/6, một ngày sau khi WWDC 2022 khai mạc, EU sẽ thông báo kết quả bỏ phiếu liên quan đến cổng USB-C trên tất cả smartphone, máy tính bảng bán ra tại đây. Do đây là luật áp dụng tại châu Âu, câu hỏi đặt ra là Apple có muốn dùng các cổng khác nhau cho iPhone tùy theo thị trường không.
Nếu EU thông qua dự luật, đây sẽ là dấu chấm hết cho cổng Lightning trên iPhone, ít nhất tại châu Âu. Nếu không, chúng ta sẽ phải chờ đến năm 2023 để biết quyết định của Apple là gì.
Du Lam (Theo PhoneArena)
Apple lần đầu tăng giá iPhone kể từ năm 2017
Theo tin đồn, iPhone 14 năm nay sẽ ghi nhận đợt tăng giá đầu tiên kể từ iPhone X năm 2017.
">...
【Thời sự】
阅读更多Lần đầu ăn Tết nhà chồng, nàng dâu run rẩy trước bảng chi tiêu của mẹ
Thời sựTôi tính toán tiền tiêu Tết mà đau hết cả đầu. Ảnh minh họa: PX Tôi đinh ninh, mẹ chồng sẽ vui vẻ và trách yêu: “Mua gì mà nhiều thế”. Thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn ngược lại.
Vợ chồng tôi vừa bước xuống xe khách, khệ nệ xách hành lý vào nhà thì mẹ chồng từ sau bếp ra đón. Nụ cười của bà chợt tắt khi cùng tôi soạn đến túi quà cuối cùng.
Bà kéo tôi vào phòng riêng và dạy dỗ: “Sao năm đầu về nhà chồng mà con không chuẩn bị quà bánh biếu họ hàng?
Nhà mình có thông lệ, năm đầu về nhà chồng ăn Tết, cô dâu mới phải chuẩn bị quà bánh, bao lì xì cảm ơn cô bác, anh em… đã đến dự cưới.
Chồng con không nói cho con biết sao, cha mẹ con không dạy con điều này sao?”.
Tôi có chút hoang mang nhưng kịp nói đỡ rằng, ở quê mình không có thông lệ đó.
Nghe vậy, mẹ chồng sang phòng riêng lấy giấy bút, rồi ghi “những thứ cần làm, cần tiêu” trong lần đầu về nhà chồng ăn Tết. Bà đưa cho tôi tờ giấy và nói: “Ngày trước, chị gái của thằng T. (chồng tôi) lấy chồng, mẹ cũng đưa giấy, dặn nó làm theo. Nhờ vậy, cha mẹ chồng quý nó lắm”.
Đọc từng việc cần làm và những khoản cần chi tiêu trong tờ giấy của mẹ chồng đưa mà tôi run lẩy bẩy. Tiền quà, tiền lì xì, tiền biếu cha mẹ chồng, tiền góp vào ăn Tết chung… cứ nhảy múa trong đầu tôi.
Chỉ riêng khoản tiền góp vào ăn Tết chung, tôi đã phải đưa cho mẹ chồng 3 triệu đồng. Vì mẹ chồng có lưu ý rõ trong giấy là “ít nhất 2 triệu đồng”.
Ngoài ra, tiền lì xì cha mẹ chồng vào mùng 1 Tết là 500.000 đồng/người, các cháu nhỏ thì 200.000 đồng/bé. Chưa kể, quà thăm họ hàng mỗi nhà bao gồm: 1 hộp bánh ngọt, 1 túi trà hoặc cà phê.
Tết năm ngoái, tôi không còn thời gian vui chơi, phải dành trọn mùng 2, mùng 3 để đến biếu quà từng nhà. Đến nhà nào có trẻ con, tôi lại phải lì xì từ 20.000 – 50.000 đồng/bé.
Tổng chi tiêu “cảm ơn họ hàng” phải hơn 10 triệu đồng, chưa tính đến quà bánh trước đó vợ chồng tôi chuẩn bị cho cha mẹ chồng.
Với đồng lương công nhân và nhất là thời điểm khó khăn, hơn 10 triệu đồng đó trở thành món nợ mà vợ chồng tôi phải dè sẻn mới trả hết.
Lần này về quê chồng, tôi đã chuẩn bị 3 triệu đồng góp vào ăn Tết, 2 triệu đồng tiền lì xì. Dù rất xót xa nhưng tôi cũng cố gắng thu xếp, tính toán để chồng được vui.
Tôi chỉ mong lần về Tết này không phát sinh thêm khoản chi tiêu nào khác. Bởi, tôi đang lên kế hoạch có em bé trong năm mới. Việc gánh thêm nợ sau Tết sẽ khiến dự định của chúng tôi phải hoãn lại mất thôi.
Độc giả giấu tên
Chi tiêu mua sắm chuẩn bị cho Tết như thế nào, tiêu bao nhiêu để vẫn đủ đầy mà không lãng phí... luôn là những câu hỏi khó trả lời của các gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về.
VietNamNet mở diễn đàn "Tết này, tiêu gì?" để các độc giả chia sẻ cách mua sắm, chi tiêu ngày Tết. Những bài viết chất lượng, chia sẻ cách chi tiêu hữu ích sẽ được VietNamNet đăng tải.
Bài viết của độc giả xin gửi về địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vn
Thất nghiệp, nợ nần ngập đầu, về quê ăn Tết làm sao đối diện được với bố mẹ
Đã nửa năm nay tôi không có việc làm, chuyển sang chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập song cũng ế ẩm, chẳng được bao. Thế nhưng mỗi lần gọi điện về nhà, bố mẹ hỏi công việc thế nào, tôi vẫn nói "con ổn" để ba mẹ yên tâm.">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán MU vs Wolves, 20h00 ngày 20/4
- Thêm hãng dầu nhớt ô tô ra mắt thị trường Việt Nam
- Thầy giáo bật khóc trên đường đến trường
- Huế: Nữ sinh lớp 10 bị đánh hội đồng dã man trước cổng tường
- Nhận định, soi kèo FC Seoul vs Gwangju, 17h00 ngày 19/4: Nhỏ mà có võ
- Hoắc Kiến Hoa tiết lộ lý do kết hôn với Lâm Tâm Như
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Chiangrai United, 18h00 ngày 19/4: Tiếp đà chiến thắng
-
- "Đắn đo mãi, tôi đi tới quyết định là bỏ dạy ở thị trấn để vào bản dạyhẳn cho các em. Chỉ hi vọng những năm cuối trước khi về hưu làm đượcchút gì đó cho học sinh” – cô Thanh Toàn tâm sự. Đơn xin tình nguyện vào bản Rào Tre dạy học của cô giáo Thanh Toàn Dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (thuộc xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) sinh sống trên hang động của dãy Trường Sơn. Sau 25 năm về bản, tộc người nhỏ bé và sơ khai này vẫn còn xa lạ với chữ viết.
Gắn bó với trẻ em dân tộc từ năm 2001 đến nay - cô Nguyễn Thị Thanh Toàn (sinh năm 1963) được cử vào bản tăng cường dạy cho học sinh Chứt.
Cô Toàn đang lật giở lại kí ức 15 năm gắn bó với đồng bào dân tộc Ban đầu, ngành giáo dục họp tìm phương pháp và nhờ cô Toàn giúp bằng cách một tuần vào bản một lần.
“Lúc nghe phòng nói vào bản một tháng một lần, tôi cười vì nghĩ nhiềunăm dạy các em ở Trường dân tộc thiểu số mà việc học còn gặp nhiều khókhăn. Giờ đây, một tháng dạy một tuần thì hiệu quả sao được. Suy nghĩ đó,khiến tôi trăn trở rất nhiều. Tuổi tôi đã già, con út còn quá nhỏ,chồng đi làm xa không thể vào bản dạy được. Nhưng cũng không thể để cáctrong tình trạng không biết chữ như thế.
Bà Hồ Nam, Trưởng bản ở đây cho biết: “Trong bản này, sau bộ đội biên phòng, cô Toàn là người luôn được học sinh kính trọng, và cũng rất gần gũi với đồng bào”.
Đắn đo mãi, tôi đi tới quyết định là bỏ dạy ở thị trấn để vào bản dạy hẳn cho các em. Chỉ hi vọng những năm cuối trước khi về hưu làm được chút gì đó cho học sinh” – cô Thanh Toàn tâm sự.
Những tình cảm, nét chữ đáng yêu qua những dòng thư mà học sinh dân tộc Chứt gửi đến “mẹ” của mình.Nghĩ là làm, cô bắt tay vào làm công tác tư tưởng với gia đình, nhưng không được sự đồng thuận của con gái. Cô thuyết phục con:“Mẹ biết con lo cho mẹ, nhưng cuộc đời là phải biết hi sinh và cống hiến. Người ta đang cần mẹ lúc này nên mẹ không thể bỏ rơi đồng bào của mình….”
Cô giáo may lại quần áo rách cho trò và tranh thủ giờ nghỉ trưa lên rẫy với bà con.Điều kỳ diệu mang tên "cô Toàn"
“Lúc mới vào, tôi vô cùng bất lực trước việc học sinh không biết chữ. Nếu là trẻ em ngoài này thì sẽ có nhiều người cho rằng chúng là trẻ khuyết tật. Sau đó, cùng ăn, cùng ở, cùng học với các em. Đến thời điểm này, 14 em học sinh mà tôi dạy ở đây đã biết đọc, biết viết. Có thể coi đó là điều mà tôi thấy hạnh phúc nhất trong suốt 27 năm dạy học”.
Ông Trần Đình Hùng, Trưởng phòng Giáo dục huyện Hương Khê cho biết: “Sau một học gắn bó với học sinh bản Chứt - bằng sự tận tụy và sự nhiệt tình cô đã làm nên điều kỳ diệu: 14 em học sinh ở Trường Tiểu học Hương Liên đã biết đọc, biết viết và hòa nhập, sinh hoạt tập thể tốt”.
Ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch huyện Hương Khê cũng chia sẻ: “Tôi rất thán phục và rất bất ngờ trước hành động của cô giáo Toàn. Ở tuổi già mà tình nguyện, vượt cả quãng đường xa vào bản dạy chữ cho các em là điều mà không phải người giáo viên nào cũng làm được….”.
- Duy Quang - Thiện Lương
Điều kỳ diệu mang tên 'cô Toàn'
-
Cô giáo Hanan Al HroubHanan Al Hroub là một giáo viên ở Trường Trung học Samiha Khalil thuộc thành phố al-Bireh, Palestine. Lớp học của cô rất vui vẻ, đầy màu sắc và có sự tương tác tích cực bằng những trò chơi, ca khúc Ả Rập truyền thống.
Tuy nhiên, nhiều học sinh của cô vẫn đang bị tổn thương sâu sắc bởi bạo lực, đói nghèo và bất ổn trong khu vực. Vì thế, những lớp học của cô Al Hroub mang lại nhiều thứ hơn là những bài giảng. Chúng mang lại một chốn an toàn, một con đường sống.
“Tôi giúp bọn trẻ vượt qua những chấn thương bằng cách cho chúng vui chơi. Trong lớp học này, bọn trẻ có những thứ mà chúng không có ở bất cứ đâu. Các em cảm thấy thực sự an toàn trong lớp học này. Chúng tôi là một gia đình, tất cả chúng tôi là một đội” – cô Al Hroub, người giành Giải thưởng giáo viên toàn cầu năm 2016 chia sẻ với tờ IB Times.
“Bọn trẻ có cơ hội được vừa chơi vừa học. Chúng có một mục đích. Các em cảm thấy được kết nối với người khác và được nói chuyện với nhau, tin tưởng lẫn nhau. Từ đó, tôi đã thay đổi được tính cách của bọn trẻ, nhưng trước hết phải có được sự tin tưởng của các em”.
Cô giáo người Palestine có thể dễ dàng đồng cảm với các em vì cô đã từng sống trong trại tị nạn và có con cũng gặp những chấn thương tâm lý Bằng cách sử dụng những kinh nghiệm của mình khi từng lớn lên trong một trại tị nạn gần Bethlehem, cô Al Hroub đã phát triển một phương pháp của riêng mình để làm việc với những đứa trẻ đang gặp vấn đề. Với khẩu hiệu “Nói không với bạo lực”, cô tập trung vào việc giúp trẻ vui chơi để “đưa những vấn đề mà trẻ đang phải đối mặt trong cuộc sống thực ra khỏi đầu”.
Phương pháp của cô được chia sẻ tại các hội nghị, hội thảo tập huấn giáo viên và cho thấy những kết quả tích cực. Nó giúp giảm hành vi bạo lực ở trường học. “Sau sự can thiệp của tôi, bạo lực giảm xuống còn một trường hợp trong 2 ngày và sau đó không còn vụ bạo lực nào sau một tháng” – cô Al Hroub chia sẻ.
Giáo dục trẻ trong môi trường căng thẳng là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng những gì mà cô trải qua đã trở thành động lực cho cô. “Cuộc sống của tôi thực sự khó khăn khi phải sống trong trại tị nạn. Những đứa trẻ trong trại không có tuổi thơ” – cô nói.
Một nguyên nhân khác khiến cô Al Hroub chọn nghề dạy học là các con cô khi đang trên đường từ trường về nhà đã chứng kiến cha mình bị bắn. “Binh lính nổ súng vào những đứa trẻ của tôi. Bọn trẻ bị tổn thương và tôi phải giúp bọn trẻ giải quyết những chấn thương đó” – cô giải thích.
“Tôi cảm thấy những đứa trẻ khác cũng đang phải chịu những tổn thương này. Tôi nghĩ rằng chúng sẽ bị lạc lối nếu tôi không dạy chúng”.
Lớp học của cô Al Hroub còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất Tuy nhiên, hiện tại những lớp học của cô vẫn đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề cơ sở vật chất. “Mỗi lớp có hơn 35 học sinh. Một số lớp có cơ sở vật chất rất nghèo nàn”. Cô Al Hroub và các thầy cô giáo đang làm hết sức có thể.
Lên bục nhận giải thưởng, cô Al Hroub chia sẻ: “Tôi tự hào khi là một cô giáo người Palestine được đứng trên sân khấu này”.
Được biết, giải thưởng cũng tặng kèm số tiền trị giá 1 triệu đô la Mỹ cho người chiến thắng.
- Nguyễn Thảo(Theo IB Times)
Cô giáo Palestine nhận giải giáo viên xuất sắc toàn cầu
-
- TS Lê Đình Vinh, người đã trúng tuyển vào vị trí Hiệutrưởng Trường ĐH Luật Hà Nội - nhưng đang bị "treo" chức - cho rằng,chủ trương lớn về công tác cán bộ của Bộ Tư pháp đang bị thách thức.
Trước đó, trong kỳ thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp năm 2015, ông Lê Đình Vinh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink trúng tuyển chức danh Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, sau 4 tháng kể từ ngày kỳ thi kết thúc, ông Vinh vẫn chưa được bổ nhiệm chính thức.
Phóng viên:Là người trong cuộc, ông nhận xét như thế nào về kỳ thi này?
Ông Lê Đình Vinh. TS Lê Đình Vinh:Tôi cho rằng việc tiếp tục thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo cấp Vụ một số đơn vị Bộ Tư pháp là một nỗ lực rất lớn, thể hiện quyết tâm đổi mới của lãnh đạo Bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tư pháp.
Không chi riêng tôi mà đa số mọi người đều nhận xét kỳ thi đã được tổ chức bài bản, công khai, minh bạch, được dư luận quan tâm, đồng tình.
Tất nhiên, đã là một kỳ thi mang tính chất thí điểm thì cũng phải có những điểm mới mang tính đột phá. Nếu cứ bị đóng khung trong các quy định đã có thì sẽ khó tạo ra được cái mới.
Sau khi kỳ thi kết thúc, đã có đơn thư nặc danh phản ánh rằng ông không thuộc đối tượng được dự thi vì không phải là công chức và không nằm trong quy hoạch. Ý kiến của ông về việc này như thế nào?
Tôi xin khẳng định nếu so với các tiêu chí của Đề án cho vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội thì tôi hoàn toàn đáp ứng đủ. Hồ sơ đăng ký dự thi của tôi cũng đầy đủ và đã được Hội đồng thi tuyển xét duỵêt trước kỳ thi.
Là thí sinh, tôi chỉ quan tâm đến việc mình có đủ tiêu chuẩn theo quy chế của kỳ thi hay không. Quy chế ở đây là Đề án thi tuyển của Bộ Tư pháp. Còn Đề án có phù hợp hay không thì thẩm quyền và trách nhiệm thuộc về cơ quan tổ chức kỳ thi đó là Bộ Tư pháp.
Nhưng cũng có người còn băn khoăn về kinh nghiệm của ông trong lĩnh vực giáo dục. Họ biết đến ông là một luật sư, một người quản lý doanh nghiệp nhiều hơn. Ông có lý giải gì không?
Tôi đã có 13 năm liên tục giảng dạy và tham gia quản lý tại Trường ĐH Luật Hà Nội trước khi chuyển về công tác tại Bộ Tư pháp, chưa kể quãng thời gian 5 năm sinh viên trước đó gắn bó với trường. Năm 2010 tôi chuyển sang làm luật sư và hoạt động doanh nghiệp.
Nhưng từ đó đến nay tôi vẫn tham gia lĩnh vực giáo dục cả trên cương vị giảng dạy lẫn quản lý các cơ sở đào tạo. Với ngần đó thời gian và kinh nghiệm, tôi nghĩ mình có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí thi tuyển. Đặc biệt là trên cương vị giám đốc công ty luật, tôi hiểu rất rõ quá trình đào tạo và chất lượng của sinh viên luật hiện nay.
Đối với kỳ thi này, những tiêu chuẩn về kinh nghiệm là quan trọng nhưng chỉ là tiền đề ban đầu. Năng lực và kinh nghiệm thực tế của thí sinh được thể hiện qua nội dung thi, nhất là qua chương trình hành động mà các thí sinh trình bày trước Hội đồng giám khảo.
Vậy ông có thể chia sẻ những điểm chính trong chương trình hành động mà ông đã trình bày để thuyết phục Hội đồng?
Chương trình hành động của tôi đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm về đổi mới tổ chức, hoạt động của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm xây dựng trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật và năm 2020.
Ông Lê Đình Vinh. Về tổ chức bộ máy, các giải pháp trọng tâm gồm: ứng dụng phương pháp tiếp cận hệ thống; lấy quản lý chất lượng làm mục tiêu; lấy lợi ích làm động lực dẫn dắt, gắn với cơ chế trách nhiệm; tập trung đổi mới thể chế, con người; kiến tạo các giá trị cốt lõi của Trường.
Về hoạt động chuyên môn: Nâng cao chất lượng song hành với phát triển quy mô đào tạo; chuẩn hóa các yếu tố tác động đến đào tạo; xã hội hóa một số lĩnh vực hoạt động; nâng hình ảnh, thương hiệu và sức cạnh tranh; phấn đấu tự chủ dần về kinh phí cho các hoạt động chuyên môn.
Về tài chính và cơ sở vật chất: xã hội hóa một phần hoạt đồng đầu tư phát triển, khai thác tối đa cơ sở vật chất để tăng nguồn thu; áp dụng các giải pháp huy động vốn linh hoạt; tiến tới từng bước tự chủ về tài chính.
Nói tóm lại, mục tiêu của đổi mới là kết hợp giữa phương thức quản trị đại học hiện đại và những giá trị truyền thống, huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của Trường.
Thế còn kinh nghiệm làm doanh nghiệp liệu có giúp ích gì cho ông khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng?
Quản lý giáo dục bên cạnh năng lực quản trị còn cần đến tư duy kinh tế thị trường. Giáo dục là một ngành dịch vụ chất lượng cao. Nếu chú trọng nâng cao chất lượng và không ngừng tạo ra giá trị gia tăng cho dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của người học thì sẽ thành công.
Tất nhiên, nhiệm vụ trọng tâm của Trường ĐH Luật Hà Nội là đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao phục vụ Chiến lược cải cách tư pháp và thực thi các nhiệm vụ của ngành Tư pháp. Do vậy cần phải huy động tổng lực các nguồn lực thì mới thực hiện tốt được nhiệm vụ nên trên.
Đến thời điểm này, ông có chia sẻ hay mong muốn gì về kỳ thi?Điều khiến tôi trăn trở nhất là đừng để ý nghĩa tốt đẹp của kỳ thi bị phủ nhận hay bóp méo. Nếu điều này xảy ra sẽ là một mất mát lớn.
Tôi tin tưởng Bộ Tư pháp sẽ có cách giải quyết hợp lý, hợp tình để đảm bảo sự minh bạch cho kỳ thi và sự công bằng cho các thí sinh. Đồng thời giúp cho trường sớm ổn định và phát triển.
Trúng tuyển chức danh Hiệu trưởng nhưng chưa nhận việc
Từ ngày 31/8 - 1/9/2015, Bộ Tư pháp tổ chức kỳ thi tuyển 3 chức danh lãnh đạo cấp vụ năm 2015, trong đó có chức Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội. TS Lê Đình Vinh, Công ty luật TNHH Vietthink đã trúng tuyển. Sau đó, có đơn thư nặc danh khiếu nại, đề cập tới việc ông Vinh không đủ tiêu chuẩn theo các quy định hiện hành có liên quan.
Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã, làm việc với Ban Giám hiệu và Ban Thường vụ Đảng ủy của Trường ĐH Luật Hà Nội; họp mở rộng với thành phần gồm Ban Cán sự Đảng của Bộ Tư pháp, Ban Giám hiệu trường này, Hội đồng thi tuyển lãnh đạo cấp vụ và một số đơn vị của Bộ Tư pháp và Ban Giám sát kỳ thi…
Các hiệu phó Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết đã có góp ý cho đề án trước khi Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển. Cụ thể, "cần đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của Khoản 2 Điều 20 Luật Giáo dục Đại học và Điều lệ trường ĐH về tiêu chuẩn của Hiệu trưởng trường đại học”. Đại diện trường phân tích, ứng viên trúng tuyển chức danh hiệu trưởng không đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn như “đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm”. Vấn đề tiếp tục được nêu trong khi họp với Đảng ủy. Trước một số thông tin trái chiều, mới đây, Thủ tướng đã giao Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền rà soát lại một lần nữa việc thi tuyển chức danh Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội để không trái với Thông báo 202 của Bộ Chính trị về đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng.
Cảm ơn ông!
- Ngân Anh - Văn Chung(Thực hiện)
XEM THÊM:
Giám đốc trúng tuyển nhưng chưa được bổ nhiệm làm hiệu trưởng ĐH Luật HN" alt="Giám đốc trúng tuyển ĐH Luật Hà Nội lần đầu lên tiếng">Giám đốc trúng tuyển ĐH Luật Hà Nội lần đầu lên tiếng
-
Soi kèo phạt góc Leicester City vs Liverpool, 22h30 ngày 20/4
-
Pha Lê thường xuyên đăng ảnh cùng bạn trai kém tuổi sau nhiều tháng hẹn hò. Tháng 1, cô chính thức công khai chuyện tình cảm.
Bạn trai người Hàn Quốc của cô là Emmanuel Shin, cao 1m86. Được biết, anh từng tốt nghiệp đại học ở Mỹ và hiện đang làm giám đốc một công ty tại Việt Nam. Nữ ca sĩ sinh năm 1987 cảm thấy thoải mái khi công khai chuyện tình cảm với bạn trai kém tuổi. Pha Lê không tiết lộ năm sinh của bạn trai. Pha Lê và bạn trai thường xuyên đi du lịch cùng nhau. Nhiều người ngưỡng mộ tình cảm của cả hai và hy vọng họ sẽ bên nhau dài lâu. Sau khi công khai, cô chia sẻ nhiều lần bị antifan công kích, thậm chí gửi cả ảnh của người yêu cũ đến cho bạn trai. Nữ ca sĩ cũng cho biết không quan tâm đến quá khứ của tình trẻ vì ‘ai mà chẳng có người yêu cũ’. Cận cảnh bạn trai người Hàn của Pha Lê. Cả cô và bạn trai đều chưa nghĩ đến chuyện kết hôn. Pha Lê thường xuyên chia sẻ hình ảnh đời thường cùng bạn trai, những khoảnh khắc tình tứ của cả hai khiến nhiều người ghen tỵ. Nhi Hoàng
Pha Lê phát khẩu trang miễn phí giữa đại dịch corona
Pha Lê rủ bạn bè đi phát khẩu trang miễn phí cho mọi người ở nhiều điểm trên địa bàn TP. HCM với thông điệp "Đoàn kết để sống - chung tay chống lại virus corona".
" alt="Pha Lê tình tứ bên bạn trai kém tuổi người Hàn Quốc">Pha Lê tình tứ bên bạn trai kém tuổi người Hàn Quốc