Bác sĩ Phan Minh Trí,Ápxetrongnãoembédàynhưvỏcamsànhsaukhisốttuầbảng xếp hạng c2 châu âu Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho biết bệnh viện vừa điều trị cho bệnh nhi 8 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng sốt cao, co giật, lơ mơ.
Bác sĩ Trí cho biết, trước đó, bệnh nhi bị sốt cao 3 tuần liền nhưng gia đình tự theo dõi, điều trị cho con tại nhà bằng kháng sinh. Đến khi tình trạng bé chuyển nặng, họ mới đưa con đến bệnh viện cấp cứu.
Hình ảnh khối áp xe chiếm phần lớn trong đầu trẻ trước phẫu thuật. Ảnh: BSCC. |
Sau chụp chiếu, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhị bị áp xe não nặng. Bệnh nhi được hồi sức tích cực, phẫu thuật lấy ổ áp xe não rất lớn, chèn ép trong đầu, nguy cơ đe dọa tính mạng.
“Bao áp xe của bé đã dày như vỏ quả cam sành, có lẽ do tự dùng kháng sinh không hợp lý tại nhà. Nếu bé được điều trị đúng ngay từ đầu, diễn tiến có thể đáp ứng thuốc mà không cần phẫu thuật”, bác sĩ Trí chia sẻ.
Bác sĩ Trí cho biết, tình hình dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp, dẫn đến người dân có tâm lý lo sợ, ngại đến bệnh viện. Thời gian qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận nhiều trẻ được đưa đến bệnh viện trễ, tình trạng nguy kịch. Điều đáng nói, ban đầu trẻ chỉ mắc các bệnh thông thường, nếu được trị đúng sẽ nhanh chóng hồi phục. Trường hợp bệnh nhi trên là điển hình.
Theo bác sĩ Trí, hiện bệnh nhi vẫn phải theo dõi nhiều di chứng về sau phẫu thuật. Ảnh: BSCC. |
Theo bác sĩ Trí, thời gian qua, các bệnh viện vẫn khám chữa bệnh như trước dịch. Quy trình nhận bệnh, sàng lọc và thăm khám tuân thủ triệt để quy định phòng dịch nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, người nhà và cả nhân viên y tế.
Bác sĩ Trí khuyến cáo, cha mẹ cần cho con ăn đủ chất, hấp thụ các vi chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch. Hướng dẫn cho trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên phòng ngừa các bệnh thường gặp và thực hiện 5K.
Quan tâm theo dõi sức khỏe cho trẻ, không tự ý điều trị kháng sinh tại nhà. Nếu cần cho bé đi khám tại cơ sở y tế địa phương gần nhà. Trường hợp không thể đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn qua các đường dây tư vấn để biết cách chăm sóc hợp lý khi trẻ có bệnh.
Khi con có dấu hiệu co giật, nôn ói nhiều, ngủ li bì hay vật vã, bứt rứt, sốt cao liên tục, thở mệt, tiêu máu... cần đưa ngay đến bệnh viện để được can thiệp kịp.
Tú Anh
Nuốt phải pin cúc áo, em bé 3 tuổi bị loét thực quản
Sau nuốt phải viên pin cúc áo, bé T. liên tục nôn ói, khóc thét, kêu rát ở họng. Khi đưa đến bệnh viện, bé đã bị bỏng thực quản, phải đặt đặt sonde hỗng tràng.