Những bức thư nổi tiếng về áp lực học tập thi cử được chia sẻ
Áp lực trong học tập,ữngbứcthưnổitiếngvềáplựchọctậpthicửđượcchiasẻscotland đấu với bồ đào nha thi cử, và trong cả cuộc sống học đường đôi khi gây tổn thương thực sự cho các bạn học sinh. Mùa thi Đại học năm nay sắp đến, và đó thường là khoảng thời gian mà các bạn học sinh cuối cấp chịu áp lực nặng nề tỷ lệ thuận với kỳ vọng phụ huynh, gia đình, nhà trường.
Không phải ngẫu nhiên mà mỗi năm vào mùa thi, cộng đồng thường phải nhắn gửi lại thông điệp rằng Đại học không phải con đường duy nhất, rằng không nên tạo sức ép thi cử quá lớn đè nặng lên vai con cái. 2 năm trước có một bức thư thầy Hiệu trưởng ở Singapore gửi các bậc phụ huynh truyền tải thông điệp này, và bức thư nổi tiếng đó năm nay vẫn được cư dân mạng chia sẻ lại.
Trong khi đó cũng có một bức thư nổi tiếng khác của cố Thủ tướng Đài Loan Tôn Vận Tuyền (1913-2006) gửi con trai thường được chia sẻ như một thông điệp giá trị dành cho các bạn học sinh tuổi trưởng thành về việc đối mặt như thế nào với các áp lực trong trường lớp, trong cuộc sống.
Thực tế đã có những trường hợp đau lòng về áp lực thành tích, điểm số mà mới đây nhất là vụ việc một bạn học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến (TP.HCM) tự tử và để lại bức thư tuyệt mệnh chia sẻ cảm giác mệt mỏi vì áp lực.
Vì thế, cũng nhân mùa thi sắp đến, ICTnews sẽ sưu tầm lại 2 trong số các bức thư hay về cách tiếp cận trong giáo dục học đường cách để học sinh và gia đình giảm tải bớt gánh nặng học tập thi cử.
Bức thư thầy Hiệu trưởng gửi phụ huynh
"Các bậc phụ huynh kính mến,
Kỳ thi của các em học sinh đang tới gần. Chúng tôi biết rằng các vị đều đang thấp thỏm mong cho con mình sẽ giành được kết quả cao trong kỳ thi này.
Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng, trong số các em, những người tham dự kỳ thi, có em sẽ là một nghệ sĩ, người không cần hiểu sâu về Toán.
Có em sẽ là một doanh nhân, người không cần phải quá quan tâm đến Lịch sử hay Văn học Anh.
Có người sẽ là một nhạc sỹ, người mà với họ, môn Hoá học sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều.
Có người sẽ là một vận động viên, người mà việc rèn luyện thể chất sẽ quan trọng hơn là môn Vật lý, giống như vận động viên Schooling của chúng ta.
Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con.
Hãy nói với con rằng: ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Con được sinh ra trên đời cho những điều lớn lao nhiều hơn thế.
Hãy nói với con rằng, dù điểm số của con là bao nhiêu, cha mẹ vẫn yêu con và không hề phán xét.
Xin hãy làm như vậy, và nếu các vị thực hiện điều đó, hãy chờ xem con mình chinh phục thế giới. Một kỳ thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ đi những ước mơ và tài năng bên trong của các con.
相关推荐
- Nhận định, soi kèo U19 PVF
- Điểm chuẩn CĐ Giao thông, Tài nguyên và Môi trường
- Ban Tổ chức Lễ tang sẽ tạo điều kiện sắp xếp cho Nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công nghệ thông tin
- Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Club Necaxa, 1h00 ngày 13/1: Nối mạch bất bại
- Điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển NV2 230 trường
- Ba trường học bị dừng tuyển sinh
- Người dùng Facebook Việt cần làm gì trước nguy cơ bị mã độc đánh cắp tài khoản?