当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Barcelona vs Universitario Deportes, 09h00 ngày 23/4: Thắng và sạch lưới 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
>> Điểm cao vẫn trượt đại học: "Tại anh hay tại ả"?
Kỳ tuyển sinh đại học 2017 đã kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên với 170 trong hơn 320 trường đại học đã tuyển đủ chỉ tiêu. Đây là năm thứ 3 cả nước tiến hành một kỳ thi với hai mục đích “công nhận tốt nghiệp” và “xét tuyển đại học”, cũng là năm đầu tiên hầu hết các môn – trừ Ngữ văn – được thi theo hình thức trắc nghiệm.
Năm nay, thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng. Sau khi biết điểm thi, thí sinh còn được điều chỉnh nguyện vọng. Sau đợt xét tuyển đầu tiên, đã có 170 trong số hơn 300 trường tuyển đủ chỉ tiêu.
![]() |
Ông Phạm Tất Thắng |
Điều gây bất ngờ hơn cả là sau khi có kết quả, điểm chuẩn nhiều trường đại học năm nay trở nên cao kỷ lục. Thậm chí có những ngành, mức điểm chuẩn vượt hơn cả điểm số tuyệt đối tối đa của 3 môn (10 điểm/môn), lên tới 30,5 điểm. Mức điểm chuẩn năm nay ở một số ngành còn tăng vọt lên 2-4, thậm chí là 7 điểm so với năm trước.
Nhiều nghịch lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH này đã tốn khá nhiều giấy mực để mổ xẻ trong tuần qua như: Đạt 30 điểm, chưa chắc đã đỗ; Điểm thi cao hơn điểm chuẩn, vẫn trượt như thường (vì tiêu chí phụ)…
Nhiều vấn đề đặt ra từ kỳ thi và việc xét tuyển như: Đề thi có dễ, Cơ chế điểm cộng có thực sự hợp lý? Học sinh thủ đô thiệt thòi hơn học sinh các tỉnh? Hình thức trắc nghiệm có thực sự phù hợp? Hay như việc tuyển sinh có được tuyển đúng đối tượng, có năng lực, có đam mê ngành nghề đã chọn..
Những hiện tượng này được nhìn nhận và nên điều chỉnh thế nào trong tương lai? Đây là điều đang được học sinh, các bậc phụ huynh và cả xã hội quan tâm rất lớn.
Với nhiều băn khoăn đó, VietNamNet tổ chức Bàn tròn trực tuyến với chủ đề : “Thấy gì từ kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học 2017?"
Chương trình đã phát trực tiếp lúc 14h15p chiều nay 4/8 và livestream qua fanpage Vietnamnet, với sự tham gia của 3 khách mời:
- Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT.
- TS Phạm Thu Hương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương.
Nhiều câu hỏi của bạn đọc đã gửi về email chương trình bantrontructuyen@vietnamnet.vn và đã được các khách mời giải đáp đầy đủ.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT |
![]() |
TS Phạm Thu Hương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương (bên trái) và nhà báo Phạm Huyền |
Bạn đọc Nguyễn Hương gửi băn khoăn qua fanpage Vietnamnet.vn: “Việc cộng điểm khu vực vào điểm thi quá cao không đánh giá đúng năng lực học sinh. Vậy Bộ Giáo dục có gì thay đổi và bao giờ sẽ thay đổi? Con tôi ở Hà Nội rất thiệt thòi so với các bạn được cộng đến 3 điểm thi đại học. Trong thời buổi thi trắc nghiệm chênh nhau có từng 0 phẩy nho nhỏ thì 3 điểm là quá nhiều”.
Bạn đọc Giang Trà đặt vấn đề: “Liệu có nên bỏ thi trắc nghiệm?” Bạn đọc Khánh Lương đưa ra băn khoăn: “Trường hợp điểm thi của thí sinh đạt tuyệt đối 30đ/30 mà vẫn trượt nguyện vọng 1 thì thí sinh có thể kiện trường được không, vì thí sinh đủ tất cả các điều kiện mà trước khi thi nhà trường đặt ra?”
Nhiều trường hợp cụ thể cũng được các bạn đọc gửi đến như bạn đọc Lê Bá Ích cho biết: “Điều nghịch lý là thí sinh đạt điểm thi 29,35 thì rớt, trong khi thí sinh khác đạt 29,15 thì đỗ, khi thi vào ngành bác sĩ đa khoa ĐHYD TP.HCM, do điểm của các thí sinh trên đều làm tròn là 29,25. Và tiêu chí phụ đầu tiên nhà trường quy định là môn tiếng Anh . Do đó, điểm thấp hơn nhưng môn tiếng Anh cao hơn thì đỗ”.
Với thực tế này, bạn đọc Ích hỏi: “Tại sao chúng ta không để nguyên điểm mà phải làm tròn? Tại sao tiêu chí phụ không chọn là môn Văn thay cho môn tiếng Anh, như có lần Bộ trưởng Bộ Y tế có nhận định: học sinh học tốt môn văn giàu lòng trắc ẩn, cảm thông sâu sắc trước nỗi đau của người bệnh. Từ đó, chăm sóc và điều trị bệnh nhân tốt hơn?
Một bạn đọc khác tên Đỗ Đức Việt cũng đề nghị các khách mời giải thích: “Kết quả thi: 28 điểm (Toán 9.5 Lý 9 Hóa 9, Ưu tiên 0.5). Nguyện vọng 1 là ĐH Dược Hà Nội hiện không đạt. Nguyện Vọng 2 là ĐH Ngoại thương đạt. Yêu cầu đăng ký nhập học chậm nhất 7/8/2017. Vậy nếu đã đăng ký ĐH Ngoại thương, nhưng sau ngày 7/8/2017 ĐH Dược hạ điểm chuẩn thì em có được đăng ký nhập học ĐH Dược không? Thủ tục như thế nào?”…
Ngoài ra chương trình cũng nhận được rất nhiều chia sẻ của bạn đọc về tính minh bạch, chuẩn mực của kỳ thi năm nay như bạn đọc Trương Văn Thành bình luận: “Tôi thấy rằng, trong mấy năm qua vấn đề đổi mới giáo dục có rất nhiều vấn đề, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng có vẻ như nó chưa sát với thực tế cuộc sống mà cứ nặng trên lý thuyết. Nền giáo dục đào tạo có quá nhiều vấn đề phải cải tổ sâu, đặc biệt là tuyển sinh vào ĐH Như kỳ thi vừa rồi, điểm sàn đầu vào quá cao. Do đâu, trước hết theo tôi là việc thiết kế đề thi chưa ổn, đề thi hoàn toàn là trắc nghiệm khi việc coi thi chưa được chuyên nghiệp là điều quá nguy hiểm. Ví dụ như bài tự luận, khi các em nhìn bài nhau thì thời gian rất lâu. Nhưng với trắc nghiệm khi hỏi bài hoặc nhìn bài thì rất nhanh, chưa nói là đánh bừa may rủi. Như vậy sẽ dẫn đến điểm của thí sinh rất ảo, dẫn đến hệ lụy sau này sinh viên chật lượng không thực chat.
“Vậy xin các khách mời cho biết Bộ Giáo dục ĐT đã có họp để nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này chưa và làm thế nào để nâng cao toàn diện chất lượng GD ĐT đặc biệt là trong vấn đề thi tuyển?”, bạn đọc Trương Văn Thành hỏi.
Mời bạn đọc cùng xem lại những chia sẻ của các vị khách tại video sau:
VietNamNet
Thủ tướng: Kỳ thi THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng được tổ chức tốt" alt="Mời tham gia trực tuyến “Thấy gì từ biến động xét tuyển đại học?”"/>Mời tham gia trực tuyến “Thấy gì từ biến động xét tuyển đại học?”
Tại Hội nghị An toàn giao thông Việt Nam năm 2023 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức vào ngày 12/10, giảng viên Nguyễn Sơn Lâm, Đại học Công nghệ TP.HCM cho biết, với lợi thế từ trên cao, máy bay không người lái cho phép thu thập dữ liệu toàn diện và hiệu quả trên diện tích đô thị lớn.
Bằng cách sử dụng công nghệ UAV, chúng ta có thể thu thập dữ liệu và hình ảnh trong thời gian thực, từ đó tạo điều kiện cho việc đánh giá trật tự đô thị một cách chính xác và toàn diện hơn.
“Nhờ vào khả năng bay ở độ cao và góc nhìn rộng, máy bay không người lái có thể phát hiện những vấn đề khó thấy từ mặt đất, giúp cải thiện quản lý chất lượng công trình và đảm bảo tiến độ xây dựng”, TS. Nguyễn Sơn Lâm nói.
Tại TP Thủ Đức, địa phương này đã lắp đặt hệ thống camera thông minh sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, tích hợp với UAV để tăng cường khả năng giám sát, phát hiện các vi phạm trật tự đô thị.
Theo báo cáo của UBND TP Thủ Đức, tính đến tháng 8 năm 2023, thành phố đã trang bị 44 UAV cho các cơ quan chức năng. UAV được sử dụng trong nhiều lĩnh vực trên địa bàn thành phố Thủ Đức như: quản lý đô thị, cứu hộ cứu nạn, nông nghiệp, giao thông, du lịch…
Sau thời gian lặp đặt, vận hành, đến nay UAV đã được sử dụng để phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm trật tự đô thị như xây dựng trái phép, đổ trộm rác thải,...
Cụ thể:
Ngày 27/7/2022, UAV được sử dụng để phát hiện và xử lý vụ xây dựng trái phép tại phường Linh Xuân.
Ngày 10/8/2022, UAV được sử dụng để phát hiện và xử lý vụ đổ trộm rác thải tại phường Hiệp Bình Phước.
Ngày 20/8/2022, UAV được sử dụng để hỗ trợ công tác cứu hộ, cứu nạn sau vụ sạt lở đất tại phường Long Phước.
“Có thể thấy, việc sử dụng UAV đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc quản lý, kiểm tra trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Thủ Đức, số lượt vi phạm xây dựng không phép có xu hướng giảm”, TS. Nguyễn Sơn Lâm nói.
Những lợi ích triển khai UAV trong quản lý đô thị
Lợi ích đầu tiên UAV đem lại là khả năng thu thập hình ảnh và dữ liệu từ trên cao để đánh giá tình trạng trật tự đô thị, như xây dựng trái phép, vi phạm quy định về xây dựng, chất lượng công trình, và vi phạm giao thông.
Trong lĩnh vực giao thông UAV giám sát việc tuân thủ quy định giao thông bằng cách xác định các điểm nút giao thông tắc nghẽn, vi phạm luật giao thông và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện lưu thông và đảm bảo an toàn giao thông.
UAV cũng có khả năng kiểm tra quản lý chất lượng công trình, tiến độ xây dựng và tuân thủ quy định xây dựng. Sử dụng UAV cho việc kiểm tra quản lý chất lượng công trình có thể cung cấp hình ảnh và dữ liệu chi tiết về tiến độ xây dựng và chất lượng công trình từ trên cao.
UAV có thể thực hiện việc kiểm tra tự động hoặc được điều khiển bởi nhân viên kiểm tra để thu thập thông tin về các khuyết điểm, sai sót và vi phạm quy định xây dựng.
Kim Duyên và nhóm PV, BTV" alt="Dùng máy bay không người lái kiểm tra trật tự đô thị tại TP Thủ Đức"/>Dùng máy bay không người lái kiểm tra trật tự đô thị tại TP Thủ Đức
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Athletic Bilbao, 02h00 ngày 21/4: Trên đà hưng phấn
![]() |
![]() |
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 2.450 thí sinh.
Trước đó, trong Đề án tuyển sinh công bố hồi tháng 3, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cho biết ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng do Bộ quy định. Tuy nhiên, sau khi Bộ công bố ngưỡng đầu vào và tham khảo điểm thi năm nay, trường đã thay đổi mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển.
Lê Huyền
Tuyển sinh đại học 2017: Điểm nhận hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
Hình thái “hacker khủng bố”
Tổng hợp và phân tích “kẻ thù” trên thế giới mạng sau hơn 20 năm làm việc, Mikko Hypponen phân chia thành 5 nhóm hacker. “Cần hiểu rõ những kẻ có thể tấn công mình để có thể bố trí các nguồn lực vốn hạn chế của chúng ta một cách đúng chỗ nhằm đối phó với các nguy cơ” - Mikko Hypponen giải thích lý do phân loại.
“Hai tháng trước, xe của Abu Hussain đã trúng một quả tên lửa khi đang di chuyển ở Iran” – Mikko nói đến một tin tặc vốn sinh sống ở Anh và sau đó chuyển đến Iran tham gia Tổ chức Hồi giáo cực đoan IS. Sau một thời gian dài theo dõi Hussain trên mạng, Mikko đã phát hiện nhiều cuộc tấn công mà người này phát động chống lại hệ thống công nghệ của Chính phủ Anh. “Hacker này đã phát hiện việc theo dõi và dọa giết tôi. Nhưng may mắn cho tôi là hacker này đã chết vì tên lửa của Mỹ” - Mikko chia sẻ.
![]() |
Huyền thoại về bảo mật Mikko Hypponen. Ảnh: Đỗ Trọng |
Đây là hình thái mới của hacker - loại hacker thứ 5 mà Mikko đã theo dõi trong vài năm gần đây. “Hình thái mới này ngày càng nguy hiểm khi xu hướng Internet of Things đang phát triển mạnh. Hacker có thể thực sự thực hiện các cuộc tấn công mang tính khủng bố” - Mikko chia sẻ.
Tại Hội nghị, Mikko đã cho các đại biểu thấy những thứ mà ông có thể kiểm soát. Đó đơn giản là hệ thống điều khiển một bể bơi, điều khiển camera của các ngôi nhà, hệ thống quản lý nhà hàng hay quản lý giường bệnh tại một bệnh viện. “Nếu kẻ xấu xâm nhập vào hệ thống quản lý nước của bể bơi và bơm vào đó một chất độc nào đó thì không biết hậu quả sẽ như thế nào” - một đại biểu tham gia AVAR 2015 bày tỏ lo lắng sau khi nghe bài thuyết trình của Mikko Hypponen.
Việt Nam trong cuộc chiến bảo mật
Đến Việt Nam từ hôm 1/12, Mikko Hypponen đã tiếp xúc với nhiều lãnh đạo cấp cao của Việt Nam. “Một số quan chức của Việt Nam cho rằng do kinh tế còn khó khăn nên Việt Nam chưa làm tốt công tác an toàn thông tin. Tôi không đồng ý với ý kiến này. Tôi biết Việt Nam rất giàu, giàu về con người, về nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực của Việt Nam có trình độ và kỹ năng cao trong lĩnh vực an toàn thông tin” - Mikko Hypponen khẳng định.
Minh chứng cho nhận định của Mikko Hypponen, hai đại diện của nhóm VnSecurity (Việt Nam) trong bài trình bày của mình tại diễn đàn AVAR 2015 đã cho thấy cuộc chiến chống tin tặc vẫn âm thầm nhưng căng thẳng. Trong suốt một thời gian dài (từ 2008), VnSecurity đã phát hiện những cuộc tấn công có nguồn gốc từ các tổ chức đặt tại Trung Quốc nhằm vào một số công ty game lớn của Việt Nam. Các cuộc tấn công này nhằm khai thác thông tin về thẻ game trả trước rồi từ đó những thẻ game lậu được tuồn từ Trung Quốc vào phân phối tại 63 tỉnh, thành của Việt Nam. “Các tổ chức tin tặc đó đã kiếm được hàng triệu USD từ việc đánh cắp các thông tin về thẻ trả trước và thanh toán của các công ty game ở Việt Nam” - đại diện nhóm VnSecurity cho biết.
Việc chống lại các tấn công đến từ các tổ chức tại Trung Quốc tới đầu những năm 2010 mới tạm dừng lại sau khi các chuyên gia bảo mật của Việt Nam truy tìm và chặn các luồng tấn công này. “Điều đáng chú ý là các cuộc tấn công từ các tổ chức đặt tại Trung Quốc diễn ra trong giờ làm việc. Ngày nghỉ không hề có đợt tấn công nào” - đại diện VnSecurity chia sẻ.
Tuy nhiên, đến nay danh tính cũng như làm cách nào để các hacker chuyển được tiền về Trung Quốc vẫn là bí ấn. “Số tiền thu lợi bất chính lên đến cả triệu USD mỗi tháng nhưng chúng tôi không biết làm thế nào tin tặc chuyển được tiền khỏi Việt Nam” - đại diện VnSecurity nói.
5 loại haker theo phân loại của Mikko Hypponen 1/ Hacker mũ trắng: Những hacker thực hiện kiểm tra, tấn công thử nghiệm để phát hiện lỗi bảo mật của các hệ thống và báo lại cho quản trị hệ thống để sửa lỗi. 2/ Hacker tấn công nhằm chứng tỏ bản thân: Có nhiều hacker thực hiện các cuộc tấn công nhằm “khoe” thành tích, năng lực bản thân. 3/ Hacker kiếm tiền: Hacker thực hiện các cuộc tấn công nhằm khai thác lỗ hổng bảo mật, khai thác dữ liệu, tài nguyên mạng… phục vụ cho mục đích kiếm tiền. Theo các ước tính, doanh thu của thế giới hacker ngầm là nhiều tỉ USD, lớn hơn hàng chục lần so với tổng doanh thu của các hãng bảo mật danh tiếng cộng lại. 4/ Hacker hậu thuẫn bởi các chính phủ: Trong vòng 10 năm trở lại đây, nhiều chính phủ đã triển khai các đội quân mạng, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh mạng nếu xảy ra. 5/ Hacker khủng bố: Đây là loại hình hacker mới, chỉ những hacker có kỹ năng cao, tham gia các tổ chức khủng bố, thực hiện các cuộc tấn công chủ đích hướng tới mục tiêu là các chính phủ, tổ chức hỗ trợ và thực hiện các kế hoạch khủng bố. |
Theo Đỗ Trọng- KH&PT
TIN LIÊN QUANThủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, việc tổ chức sự kiện Ngày Chuyển đổi số quốc gia thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta, của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước trong chuyển đổi số.
Sự kiện cũng chuyển tải thông điệp “Chuyển đổi số một cách tổng thể, xuyên suốt, toàn diện, bao chùm, liên thông nhưng có trọng tâm, trọng điểm, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp, mang lại lợi ích thiết thực cho quốc gia, dân tộc và cho chính người dân, doanh nghiệp là yếu tố quyết định đảm bảo sự thành công trong chuyển đổi số quốc gia”.
Thủ tướng cũng lưu ý rằng, chuyển đổi sốvừa có thời cơ, thuận lợi, vừa có khó khăn, thách thức, và điều quan trọng là chúng ta phải có bản lĩnh, trí tuệ nhằm phát huy tối đa thời cơ, thuận lợi và hóa giải có hiệu quả những thách thức, khó khăn để phát triển, với tinh thần “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”.
Nhấn mạnh chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là yêu cầu khách quan với mỗi quốc gia, là sự lựa chọn chiến lược để xây dựng và phát triển đất nước nhanh, toàn diện, hiện đại và bền vững, Thủ tướng cho biết, nhiều văn kiện và nghị quyết của Đảng đã đề cập sâu sắc về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số trong các mục tiêu, quan điểm phát triển và đột phá chiến lược; xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Chuyển đổi số quốc gia đã xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, phát triển ổn định và thịnh vượng, tiên phong ứng dụng các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, bao trùm và rộng khắp, không để ai bị bỏ lại phía sau.
“Chính phủ Việt Nam xác định mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu để hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân được ấm no, hạnh phúc”, Thủ tướng khẳng định.
Theo Thủ tướng, năm 2023 là năm dữ liệu số quốc gia, với quan điểm dữ liệu số là tài nguyên quốc gia, là nền tảng của sự phát triển, chúng ta cần nắm bắt, tận dụng cơ hội để khai thác, phát huy giá trị của dữ liệu số trở thành nguồn lực quan trọng cho phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Khẳng định Việt Nam muốn thành nước phát triển có thu nhập cao thì bắt buộc phải chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cho biết, Việt Nam đã bước vào năm thứ tư của chuyển đổi số. Năm nay là năm dữ liệu số quốc gia, năm tạo ra giá trị mới từ dữ liệu, tạo ra các kết quả thiết thực và cũng là năm sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao, mà đặc biệt là trí tuệ nhân tạo để giải các bài toán cụ thể của Việt Nam.
Cùng với việc chỉ ra đặc trưng riêng có của tài nguyên dữ liệu là do con người tạo ra và không bị cạn kiệt, người đứng đầu ngành TT&TT cũng lưu ý về vai trò quyết định của người nắm giữ nền tảng số, dữ liệu số: “Chuyển đổi số Việt Nam mà không dựa trên các nền tảng số Việt Nam thì người hưởng lợi chính từ chuyển đổi số Việt Nam lại không phải Việt Nam. Nền tảng số Việt Nam là lời giải chính và đột phá cho chuyển đổi số Việt Nam”.
Người Việt kể câu chuyện chuyển đổi số Việt Nam
Tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng cho biết, chuyển đổi số của Việt Nam đã thực sự trở thành toàn dân và toàn diện. Mục tiêu phổ cập số luôn được xác định là trọng tâm. Chúng ta đã có gần 100.000 Tổ công nghệ số cộng đồng tại từng thôn bản để hướng dẫn người dân chuyển đổi số.
Năm 2023 cũng là năm bùng nổ của các ứng dụng AI. Ước mơ mỗi người dân, mỗi cán bộ công chức, viên chức có một trợ lý riêng, ước mơ trao thêm quyền năng tri thức cho con người, cho gần 3 triệu công viên chức, cho hàng trăm triệu người dân Việt Nam đã trở thành hiện thực.
Theo Bộ trưởng, ngành TT&TT đang triển khai 4 trợ lý ảo quan trọng là trợ lý ảo hỗ trợ cho lĩnh vực lập pháp, trợ lý ảo hỗ trợ hành pháp, trợ lý ảo ngành tư pháp và trợ lý ảo hỗ trợ pháp lý cho người dân.
Điểm nhấn nổi bật của sự kiện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2023 là các thành tựu chuyển đổi số thời gian qua đã được khắc họa qua chương trình nghệ thuật lấy cảm hứng từ những câu chuyện thật, với sự tham gia của những nhân vật thật. Họ là những cá nhân, doanh nghiệp đã và đang tích cực lan tỏa mạnh mẽ tinh thần chuyển đổi số trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Đó là câu chuyện của Rạng Đông, một doanh nghiệp sản xuất truyền thống được thành lập từ năm 1961. Tưởng chừng như Rạng Đông sẽ lụi tàn sau biến cố lịch sử năm 2019, thế nhưng biến cố ấy lại tạo nên sức ép để Rạng Đông quyết tâm chuyển đổi số, mở ra một không gian tăng trưởng mới.
Chia sẻ tại Ngày Chuyển đổi số 2023, ông Nguyễn Đoàn Thăng, vị lãnh đạo chuyển đổi số 81 tuổi của Rạng Đông cho hay: “Ngày nay, công nghiệp hóa có nội hàm là chuyển đổi số các nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Rạng Đông đã làm được. Tôi tin rằng các nhà máy sản xuất truyền thống Việt Nam cũng sẽ làm được, miễn là chúng ta có tinh thần đổi mới, chấp nhận cái mới”.
Ở một câu chuyện khác, nền tảng cảng biển số của công ty VSL đã giúp hoạt động của nhiều cảng biển Việt Nam diễn ra trên môi trường số trực tuyến và toàn trình.
Trong 10 năm, từ con số 0, ông Tạ Minh Vang - Tổng giám đốc công ty VSL đã thực hiện hóa khát vọng xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số cảng biển do Việt Nam làm chủ ở 22 cảng biển, kết nối gần 200 hãng tàu trên toàn thế giới, trên 900 doanh nghiệp vận tải và gần 30.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu tích hợp, chia sẻ dữ liệu để tạo ra giá trị. Nền tảng chuyển đổi số cảng biển chính là kết quả của sự kiên trì, bền bỉ theo đuổi ước mơ lớn, khát vọng lớn, doanh nghiệp nhỏ giải quyết bài toán lớn của quốc gia.
“Sự kiên trì, không nản chí trước khó khăn với tinh thần dám nghĩ, dám làm, khi gặp vấn đề khó thì tìm đến cơ quan quản lý nhà nước là Bộ TT&TT, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương đã giúp giải pháp cảng biển số dẫn đầu thị trường Việt Nam và thay thế các sản phẩm nước ngoài”, ông Tạ Minh Vang chia sẻ kinh nghiệm của mình, đồng thời đưa ra lời kêu gọi “Hãy cùng nhau Make in Viet Nam”.
Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2023 cũng tôn vinh những tấm gương tiêu biểu, truyền cảm hứng và cổ vũ cộng đồng. Đó là trường hợp của cô Nông Thị Thuận, Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng của Ấp 3, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước và anh Đinh Văn Hinh, một người dân tộc Cơ Tu, Tổ trưởng Tổ hỗ trợ điểm dịch vụ công trực tuyến thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Cô Thuận và anh Hinh chính là 2 nhân tố điển hình khi nhắc tới những người đang ngày đêm đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng sản phẩm dịch vụ số. Họ là những minh chứng cho chủ trương chuyển đổi số toàn dân và toàn diện, lấy người dân làm trung tâm, đưa họ lên môi trường số, bất kể dù đó là người già hay trẻ, biết hay không biết công nghệ.
Việt Nam có những bài toán đặc thù, gắn với bối cảnh Việt Nam. Những năm qua, có không ít ví dụ đã cho thấy Người Việt Nam có thể dùng công nghệ số để tự giải quyết vấn đề Việt Nam, không chờ đợi, phụ thuộc ai.
Minh chứng của việc dùng công nghệ số giải các bài toán Việt Nam được thể hiện rõ qua những dịch vụ công trực tuyến đang được cung cấp toàn trình hoàn toàn trên mạng, mang lại sự thuận tiện, nhanh chóng cho người dân nhờ kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Có thể kể đến là dịch vụ đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng của Bộ GD&ĐT, dịch vụ cấp hộ chiếu phổ thông của Bộ Công an cùng dịch vụ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh do Bộ Tài chính cung cấp.
Cũng cần phải nhắc tới các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam như Giao Hàng Tiết Kiệm, VNPT, Viettel, Bkav, MISA... đang từng giây, từng phút miệt mài sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số để giải quyết các bài toán Việt Nam.
Chương trình nghệ thuật được trình diễn tại Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 cũng tôn vinh các doanh nghiệp công nghệ Việt đã đi ra nước ngoài. Theo thống kê, trong năm 2022 tới năm 2023, đã có hơn 1.400 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng gần 20% so với năm 2021.
Những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra nước ngoài tiêu biểu gồm Viettel, FPT, CMC, Rikkeisoft, VMO, NTQ và TMA… Đáng chú ý, doanh thu từ thị trường nước ngoài từ viễn thông của Viettel đã đạt 3 tỷ USD, của FPT từ CNTT và chuyển đổi số đã đạt 1 tỷ USD.
“Go Global” chính là cách để các doanh nghiệp trở nên xuất sắc, có năng lực cạnh tranh quốc tế, từ đó tồn tại lâu dài trong nước. Đi ra nước ngoài cũng là để phát triển Việt Nam, là mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi từ chuyển đổi số
Theo Thủ tướng, sự kiện “Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023” thể hiện sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, sự hưởng ứng mạnh mẽ của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học.
Nhận định chuyển đổi số Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu đáng trân trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, quyết tâm và kết quả đạt được của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho hay, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước, bao gồm việc giải quyết nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi số, nhất là dữ liệu số. Nhiều khó khăn, vướng mắc, thách thức đã được Thủ tướng điểm ra như: kết nối, chia sẻ dữ liệu; số hóa dữ liệu; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về dữ liệu số; hạ tầng dữ liệu số; an toàn thông tin, an ninh mạng và nguồn nhân lực.
Do vậy, để chuyển đổi số quốc gia một cách hiệu quả, thực chất, chúng ta phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tạo sự thay đổi phương thức quản lý, vận hành, quản trị xã hội.
“Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực của chuyển đổi số. Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính họ sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Với thông điệp “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới” và yêu cầu “thông thoáng về chính sách, thông suốt về hạ tầng, thông minh về quản lý”, cùng với việc nêu rõ 4 quan điểm chủ đạo trong chuyển đổi số nói chung và tạo lập, khai thác dữ liệu số, Thủ tướng cũng chỉ đạo rõ các nhiệm vụ cần tập trung thực hiện tốt thời gian tới.
Trong đó, một nhiệm vụ được Thủ tướng nhấn mạnh là các bộ, ngành, địa phương cần tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách cho hạ tầng số, nền tảng số và nguồn nhân lực số để thúc đẩy dữ liệu số phát triển ổn định, bền vững. Sớm xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về dữ liệu số; danh mục dữ liệu dùng chung; quản lý chất lượng thông tin, dữ liệu để giám sát, đánh giá dữ liệu số một cách xuyên suốt và mang lại giá trị, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Luôn phải coi dữ liệu số là tài nguyên quốc gia, càng khai thác nguồn tài nguyên này thì đất nước càng phát triển.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh việc tạo lập dữ liệu thông qua triển khai xây dựng, phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; đẩy mạnh thu thập, xử lý, làm sạch dữ liệu, kết nối các hạ tầng số tập trung để khai thác, chia sẻ dữ liệu; sớm trình cấp có thẩm quyền chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia.
Thủ tướng cũng yêu cầu cầu các bộ, ngành, địa phương chung tay tháo gỡ những điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua tái cấu trúc quy trình, tái sử dụng dữ liệu sẵn có; hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh lên môi trường số; tăng cường công tác truyền thông để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, hiệu quả của chuyển đổi số, tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại...
Đọc toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị này." alt="Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2023"/>Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2023