Chiếc điện thoại Galaxy S9+ không chỉ là trợ thủ đắc lực trong công việc mà còn đảm đương vai trò “phó nháy” cừ khôi cho “đả nữ”.
Sau nhiều tâm huyết dành cho bộ phim Hai Phượng, Ngô Thanh Vân quyết định mang “đứa con tinh thần” đến Chợ phim quốc tế Cannes với mong muốn có thể giới thiệu tác phẩm đến nhiều nhà phát hành quốc tế. Sau những ngày tất bật với công việc, “đả nữ” không quên dành thời gian thăm thú những địa danh nổi tiếng của Pháp. Nụ cười rạng rỡ của Ngô Thanh Vân cùng bức ảnh vô cùng sắc nét chụp từ điện thoại khiến người ta dễ liên tưởng đến một tấm post card mang đậm tinh thần điện ảnh.
Vẻ đẹp của nắng vàng, biển xanh nước Pháp đã được tái hiện trọn vẹn trong bức ảnh đầy “chất thơ” của Ngô Thanh Vân. Thật bất ngờ là dưới cái nắng gay gắt của vùng Địa Trung Hải, bức ảnh vẫn có độ cân bằng màu đáng kinh ngạc, hoàn toàn không gặp tình trạng cháy sáng. Độ tương phản màu sắc giữa trời, biển, những rặng cây, tường đá,... rất rõ rệt, lôi cuốn sự chú ý của người xem. Khả năng điều chỉnh khẩu độ theo môi trường sáng giúp Galaxy S9+ có thể chủ động thu sáng vừa đủ trong điều kiện gay gắt như trên nhằm mang đến nước ảnh trong và chân thực.
Khải Hoàn Môn, địa danh xuất hiện rất nhiều trong các thước phim của Pháp cũng là điểm đến yêu thích của đả nữ. Dù có một phần đổ bóng khá lớn phía sau công trình nhưng những họa tiết điêu khắc vẫn được tái hiện sắc nét, hầu như không bị tối hay chìm trong tổng thể bức ảnh. Khẩu độ f/1.5 được điện thoại tự động điều chỉnh trong những tình huống thiếu sáng hoặc ánh sáng không ổn định như trên giúp Ngô Thanh Vân ghi lại trọn vẹn khoảnh khắc đáng nhớ này.
Vương cung thánh đường Sacré-Cœur nổi tiếng với 237 bậc thang đá là điểm đến yêu thích cho những người muốn ngắm nhìn trọn vẹn thành phố Paris. Ngay cả khi nhóm người phía sau chuyển động hay khi Ngô Thanh bước đi trên những bậc thang cổ kính này thì từng chi tiết vẫn ổn định và sắc nét đến không ngờ. Khả năng chống rung quang học OIS trên cả hai camera của Galaxy S9+ đã góp phần hỗ trợ tốt khả năng bắt ảnh chuyển động trong khung hình của “đả nữ”.
Những con phố lãng mạn vốn đã trở thành “đặc sản” trong các bộ phim tình cảm Pháp. Được rảo bước trên những con phố đẹp như phim này chính là trải nghiệm mà mọi tín đồ điện ảnh như Ngô Thanh Vân đều muốn có. Trong chiếc áo đen trắng sọc ngang, kết hợp với blazer dài khoác ngoài và kính mát đen, Ngô Thanh Vân tiếp tục khoe dáng khỏe khoắn, năng động giữa đường phố.
Sự phối hợp nhịp nhàng của ba lớp cảm biến trên camera giúp chiếc điện thoại này có thể bắt nét nhanh như chớp thần thái rạng ngời của Vân trong khi di chuyển, khiến cho khoảnh khắc streetstyle ngay giữa ngày thường vẫn “sang chảnh” và đậm chất điện ảnh.
Nếu việc mang Hai Phượng đến Chợ phim quốc tế Cannes được xem là chuyến đi với khao khát nâng tầm điện ảnh Việt thì hành trình du ngoạn nước Pháp của Ngô Thanh Vân cũng giúp tái định nghĩa trải nghiệm điện ảnh ngay trong cuộc sống, khi mọi khoảnh khắc đời thường đều có thể hiện lên với vẻ đẹp giàu cảm xúc như phim.
Tú Anh
" alt=""/>Paris đẹp như tranh qua ‘nhật ký’ của Ngô Thanh Vân
Theo Facebook, hai nỗi thất vọng lớn nhất mà mạng xã hội này nắm bắt được từ phía người sử dụng khi mua hàng qua Facebook đó là họ “dị ứng” với những quảng cáo đưa thông tin không chính xác về thời gian vận chuyển, đưa thông tin sai lệch về sản phẩm.
Do đó, Facebook vừa cho ra mắt một công cụ mới trên toàn cầu để giúp kiểm tra và xác định những vấn đề này, cũng như tìm hiểu những nỗi thất vọng thường gặp khác từ khách hàng.
Công cụ này được thiết kế để giúp mọi người đánh giá doanh nghiệp họ đã mua hàng, với hi vọng kết nối mọi người với các doanh nghiệp đáp ứng được kỳ vọng của họ.
" alt=""/>Từ hôm nay, Facebook tuyên bố mạnh tay 'xử' các nhà bán hàng quảng cáo láoTheo trang Finantial Times, một nhà bình luận giải thích rằng các thế hệ trẻ em Nhật Bản đã được nuôi dưỡng suy nghĩ về robot giống như những anh hùng hữu ích. Chẳng hạn Astro Boy, một bộ truyện tranh nổi tiếng đã bán được 100 triệu bản trên toàn thế giới. Astro Boy kể câu chuyện về một robot hình người được tiến sỹ Umataro Tenma tạo ra để thay thế đứa con trai đã mất của mình. Được hỗ trợ bởi bảy siêu quyền năng, bao gồm một khẩu súng máy có thể thu gọn trong hông, Astro Boy chiến đấu với cái ác và sự bất công. Tham quan bảo tàng khoa học và đổi mới Miraikan ở Tokyo, bạn sẽ thấy trẻ em Nhật Bản thích thú ra sao trước robot Asimo.
Masatoshi Ishikawa, một giáo sư người máy tại trường đại học Tokyo, có một cách giải thích khác nữa. Ông cho rằng có ảnh hưởng từ niềm tin tôn giáo. Trong khi các tôn giáo độc thần của phương Tây khó khăn khi chấp nhận việc có một "cơ thể phi hữu cơ", một vật thể mang hình hài con người và có trí thông minh, thì các tôn giáo tâm linh của phương Đông lại thấy dễ dàng hơn khi tin rằng robot có thể có một tinh thần riêng biệt.
"Tâm trí tôn giáo Nhật Bản có thể dễ dàng chấp nhận loại máy móc như robot tồn tại",ông nói. "Chúng tôi coi họ như bạn bè và tin rằng họ có thể giúp con người".
Giáo sư Ishikawa nói rằng có hai loại robot: loại làm công việc của con người và loại giúp con người tăng hiệu suất. Chúng ta đã nghe quá nhiều về loại robot đầu tiên và quá ít về loại thứ hai. Vì người rô bốt không bao giờ phàn nàn, nên chúng có thể giúp con người đối phó với những công việc liên quan đến sự bẩn thỉu, mất vệ sinh, những việc tay chân nặng nhọc và những việc nguy hiểm. Những quốc gia có mức độ sử dụng robot cao nhất có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất.
Điều này cho thấy những nền kinh tế mạnh của châu Á ngày càng sử dụng nhiều robot. Robot đang giúp giải quyết một vấn đề nhân khẩu học cấp tính khi dân số xã hội nhanh chóng già đi. Một số xã hội châu Á thích sử dụng robot để bổ sung lực lượng lao động bị thu hẹp của họ, hơn là sử dụng người nhập cư. Điều đó ngụ ý rằng robot sẽ ngày càng được dùng nhiều hơn, không chỉ trong các nhà máy, mà còn cả trong các gia đình và bệnh viện, nơi chúng sẽ cần những khả năng khác nhau. Sự tương tác giữa con người và robot đang bùng nổ trên khắp thế giới.
Kaname Hayashi, người sáng lập và giám đốc điều hành của GrooveX, nói rằng một thế hệ robot thứ ba cần được sinh ra, để kết hợp phần cứng và phần mềm, tạo ra các robot hình người biết cảm nhận tình cảm.
Ông Hayashi, người đã giúp phát triển Pepper trong khi đang làm việc tại SoftBank, đang tạo ra một robot như vậy có tên là LOVOT (kết hợp giữa tình yêu (love) và robot) ở công ty mới thành lập của ông. "LOVOT không phải là một cơ thể sống nhưng nó giúp bạn bớt gánh nặng, khiến bạn cười, khiến bạn hạnh phúc. Nó làm trái tim bạn ấm áp".
"Chúng tôi muốn xây dựng mối quan hệ giữa con người và máy móc mà chúng tôi có thể tin tưởng",ông Hayashi nói.
Terah Lyons, giám đốc điều hành của hãng Partnership on AI, một tập đoàn công nghệ bao gồm các thành viên ở Mỹ và châu Á, cho thấy sự nhiệt tình của xã hội Nhật Bản đối với xu thế tự động hóa, tương phản hoàn toàn với nỗi "hoảng sợ đang lan rộng" khắp nước Mỹ. "Công nghệ không phải là định mệnh", Terah Lyons nói. Nó phụ thuộc lớn vào văn hóa chính trị và kinh doanh.
Chúng ta có sức mạnh để tạo ra những kết quả như mong muốn. Các xã hội phải vận dụng công nghệ theo những khát khao mà chúng ta muốn và nói cho robot biết phải làm gì.
" alt=""/>Châu Á đã học cách 'yêu' robot, và phương Tây nên học hỏi theo