Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu cho số lượng học sinh, sinh viên đông, ĐH Quốc gia Hà Nộitập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng bộ về quy hoạch các khu liên quan như giảng đường, khu nội trú, khu nghiên cứu, khu giáo dục thể chất, các khu hoạt động trải nghiệm…
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết cuối năm 2023, dự án đầu tư xây dựng Trường Quốc tế sẽ được khởi công với quy mô gần 13.000m2 sàn xây dựng; khu ký túc xá số 4 với hơn 5.000 chỗ ở cho sinh viên sẽ được hoàn thiện đưa vào sử dụng trong thời gian tới đây.
Dự kiến đến năm 2025, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ đón 15.000 người đến đây học tập, nghiên cứu.
“Siêu dự án” ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được Chính phủ phê duyệt năm 2003 với mục tiêu chính là xây dựng khu đô thị đại học hiện đại, tiên tiến bậc nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, dự án này cũng được kỳ vọng là bước ngoặt trong thực hiện Luật Thủ đô với quy định đưa các trường đại học ra ngoại thành.
'Siêu dự án' ĐH Quốc gia Hà Nội chính thức vận hành ở Hòa LạcSau gần 20 năm kể từ ngày khởi công xây dựng ở Hòa Lạc, hôm nay (19/5/2022), ĐH Quốc gia Hà Nội đã chính thức chuyển trụ sở đến cơ sở mới." alt=""/>Thêm 6.000 sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội chuyển lên Hòa Lạc học tậpĐiều này đồng nghĩa với việc giáo viên sẽ dạy học theo chương trình, không phải theo SGK. Ưu điểm của quan điểm này là khi đã dạy học theo chương trình, giá trị cao thấp và những bất cập trong SGK không cản trở quá nhiều đối với việc dạy học.
Vừa qua, tại buổi gặp gỡ với các giáo viên, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng một lần nữa nêu lại vấn đề này khi cho rằng các nhà giáo cần thay đổi quan niệm và cách sử dụng SGK.
Ông Sơn phân tích trong giai đoạn trước, chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào SGK. Nhưng sự thay đổi lớn của lần này là chương trình thống nhất toàn quốc, SGK là học liệu - cũng có thể là học liệu đặc biệt nhưng cần sử dụng SGK một cách chủ động, không lệ thuộc.
"Đó là công cụ và chúng ta sẵn sàng sử dụng các bộ SGK khác, các học liệu khác, sử dụng một cách linh hoạt, phát huy quyền chủ động".
Theo ông Nguyễn Kim Sơn nếu không thay đổi được cách tiếp cận về SGK, chúng ta không đạt được điểm đổi mới rất quan trọng.
Thực tế, hiện nay, tại một số cơ sở giáo dục cũng chủ động bám chương trình, sử dụng nguồn học liệu khá đa dạng, trong đó các bộ SGK chỉ là một phần của học liệu.
Ngoài ra, nhiều trường cũng cho phép giáo viên đưa ra cách thức, phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách linh hoạt, phù hợp với năng lực của học sinh.
Theo hiệu trưởng một trường THPT ở Hải Phòng, ông rất ủng hộ quan điểm SGK là học liệu và chúng ta có thể sử dụng một cách chủ động, không lệ thuộc.
“Đã là SGK kiến thức phải chuẩn, phù hợp. Nội dung trong SGK cũng không được quá hàn lâm, không gây tranh cãi nhiều về kiến thức.
Tôi ủng hộ quan điểm có thể dùng SGK như một học liệu và một cơ sở giáo dục có thể dùng nhiều bộ sách miễn là phù hợp với học sinh. Việc này, theo tôi tạo ra cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục, cạnh tranh về giá cả, chất lượng, nội dung, miễn là bám vào chuẩn vào khung chương trình chung".
Ở trường THPT này, giáo viên được phép bám chuẩn kiến thức của chương trình và tùy điều kiện và mức độ nhận thức của học sinh để xây dựng, thiết kế thêm nội dung dạy học, thậm chí điều chỉnh để phù hợp kiến thức kỹ năng của học sinh.
Vị hiệu trưởng lấy ví dụ: "Với một nội dung, trước kia giáo viên chỉ dạy 1 tiết nhưng nay có thể tăng lên 3 tiết. Bộ GD-ĐT cũng cho phép nhà trường có những điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp”.
Cụ thể hơn, ở môn Lịch sử, có trường cho học sinh học 1 tiết/ tuần, trường khác lại học 2 tiết/1 tuần. Bên cạnh đó, tùy từng nội dung, giáo viên bộ môn xây dựng học liệu riêng của tổ mình với sự phê duyệt thống nhất của tổ bộ môn cũng như nhà trường, mục tiêu là có bài giảng hấp dẫn, phù hợp.
Theo các nhà giáo, muốn làm được điều này cần tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội tiếp cận với các nguồn học liệu bản quyền tiên tiến. Giáo viên cũng được trải qua tập huấn, đào tạo về phương pháp giảng dạy để có thêm lựa chọn từ các nguồn học liệu đa dạng để thiết kế các hoạt động dạy học phong phú khác nhau.
Trao đổi với VietNamNet, bà Văn Liên Na - Phó Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho biết chương trình dạy học của trường theo hướng mở dựa trên khung năng lực và chuẩn của Bộ GD-ĐT.
"Khi chọn sách chúng tôi cũng không chọn một bộ, với mỗi môn học có thể lựa chọn những cuốn khác nhau ở những bộ sách khác nhau”, bà Na nói.
Bà Na cho biết thêm tùy theo từng bộ môn, các thầy cô có sự bàn bạc, thống nhất chọn bộ SGK nào. Ngoài ra, những lớp học sinh có năng lực học tập tốt, nhà trường cũng ủng hộ việc giáo viên biên soạn tài liệu riêng, điều kiện là có sự thống nhất trong tổ bộ môn.
“Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các nguồn học liệu, ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp dạy học khác nhau để đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất học sinh".
Theo bà Na, muốn các trường, giáo viên thay đổi phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, thay đổi thói quen lệ thuộc vào SGK, việc đổi mới thi cử cần mạnh mẽ hơn, có thể thi theo hướng mở ví dụ ở các kỳ thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp THPT...
Việc không hiểu đúng, theo ông Tuấn, có thể dẫn tới sự méo mó, lệch lạc. Bởi hiện nay phong trào học chứng chỉ IELTS đang đi sâu vào rất nhiều gia đình, vùng miền vì cho rằng IELTS sẽ trở thành “tấm hộ chiếu” hay “tấm vé thông hành”.
Vì thế, không ít phụ huynh đã đầu tư tiền bạc, thời gian cho loại chứng chỉ này mà bỏ qua việc trau dồi, phát triển các nền tảng khác. Trong khi đó, ông Tuấn cho rằng nền tảng của kiến thức chính là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
“Thực tế, không có quốc gia nào đặt việc học ngoại ngữ làm trọng tâm để phát triển khoa học cho đất nước. Nền tảng phát triển đất nước phải được bắt đầu từ các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Việc chạy theo tiếng Anh mà bỏ qua các lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác có thể gây hại cho quốc gia”, ông Tuấn nói.
Ngoài ra, việc các trường đẩy mạnh tuyển sinh bằng IELTS còn tạo ra sự bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo.
Thực tế ở các thành phố lớn hoặc những gia đình có điều kiện kinh tế tốt, việc đầu tư cho con luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ từ sớm thường dễ dàng hơn. Điều này sẽ không công bằng đối với thí sinh ở các vùng miền khó khăn, dù năng lực tư duy không hề thua kém, nhưng vì không có điều kiện tiếp cận với loại chứng chỉ này nên thiệt thòi khi tham gia xét tuyển.
“Đẩy mạnh các phương thức tuyển sinh bằng chứng chỉ IELTS sẽ tạo ra những lợi thế cho các bạn được đầu tư từ sớm. Những chỉ tiêu cho kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ là một “cánh cửa hẹp” cho những thí sinh còn lại.
Điều này giống như câu chuyện tuyển sinh vừa qua, có những thí sinh điểm cao chót vót, nhưng vì chỉ tiêu tuyển sinh theo kết quả thi tốt nghiệp THPT quá ít nên điểm chuẩn cao, dẫn tới không đỗ vào ngành mong muốn”.
IELTS chỉ nên là tiêu chỉ cộng điểm cho sinh viên ngành ngôn ngữ
Theo thầy giáo Đặng Minh Tuấn, cần phải xem xét lại việc dùng IELTS thay thế cho bài thi tốt nghiệp THPT. Không nên có bất kỳ sự đặc cách nào bởi việc quy đổi sẽ tạo ra phong trào.
Thay vào đó, chứng chỉ IELTS chỉ nên là một tiêu chí để cộng điểm chứ không phải “tấm vé thông hành”. Đối tượng cộng điểm cũng nên khu trú lại, khuyến khích với những bạn đăng ký vào các ngành nghề liên quan phải sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh.
“Thực tế ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đều có hệ thống thi cử căng thẳng để tuyển chọn nhân tài, nhưng chưa bao giờ sử dụng tiếng Anh làm tiêu chí để xét tuyển”, ông Tuấn nói.
Ngoài ra theo ông Tuấn, cần phải phát triển các bài kiểm tra quốc nội để đánh giá học sinh thay vì phải mượn những đánh giá bên ngoài.
“Bài thi IELTS vốn rất đắt; việc ôn luyện cũng tốn kém vô cùng. Nhưng nguồn tiền ấy không phải cho Việt Nam mà đổ vào các tổ chức đánh giá quốc tế, từ đó, gây ra thất thoát về tài chính cũng như sự lãng phí không đáng có”.
Ông Tuấn đề xuất, Bộ GD-ĐT có thể tổ chức một kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ với các tiêu chí phù hợp với giáo dục Việt Nam – một kỳ thi riêng giống như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hay TP.HCM vẫn đang làm rất tốt. Đánh giá năng lực của người học nhưng phải phụ thuộc vào một kỳ thi bên ngoài vốn không phải là tiêu chí cho nền giáo dục của toàn dân.
“Tóm lại, IELTS chỉ phản ánh kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong thời gian ngắn hạn, do đó, cần nhanh chóng trả IELTS về đúng vị trí, vai trò của mình”, ông Tuấn nói.