Nữ giảng viên chia sẻ, giáo trình được sử dụng trong khóa học vừa được cập nhật trong năm nay, đồng thời cũng được thiết kế sao cho phù hợp nhất với những sinh viên trong lớp. Đối tượng sinh viên tham gia lớp học này hầu hết đều là người Mỹ gốc Việt hoặc những sinh viên nước ngoài có hứng thú và mong muốn tìm hiểu về tiếng Việt.“Các sinh viên đều mong muốn tìm hiểu về cội nguồn, văn hóa Việt Nam, đồng thời có thể trò chuyện được với những người trong gia đình mình. Vì vậy, tôi muốn lớp học của mình không chỉ nói về ngôn ngữ. Ở đó, sinh viên còn có thể bàn về văn hóa, cách ứng xử, suy nghĩ của người Việt Nam hay thảo luận về văn hóa, phong tục của người Việt.
Tôi rất vui vì sinh viên có thể chọn học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác, nhưng các em lại quyết định đăng ký học tiếng mẹ đẻ”.
Là một người Mỹ gốc Việt, Nguyễn Cẩm My (23 tuổi, sinh viên Đại học Princeton) chia sẻ, nguồn gốc xuất thân chính là động lực mạnh mẽ khiến My theo đuổi ngôn ngữ này.
“Cả bố và mẹ tôi đều sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Vì vậy, tôi muốn được kết nối nhiều hơn với văn hóa, di sản và con người Việt Nam. Tôi nghĩ đó là trải nghiệm rất tuyệt vời”, My nói.
Trước đó, một số sinh viên đã liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Princeton (PCLS) để ủng hộ việc giảng dạy tiếng Việt trong trường đại học. Sau đó, PCLS hứa sẽ “có những trao đổi với các đối tác” để xây dựng chương trình giảng dạy ngôn ngữ này.
“Cùng lúc ấy, Đại học Brown cũng đã thiết lập một khóa học về Ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời đồng ý sẽ hợp tác liên kết đào tạo với Đại học Princeton”, đại diện Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Princeton cho hay.
Hiện tại, khóa học này thuộc khoa Nghiên cứu Đông Á (EAS), nhưng chủ nhiệm khoa - GS. Anna Shields cho biết: “Hiện tại, nguồn lực của chúng tôi đang tập trung vào các ngôn ngữ như tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Hàn. Vì thế, mức độ quan tâm của học sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định liệu tiếng Việt có được tiếp tục đưa vào giảng dạy trong học kỳ mùa xuân và mở rộng qua năm học sau hay không”.
Đại học Brown được biết tới là ngôi trường thuộc khối Ivy League. Theo THE Ranking 2022, Đại học Brown đứng thứ 64 trong số các trường đại học tốt nhất thế giới. Cùng thuộc khối Ivy League, Đại học Princeton đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng này.
Thời Vũ(Theo The Daily Princetonian)
Chàng trai khiếm thị Thái Lan tự “mò đường” đến Việt Nam để học tiếng Việt
Người nước ngoài học tiếng Việt đã khó, nhưng với những người khiếm thị như Aun, việc học còn khó khăn hơn gấp bội. Hành trình đến với mảnh đất Việt Nam của Aun là một câu chuyện đẹp và đầy phi thường.
" alt=""/>Lần đầu tiên tiếng Việt được dạy tại 2 trường đại học hàng đầu thế giới