Ngày 13/4 tới đây,̉mầmnonđihọclàcầnthiếtcóthểthựchiệnsớmhơaff cup trẻ em mầm non toàn TP Hà Nội sẽ được đi học trực tiếp. Thông tin này khiến nhiều phụ huynh vui mừng, giải tỏa được áp lực sau kỳ nghỉ dài chưa từng có vì Covid-19 của các con. Tuy nhiên, một số cha mẹ cũng bày tỏ lo lắng về vấn đề làm thể nào bảo đảm an toàn cho con, vì trẻ mầm non ăn chung, ngủ chung và còn quá nhỏ để có thể chấp hành các hướng dẫn phòng dịch. Bên cạnh đó, trẻ mầm non cũng chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19 như trẻ lớn. Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cho rằng, ở thời điểm này khi Omicron là chủng lưu hành chính, đa số người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng nếu như không có bệnh nền nặng. Với trẻ nhỏ, các diễn tiến bệnh thậm chí còn nhẹ hơn. Thống kê ở cả thế giới và Việt Nam đều cho thấy, tỷ lệ trẻ nhỏ bị lây nhiễm và diễn tiến nặng đều thấp hơn so với người lớn. Trong khi đó, đi học là nhu cầu chính đáng, là quyền lợi của trẻ. Nếu để trẻ ở nhà thời gian dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc học hành và sự phát triển, không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài. Ngoài ra, việc trẻ mầm non không được đi học trực tiếp cũng ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế xã hội khác: bố mẹ phải nghỉ việc ở nhà trông con, thầy cô phải đi làm việc khác để kiếm sống,… “Với tình hình hiện nay, chúng ta không nên lo lắng quá mà không cho bé đi học, sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy”, PGS Hùng nêu quan điểm. PGS cho rằng để phòng ngừa Covid-19 cho bé khi tới trường, gia đình và thầy cô trước tiên cần cố gắng đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh lây mầm bệnh sang các bé. Nên hạn chế để trẻ đến những nơi đông người; khử khuẩn bề mặt, vệ sinh sạch sẽ, giữ thông thoáng khu vực ngủ nghỉ, vui chơi của bé. Ngoài ra, hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng, nhắc bé rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi vui chơi,… Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, nuôi dưỡng và chăm sóc thật tốt để bé có sức đề kháng tốt. Nếu bản thân trẻ hoặc thành viên khác trong gia đình có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19, nên cho trẻ nghỉ ở nhà. Đồng quan điểm trên, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định, không nên chờ đợi việc tiêm vắc xin rồi mới cho trẻ đến trường. Việc để trẻ mầm non đi học trở lại là vô cùng cần thiết, đáng ra có thể thực hiện từ lâu, không cần chờ đến thời điểm này. Theo PGS Phu, trẻ em không được đến trường trong một thời gian dài sẽ gây ra các khiếm khuyết về cả thể chất lẫn tinh thần khi các em không được tương tác với bạn bè, thầy cô, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài, thậm chí, khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm, bệnh không lây nhiễm... Phần lớn trẻ em nhiễm Covid-19 thường có triệu chứng nhẹ, nếu so sánh giữa lợi ích và rủi ro thì cần cho trẻ đi học . Ông Phu cho rằng vừa qua, trẻ em ở nhà dương tính SARS-CoV-2 rất nhiều vì chúng ta nới lỏng các hoạt động, số ca nhiễm trong cộng đồng cao, người lớn mắc bệnh lây sang cho trẻ. Nếu đến trường nhưng thực hiện các biện pháp phòng dịch tốt, có tổ chức, nguy cơ lây nhiễm chưa chắc cao hơn ở nhà. Theo ông, để đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non khi đi học, ngoài việc tổ chức và thực hiện tốt quy định phòng chống dịch của Chính phủ, của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn cần sự phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và cơ quan y tế. Nhà trường nên bố trí các em theo nhóm, lớp và cho ăn riêng, ngủ riêng, tốt nhất không để các nhóm tiếp xúc với nhau. Như vậy, khi một nhóm có trẻ dương tính SARS-CoV-2 sẽ dễ dàng xử lý, không ảnh hưởng tới nhóm khác. Khi có trẻ F0, gia đình cho cháu nghỉ học, báo ngay với nhà trường để theo dõi sức khỏe những cháu cùng lớp, nếu thấy xuất hiện sốt, ho, khó thở,… thì cũng cho các trẻ này nghỉ. PGS Phu cũng nhấn mạnh việc tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm phòng, từ tiêm vắc xin Covid-19 cho người lớn trong nhà, tiêm mũi tăng cường cho người cao tuổi đến tiêm phòng cho các nhân viên trường học và trẻ nhỏ. Nguyễn Liên |