Ngoài ra, chính quyền tỉnh cũng gợi ý đối tượng từ 12-15 tuổi không được phép sử dụng điện thoại thông minh sau 21h. Người từ 15-18 tuổi được gia hạn chơi game đến 22h. Tuy nhiên, sắc lệnh lại có "lỗ hổng" khi những quy tắc này đều dựa trên tinh thần hướng dẫn, chưa có cơ chế ép buộc thực thi.
Sau khi sắc lệnh được công bố, nam thanh niên Wataru 17 tuổi đã phát động chiến dịch gây quỹ cho vụ kiện đòi "quyền lợi" được chơi điện tử. Cậu lợi dụng "sơ hở" trong điều luật trên và sự trợ giúp của mẹ với một luật sư để chống đối lại sắc lệnh này.
Việc giới hạn giờ chơi game trong các sắc lệnh được ban hành là "không có bằng chứng khoa học", nam thiếu niên này lập luận.
"Chính quyền cho rằng chơi điện tử là nguyên nhân của việc trốn học và nghiện game. Tuy nhiên, người trốn học có thể ảnh hưởng bởi các vấn đề khác ở trường và chơi điện tử có thể giúp họ giải thoát khỏi những rắc rối", anh nói thêm.
Tưởng chừng câu chuyện phản đối sắc lệnh này chỉ có mình Wataru đứng lên "chống lại", nhưng không ngờ gần 600 người đã ký vào một bản kiến nghị phản đối sắc lệnh trên vào đầu tháng 1 năm nay.
Trái với sự phản đối của thiếu niên, sắc lệnh lại thu hút sự ủng hộ từ cộng đồng và đã thông qua Hội đồng tỉnh Kagawa vào tháng 3. Sắc lệnh khiến địa phương này trở thành tỉnh đầu tiên của Nhật Bản áp dụng lệnh giới hạn trẻ em chơi điện tử và smartphone.
Tomoshi Sakka, luật sư của Wataru cho rằng sắc lệnh này đã vi phạm cam kết của Hiến pháp ở việc đảm bảo quyền tự quyết. Ngoài ra, các thanh thiếu niên Nhật Bản cũng cho rằng những điều luật đó đang hạn chế quyền vui chơi của trẻ em.
Theo GenK
" alt=""/>Chuyện thật như đùa: Nam thanh niên 17 tuổi kiện cả tỉnh vì bị… giới hạn giờ chơi game!Tính năng Screen pinning trên Android là gì?
Đúng như tên gọi Screen pinning (Ghim màn hình) là tính năng cho phép bạn khóa màn hình smartphone Android ở màn hình của một ứng dụng nhất định. Nhờ vậy, người khác không thể truy cập vào ứng dụng hoặc dữ liệu khác trừ khi họ có mật khẩu mở khóa thiết bị.
Screen pinning tương thích với hầu hết các thiết bị chạy Android từ 7.0 trở lên.
Cách kích hoạt Screen pinning trên điện thoại Android
Lưu ý: Hướng dẫn dưới đây được thực hiện trên smartphone Pixel 2 chạy Android 11 Beta. Tùy vào thiết bị và phiên bản hệ điều hành bạn đang sử dụng, tên và vị trí các cài đặt có thể khác.
Bước 1: Mở ứng dụng Settings (Cài đặt) trên điện thoại Android, sau đó chọn Security (Bảo mật). Ở màn hình tiếp theo, bạn di chuyển xuống gần dưới cùng của trang, rồi chọn Advanced (Nâng cao).
![]() |
Bước 2: Chọn Screen pinning (Ghim màn hình), và bật công tắt nằm bên cạnh tùy chọn cùng tên.
![]() |
Cách sử dụng Screen pinning trên smartphone Android
Bước 1: Mở ứng dụng bạn muốn ghim cho trẻ nhỏ hoặc người khác sử dụng.
Bước 2: Mở màn hình đa nhiệm, sau đó bấm và giữ lên logo của ứng dụng bạn muốn ghim.
Bước 3: Chọn tùy chọn Pin (Ghim) từ trình đơn xổ xuống.
Bước 4: Bạn sẽ thấy thông báo nói rằng tính năng Screen pinning đã được kích hoạt.
![]() |
Bước 5: Để bỏ ghim ứng dụng, bạn vuốt lên trên từ cạnh dưới cùng của màn hình và giữ trong giây lát để khóa màn hình. Sau khi màn hình bị khóa, bạn chỉ cần nhập mã PIN để mở khóa thiết bị. Thao tác này cũng sẽ bỏ ghim ứng dụng.
Ca Tiếu (theo Gadgets to use)
Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách cài đặt video yêu thích trên TikTok làm hình nền cho điện thoại iPhone và Android.
" alt=""/>Cách bảo vệ dữ liệu khi cho người khác mượn điện thoạiLê Văn Mến (An Giang) đã phải vật lộn với căn bệnh quái ác không rõ căn nguyên. Hơn 15 năm cuộc đời, anh Mến sống trong hình hài của một con người nhưng lại mang một gương mặt biến dạng.
Khoảng thời gian 15 năm mắc bệnh, anh Mến luôn nỗ lực không ngừng để tìm phương pháp chữa trị. Tuy nhiên, bệnh tình không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn.
![]() |
Gương mặt chảy xệ của anh Mến khiến anh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống |
Tưởng chừng như giấc mơ tìm lại gương mặt của anh đã tắt, anh đã biết đến chương trình Nhan sắc mới - Khởi đầu mới và gặp được TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung, cuộc gặp gỡ định mệnh đã cho anh niềm hi vọng sau 15 năm bị chối từ.
![]() |
TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung là người duy nhất tiếp nhận anh giữa hàng trăm lời từ chối |
"Tôi từng chứng kiến nhiều căn bệnh lạ, nhưng thật sự sốc và nhói đau khi nhìn thấy Mến. Tôi không chắc sẽ trả về gương mặt bình thường cho em, bởi căn bệnh này quá khó, rất nhiều nơi từ chối điều trị. Tôi chỉ chắc chắn một điều rằng sẽ kết nối với các chuyên gia trong và ngoài nước, cố gắng giúp em tốt nhất có thể". BS. Tú Dung chia sẻ khi được hỏi vì sao lại tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân đặc biệt này.
Từ đây hành trình tìm lại cuộc sống cho anh Mến bắt đầu.
Hàng loạt thách thức trong quá trình điều trị
Xuyên suốt quá trình điều trị, rất nhiều giả thuyết quan trọng được BS. Tú Dung đặt ra. TS.BS Tú Dung cho biết, phẫu thuật tái tạo gương mặt chảy xệ cho anh Mến là một thách thức cho bác sĩ tạo hình.
Dựa trên kết quả CT 3D, BS. Tú Dung chẩn đoán cấu trúc xương hàm của anh Mến vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên thành xương hàm và hai bên gò má lại to và dày hơn bình thường. Kết quả này đặt ra một giả thuyết liệu đây có phải là triệu chứng phì đại toàn bộ vùng cơ mặt?
Về kết quả phim MRI giúp đánh giá được cấu trúc sọ mặt, cấu trúc não và toàn bộ vùng mô mềm trên mặt. Kết quả cho thấy, anh Mến bị viêm xoang bướm, có khả năng mắc u sợi dưới da. Điều may mắn chính là không phát hiện khối u nào, không có tổn thương nhu mô não mặc dù các mô mềm trên mặt lại bị phù nề rất căng, gây viêm mô tổn thương nghiêm trọng đến dây thần kinh số V và VII. Điều này đã ảnh hưởng đến vùng hai bên mặt làm teo cơ, khiến chức năng dẫn truyền của cơ mặt bị liệt hoàn toàn.
![]() |
BS. Tú Dung nghiên cứu kết quả chụp CT3D của anh Mến |
Tính đến hiện tại, anh Mến đã thực hiện hơn 20 loại xét nghiệm chuyên sâu khác nhau nhằm xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Quan trọng nhất vẫn là kết quả xét nghiệm từ những mô bệnh phẩm sau cuộc phẫu thuật sinh thiết vừa rồi. Đây là điểm mấu chốt để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
![]() |
Vẫn chưa có kết luận rõ ràng dựa trên những mô bệnh phẩm được lấy từ gương mặt anh Mến |
Sau khi gửi các mẫu sinh thiết đến các cơ sở y tế để kiểm tra, kết quả vẫn đang là một ẩn số.
BS. Tú Dung cho biết: “Với căn bệnh của Mến việc cần làm chắc chắn phải phẫu thuật. Thách thức lớn nhất trong phẫu thuật lần này chính là việc gây mê trước mổ. Tôi lo ngại việc gương mặt Mến quá dài, các mask gây mê không đủ độ lớn để thực hiện. Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, cần chia ra thành nhiều lần phẫu thuật, có thể lên tới 4 - 5 lần để giảm thiểu nguy cơ tử vùng mặt dẫn đến tử vong”.
![]() |
Trước mắt TS.BS Tú Dung sẽ tiếp tục tổng hợp hồ sơ, hội chuẩn thêm cùng các chuyên gia trong và ngoài nước để đưa ra giải pháp cuối cùng |
Mong rằng kỳ tích sẽ sớm xảy đến với anh Mến cũng như ekip Bệnh viện JW để những cố gắng không ngừng nghỉ của TS.BS Tú Dung sẽ được đền đáp xứng đáng!
Xem chi tiết tại: https://thammyhanquoc.vn/phau-thuat-sinh-thiet.html
Ngọc Minh
" alt=""/>Tìm cách tái tạo gương mặt một bệnh nhân bị bệnh hiếm gặp