Biến cố bất ngờ của một gia đình người La HủGia đình anh Vàng Hà Xá - dân tộc thiểu số La Hủ sống tại huyện Mường Tè - một huyện vùng cao biên giới có địa hình hiểm trở, một trong những nơi nghèo nhất Lai Châu, cách trung tâm thành phố khoảng 160 cây số đường đồi núi. Như bao người dân La Hủ, cuộc sống gia đình anh gắn liền với những triền núi cao, điều kiện sống và cơ sở vật chất thiếu thốn.
Vợ chồng anh Xá đều là cán bộ xã, thu nhập chủ yếu từ đồng lương công chức hàng tháng. Ngoài giờ làm, anh chị vẫn tham gia các công việc đồng áng để có thêm thu nhập. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng họ luôn nỗ lực dành dụm, tiết kiệm để lo cho tương lai của các con. Khi biết đến bảo hiểm nhân thọ như một giải pháp bảo vệ tài chính và tích lũy, vợ chồng anh đã tin tưởng và quyết định tham gia một hợp đồng bảo hiểm của Prudential cho người vợ, để nếu có rủi ro thì tương lai các con vẫn được đảm bảo.
 |
|
Không may, vợ anh Xá - chị Lò Ha Xó đột ngột mắc bệnh và qua đời. Căn nhà nhỏ trên sườn núi giờ cô quạnh hơn khi vắng bóng người mẹ, người vợ. Mất đi một trụ cột, gia đình anh lại chưa đủ điều kiện để nhận bảo hiểm xã hội, tài chính vốn đã khó khăn giờ lại thêm eo hẹp. Một mình anh Xá vừa gồng gánh việc gia đình, vừa phải chăm lo cho hai con nhỏ.
Vượt qua biến cố, viết tiếp ước mơ cho con
Cách nhà anh Xá hơn 100 km, các tư vấn viên (TVV) của Prudential tại TP. Lai Châu khi hay tin buồn từ gia đình anh Xá đã chủ động gửi lời động viên, đồng thời hướng dẫn anh hoàn tất các thủ tục để Prudential chi trả quyền lợi bảo hiểm cho gia đình anh.
Chị Phạm Thị Xuân Thanh - Giám đốc văn phòng Tổng đại lý Prudential tại Lai Châu - nhớ ngày gặp lại anh Xá; khi ấy anh đã khóc rất nhiều. Thấu hiểu nỗi lòng của anh Xá, chị Thanh tự nhủ phải làm tốt hơn vai trò của mình để hỗ trợ gia đình anh.
Chị Thanh cùng TTV trong nhóm đã trực tiếp làm việc với ngân hàng nông nghiệp địa phương - nơi cách trung tâm xã 20 km đường núi để giúp anh Xá hẹn lịch nhận chi trả, hỗ trợ các thủ tục giấy tờ. Đến ngày hẹn, chị lo lắng cho an toàn của anh khi cầm trong tay số tiền mặt đến 700 triệu đồng quyền lợi bảo hiểm nên đi cùng anh Xá đến ngân hàng. Với số tiền bảo hiểm nhận được, anh Xá đã có thể thay vợ báo hiếu bố mẹ và tiếp tục chăm lo cho các con. Nhờ vậy mà gánh nặng trên vai anh phần nào đã vơi đi.
Gánh trên vai trọng trách vừa làm cha, vừa làm mẹ, hơn bao giờ hết, anh Xá hiểu trách nhiệm của bản thân với gia đình và các con. Đi qua mất mát, anh lo nghĩ về tương lai nhiều hơn, những câu hỏi luôn canh cánh trong lòng anh là làm sao để các con đảm bảo được việc học, làm sao để tương lai vững vàng hơn.
Nhìn hai con thơ đang tuổi học tuổi lớn, anh dành hết tình yêu cho con và muốn bù đắp cả tình yêu thương của người mẹ. Sau khi bàn bạc cùng gia đình, anh đã tham gia thêm gói bảo hiểm nhân thọ nữa với niềm tin rằng giải pháp bảo vệ tài chính của Prudential sẽ là lá chắn cho ba bố con trước những rủi ro của cuộc sống.
Câu chuyện của anh Xá làm cho bảo hiểm trở nên gần gũi hơn với những người dân vùng núi huyện Mường Tè - Lai Châu không chỉ bởi đây là một giải pháp tài chính hiệu quả, mà còn bởi ý nghĩa nhân văn và tình người được sẻ chia trong biến cố. Đây cũng là động lực để những TTV như chị Thanh thêm yêu công việc, gắn bó với con người và vùng đất nơi đây để giúp đồng bào La Hủ có cuộc sống ngày một ổn định và tương lai vững vàng hơn.
(Nguồn: Prudential)
" alt="Câu chuyện viết tiếp ước mơ cho con của người vùng cao"/>
Câu chuyện viết tiếp ước mơ cho con của người vùng cao
Tôi đang trong một mối quan hệ bế tắc với người cùng làng. Anh và tôi học chung lớp cấp 3 nhưng nảy sinh tình cảm sau khi tốt nghiệp.Năm đó, bố anh đột ngột qua đời lúc con trai vừa nhận giấy báo đỗ đại học. Trước khi mất, bố anh thế chấp nhà, vay nóng người ta 100 triệu để đầu tư thêm vào vườn ao chuồng, làm trang trại nhỏ. Mẹ anh gần như ngã quỵ khi chủ nợ đến đòi xiết nhà.
 |
Ảnh: B.N |
Gia cảnh khó khăn, anh định xé tờ giấy nhập học. Tôi đã động viên anh vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục giấc mơ lên giảng đường.
Tôi cũng đỗ Cao đẳng Sư phạm nhưng một lòng một dạ muốn giúp đỡ người yêu nên nói dối bố mẹ là bị trượt để đi làm nuôi anh ăn học.
Mẹ anh bán mảnh đất ngoài đầu làng trả hết nợ nhưng sức khỏe suy yếu, ruộng cũng bỏ không. Những năm anh học đại học, tôi là người chu cấp hoàn toàn.
Tôi lên thành phố thuê trọ, làm công nhân. Đồng lương bèo bọt nhưng tôi vẫn cố gắng gửi cho anh đủ tiền học phí, tiền sinh hoạt.
Một thời gian sau, tôi vay bạn 20 triệu, mở quán tạp hóa trong khu công nghiệp, bán dưa cà, mắm muối…
Công nhân trong khu lao động đến mua khá đông, thu nhập cũng dần cải thiện. Dần dần tôi thuê được mặt bằng lớn hơn, mở rộng thành đại lý bán thực phẩm.
Vì không muốn làm ảnh hưởng đến việc học tập của người yêu nên tôi ít khi đến trường anh. Cuối tuần, anh thu xếp về phòng trọ của tôi chơi.
Nhiều lần anh đi làm thêm, tôi liền khuyên anh nghỉ. Tôi mong anh chú tâm học hành. Cứ thế, chúng tôi đi qua những ngày giông bão, hi vọng vào tương lai tươi sáng.
Mặc dù hi sinh tất cả cho người yêu nhưng mẹ anh lại không ưa tôi. Bác luôn cho rằng, tôi bất tài nên bám anh.
Trong suy nghĩ của mẹ người yêu, con trai bà giỏi giang. Sau này anh nhất định phải có người vợ xứng đáng.
Bà ra sức ngăn cản, còn sang nhà mắng bố mẹ tôi không biết dạy con. Bố tôi thấy con gái mình bị coi thường liền khuyên: "Con chưa về làm dâu đã bị mang tiếng ác. Nếu cả hai cố đến với nhau, con cũng không hạnh phúc, đừng cố nữa con ơi".
Bố tôi còn nói, gia đình nghèo cho sạch, rách cho thơm. Cuộc sống dù thế nào cũng phải có liêm sỉ.
Tôi bất chấp lời can ngăn của bố, vẫn khăng khăng dệt mộng đẹp với anh. Bố mẹ tôi nói mãi cũng không thay đổi được gì, đành mặc kệ.
Người yêu tôi ra trường, được tập đoàn lớn mời về làm với mức lương cao. Mẹ anh mổ lợn, mời cả làng đến khao chỉ trừ nhà tôi.
Tôi bị đối xử tồi tệ đến thế nhưng vẫn không thể nào chia tay được anh. Lần nào tôi định chấm dứt, anh lại nắm tay, hứa sẽ thuyết phục mẹ.
Thời gian trôi đi, lời hứa như bong bóng xà phòng. Anh ra trường 3 năm, chúng tôi bàn tính chuyện hôn nhân. Mẹ anh càng phản ứng gay gắt.
Từ ngày có cô gái nhà giàu ở khu phố cổ Hà Nội theo đuổi anh, bà tìm cách vun vén cho anh với cô ấy, gọi cô ấy là con dâu tương lai trước mặt họ hàng.
Trước hành xử của mẹ mình, người yêu tôi cũng chỉ phản ứng yếu ớt, không có ứng xử rõ ràng.
Một lần, mẹ anh gặp mẹ tôi ngoài chợ. Hai bà cãi vã. Trong lúc nóng giận, mẹ tôi mắng gia đình anh vô ơn. "Con tôi không làm lụng nuôi con bà ăn học, thử hỏi có hôm nay không?".
Mọi người xung quanh bắt đầu xì xào, bàn tán. Mẹ anh khinh khỉnh bỏ đi.
Buổi tối, bà mang sang nhà tôi cọc tiền khoảng 100 triệu nói là tiền trả nợ tôi đã giúp anh mấy năm qua. Bà thề rằng, không bao giờ cho tôi bước chân vào cửa nhà bà làm dâu.
Bố tôi đau đớn, gọi cho con gái xin tôi buông tay anh ấy. Nếu không ông tự tử cho xong.
Giờ tôi căng thẳng quá. Tôi biết sống thế nào khi thiếu vắng anh ấy. Người yêu tôi cũng không đồng ý chia tay. Lần nào tôi nói chuyện, anh đều im lặng.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!

Ô sin mang bầu chạy trốn, ông chủ cố tình níu kéo và cái kết bất ngờ
Chị giúp việc “bỗng dưng” có bầu và tìm cách trốn khỏi nhà, nhưng chồng Hằng nằng nặc giữ chị ở lại.
" alt="Tâm sự của cô gái đau khổ vì bị mẹ người yêu coi thường"/>
Tâm sự của cô gái đau khổ vì bị mẹ người yêu coi thường