Theo Trung tâm CNTT, Bộ Giao thông Vận tải, trong năm nay, đơn vị đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác trong Bộ xây dựng, cung cấp thêm 130 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
Đến nay, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 4 đang được cung cấp cho người dân và doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Giao thông Vận tải tại địa chỉ dichvucong.mt.gov.vn đã là 264 dịch vụ, hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đủ điều kiện.
Cũng trong năm 2021, hệ thống dịch vụ công của Bộ Giao thông Vận tải đã tiếp nhận và xử lý 286.257 hồ sơ trực tuyến với hơn 150.000 doanh nghiệp tham gia. Số dịch vụ công trực tuyến trên tổng số thủ tục hành chính đạt tỷ lệ 70,6%, tăng khoảng 10% so với năm 2020. Trong đó, số dịch vụ có tỷ lệ phát sinh hồ sơ đạt 70,83%, tăng 21% so năm 2020; tỷ lệ hồ sơ thực hiện theo phương thức trực tuyến chiếm 52,11% tổng số hồ sơ thực hiện, tăng 8% so với năm ngoái.
Trung tâm CNTT cũng duy trì hệ thống CNTT Bộ Giao thông Vận tải tham gia Cơ chế một cửa quốc gia, cung cấp 87 thủ tục giải quyết phương tiện thực hiện nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh thông qua cảng biển, cảng đường thủy nội địa và cửa khẩu đường bộ. Năm 2021, hệ thống đã tiếp nhận và xử lý 209.049 hồ sơ trực tuyến, với hơn 17.000 doanh nghiệp tham gia.
70 bộ, tỉnh đã đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp online mức 4
Chỉ tiêu đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức 4 đã được Bộ TT&TT xác định là nhiệm vụ quan trọng cần đạt được để cơ bản hoàn thành xây dựng Chính phủ điện tử trong năm 2021, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển Chính phủ số.
Cũng vì thế, các tháng vừa qua, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Tin học hóa đã đồng hành, hướng dẫn, phối hợp với các bộ, ban ngành, địa phương để các cơ quan, đơn vị chỉ đạo quyết liệt, ưu tiên nguồn lực nhằm thực hiện thành công, đúng tiến độ kế hoạch cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 ngay trong năm 2021.
Đến giữa tháng 12/2021, cả nước đã có 70 bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức 4. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 trên tổng số dịch vụ công đủ điều kiện trung bình trên cả nước đã đạt 96%.
Thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ đạt 36,47%, giảm 1,35% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ này giảm, theo lý giải của Cục Tin học hóa, là do năm 2021 số lượng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 tăng cao, tăng 15.868 dịch vụ. Tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến đạt 29,80%, tăng 6,82% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong năm 2021, Bộ TT&TT đã tổ chức triển khai Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Đến giữa tháng 12/2021, nền tảng đã kết nối với 90 bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp; 5 cơ sở dữ liệu, 9 hệ thống thông tin.
Tổng giao dịch qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia trong năm 2021, tính đến ngày 22/11, là 98.473.730 giao dịch, vượt hơn 4,9 lần chi tiêu đề ra từ đầu năm 2021 là đạt 20 triệu giao dịch, gấp hơn 8,6 lần so với tổng giao dịch của năm 2020, gấp hơn 42 lần so với năm 2019. Hiện nay, hàng ngày có khoảng 270.000 giao dịch thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Cùng với đó, tính đến hết tháng 11/2021, đã có 63/63 địa phương hoàn thành kết nối thử nghiệm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác dịch vụ xác thực thông tin công dân.
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, những hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương bước đầu đã phát huy hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm; nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước theo hướng dữ liệu số; tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.
Vân Anh
Các bộ, ngành, địa phương trong quý III/2021 đã tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Tuy nhiên, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 đã được cung cấp vẫn còn khá xa mục tiêu cần hoàn thành năm nay.
" alt=""/>70 bộ, tỉnh đã đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp online mức 4Điểm chuẩn cụ thể từng trường:
STT | Trường THPT | Điểm chuẩn | Ghi chú |
1. | Chu Văn An | 54,5 | Tiếng Nhật: 52,0 |
2. | Phan Đình Phùng | 51,5 |
|
3. | Phạm Hồng Thái | 49,0 |
|
4. | Nguyễn Trãi - Ba Đình | 48,0 |
|
5. | Tây Hồ | 45,0 |
|
6. | Thăng Long | 53,5 |
|
7. | Việt Đức | 51,5 | Tiếng Nhật: 46,0 |
8. | Trần Phú - Hoàn Kiếm | 51,0 |
|
9. | Trần Nhân Tông | 49,5 | Tiếng Pháp: 40,5 |
10. | Đoàn Kết - Hai Bà Trưng | 48,0 |
|
11. | Kim Liên | 52,0 | Tiếng Nhật: 45,5 |
12. | Yên Hoà | 52,5 |
|
13. | Lê Quý Đôn - Đống Đa | 51,0 |
|
14. | Nhân Chính | 51,0 |
|
15. | Cầu Giấy | 49,5 |
|
16. | Quang Trung-Đống Đa | 47,5 |
|
17. | Đống Đa | 46,0 |
|
18. | Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân | 44,5 |
|
19. | Ngọc Hồi | 48,5 |
|
20. | Hoàng Văn Thụ | 41,5 |
|
21. | Việt Nam - Ba Lan | 42,0 |
|
22. | Trương Định | 41,5 | Tuyển NV3 khu vực 1,2,4:43,5 |
23. | Ngô Thì Nhậm | 40,5 |
|
24. | Nguyễn Gia Thiều | 52,0 |
|
25. | Cao Bá Quát- Gia Lâm | 44,0 |
|
26. | Lý Thường Kiệt | 48,0 |
|
27. | Yên Viên | 46,0 |
|
28. | Dương Xá | 44,0 |
|
29. | Nguyễn Văn Cừ | 41,5 |
|
30. | Thạch Bàn | 44,0 |
|
31. | Phúc Lợi | 40,5 | Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ tại THPT Lý Thường Kiệt |
32. | Liên Hà | 49,0 |
|
33. | Vân Nội | 42,5 |
|
34. | Mê Linh | 44,5 |
|
35. | Đông Anh | 44,0 |
|
36. | Cổ Loa | 45,5 |
|
37. | Sóc Sơn | 46,0 |
|
38. | Yên Lãng | 41,0 |
|
39. | Bắc Thăng Long | 41,0 |
|
40. | Đa Phúc | 43,5 |
|
41. | Trung Giã | 40,0 |
|
42. | Kim Anh | 39,0 |
|
43. | Xuân Giang | 39,5 |
|
44. | Tiền Phong | 37,0 |
|
45. | Minh Phú | 32,5 |
|
46. | Quang Minh | 31,0 |
|
47. | Tiến Thịnh | 28,5 |
|
48. | Tự Lập | 22,0 |
![]() |
Trình diễn văn nghệ và mục tiêu giáo dục
Ngày lễ hội bắt đầu bằng các màn biểu diễn của học sinh, tất cả học sinh từ mẫu giáo đến lớp 5 đều tham gia các tiết mục văn nghệ theo chủ đề, trước mặt đông đảo khán giả là người thân của các cháu. Năm nay, chủ đề biểu diễn là lịch sử, nội dung các tiết mục gắn liền với những câu chuyện được lưu giữ trong các viện bảo tàng, các lâu đài, các di tích lịch sử tại Pháp.
Mở đầu là màn trình diễn của các bé lớp mầm và lớp chồi với câu chuyện sinh hoạt của cộng đồng người tiền sử xa xưa, sau đó lần lượt là các tiết mục của các học sinh các lớp lớn hơn.
Các màn trình diễn luôn là tập thể, thường là theo đơn vị lớp, cũng có khi kết hợp toàn trường. Các tiết mục của từng lớp khác nhau nhưng lại được nối kết với nhau trong một câu chuyện kể chung. Trong hàng chục lần lễ hội nhà trường mà tôi đã tham dự, chưa thấy một tiết mục cá nhân hoặc nhóm nhỏ nào được trình diễn trên sân khấu.
Tất cả học sinh đều là “diễn viên”, cô – trò đã chuẩn bị các tiết mục này từ trước và những sinh hoạt này nằm trong chương trình giáo dục của nhà trường. Mục tiêu của những trình diễn không hề là để lấy thành tích điểm số, hay cạnh tranh giữa các cá nhân hay lớp học trong các phong trào thi đua như chúng ta thường thấy được tổ chức ở VN, mà là giáo dục các kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần hợp tác, và nhất là làm cho học sinh mạnh dạn trước đám đông.
Các phụ huynh chúng tôi chẳng ai đi xem văn nghệ để thưởng thức nghệ thuật do con cái mình trình diễn, cũng chẳng ai tranh luận về chất lượng của các tiết mục, mà đi để ủng hộ, khuyến khích các cháu, xem con cái mình tham gia thế nào với tập thể, các cháu đã trưởng thành thế nào thông qua những hoạt động trước mặt đám đông như thế.
Sau chương trình văn nghệ, mọi người ra sân của hội trường, các gia đình xếp hàng mua đồ ăn thức uống do hội phụ huynh tổ chức bán, ngày hội kéo dài tới cuối buổi chiều với đủ thứ trò chơi của trẻ con và người lớn.
Về mặt kinh phí, trong những sinh hoạt được hội phụ huynh tổ chức thế này (được tổ chức hai lần một năm học, một lần trước kỳ nghĩ Giáng sinh, một lần là bế giảng), thường là hội có lãi, số tiền hội thu được đủ để trang trải cho các hoạt động quanh năm, cũng như hỗ trợ những sinh hoạt liên quan đến học sinh khi cần thiết. Nói cách khác, đây là cách kiếm kinh phí cho quỹ hội.
Sự tham gia của người dân
![]() |
Tại Pháp, mà cụ thể là tại ngôi trường này, những hoạt động liên quan đến học sinh, đến nhà trường đều thu hút sự quan tâm của người dân một cách đặc biệt. Trong những lễ hội thế này, hoặc các buổi họp phụ huynh, hầu như không có phụ huynh nào vắng mặt. Họ đến để tìm hiểu và bàn bạc với giáo viên về cách thức phối hợp nhà trường – gia đình trong việc giáo dục con họ; họ tranh luận, góp ý một cách nhiệt tình vì họ ý thức rằng trường học không chỉ là nơi dạy các kiến thức và kỹ năng, mà còn là nơi “xã hội hoá giới trẻ”, đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh.
Mặt khác, sự tham gia nhiệt tình của các phụ huynh còn có một ý nghĩa khác, phản ánh một cơ chế, một môi trường xã hội dân chủ, trong đó các nhà lãnh đạo đã huy động được các hội nhóm dân sự, từng người dân đóng góp vào việc chung một cách tích cực. Tôi nghĩ, xã hội nói chung và giáo dục nói riêng sẽ luôn năng động và phát triển một cách hài hoà khi từng cá nhân cụ thể ý thức và chủ động tham gia vào việc chung như thế. Đơn giản là vì khi có nhiều sáng kiến được đóng góp và triển khai, sự thay đổi sẽ được thúc đẩy; mặt khác, khi có sự tranh luận, cọ xát các ý kiến, những điều không thích hợp sẽ được lược bỏ bớt và tạo ra sự cân bằng.
Một trong những vấn đề lớn của giáo dục VN hiện nay mà chúng tôi thấy rõ qua các nghiên cứu của mình là hệ thống đã làm “tê liệt” bên dưới, làm hạn chế sự đóng góp của các thành viên do cơ chế quản lý tập quyền gây ra. Một hệ thống mà các giáo viên chỉ là những người “thợ dạy” thụ động, không có quyền hành gì đáng kể trong nghề nghiệp, các phụ huynh lại càng không biết gì nhiều, không thể can thiệp vào những gì xảy ra với con cái mình tại trường học. Một hệ thống như thế sẽ khó thay đổi, khó phát triển vì nó không kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, thiếu nguồn cung các sáng kiến, không có khoảng trống cho những điều mới mẻ đến từ từng cá nhân được thể hiện, thiếu sự cọ xát, trao đổi giữa các chủ thể trong giáo dục để có thể thúc đẩy sự thay đổi ...
Tôi đã có dịp nói chuyện với nhiều phụ huynh ở VN, đa số họ đều cho biết, họ chỉ được kêu đến trong các buổi họp phụ huynh để nghe chuyện đóng các khoản tiền, để nghe con họ được mấy điểm, được xếp loại thế nào, chẳng ai hỏi ý kiến của họ về những điều xảy ra trong nhà trường như các chương trình sinh hoạt, hay nội dung chương trình giảng dạy. Có lẽ vì vậy, các phụ huynh chẳng mặn mà gì với việc họp phụ huynh, họ tham gia một cách chiếu lệ để nghe phổ biến hơn là để góp phần vào việc chung.
Tôi nghĩ, nếu tạo ra được môi trường và văn hoá dân chủ như ở Pháp, người Việt chúng ta cũng sẽ rất tích cực đóng góp và tham gia vào việc chung, nhất là những việc liên quan đến học hành của con cái họ vì tinh thần hiếu học, sự xem trọng sự học vốn đã là một truyền thống ở nước ta.